Thời gian đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 101 - 108)

L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H

3.3.2. Thời gian đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ.

Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự thụ cảm thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả.” [14; 323]. Nhƣ vậy thời gian là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm nghệ thuật, có lúc là dòng chảy liên tục, có khi bị ngắt quãng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Việc đi sâu tìm hiểu thời gian nghệ thuật sẽ giúp ta hiểu cách tƣ duy, khám phá hiện thực của nhà văn, hiểu sâu hơn hình tƣợng nghệ thuật. So với lọai hình tự sự, thời gian trong kịch đƣợc nhà văn gọi tên một

cách chính xác, cụ thể. Tuy nhiên từ thời gian hiện thực xã hội đến thời gian nghệ thuật cũng có sự khác biệt. Trong tác phẩm, thời gian có thể bị dồn nén, cách quãng phụ thuộc vào cách tổ chức, sắp xếp các lớp cảnh, các sự kiện, hành động. Trong tiểu mục này chúng tôi chủ yếu khảo sát thời gian văn bản, thời gian hành động của nhân vật trong sự đối sánh với kết cấu của từng vở.

Trƣớc cách mạng, kịch Nguyễn Huy Tƣởng khai thác đề tài lịch sử trong quá khứ, thời điểm phản ánh cách xa so với hiện tại. Cột đồng Mã Viện lấy dấu mốc là sau những năm 40, khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng thất thế. Việc định hình thời gian dựa vào nội dung chính của chuyện, tên gọi đất nƣớc là Giao Chỉ, kẻ xâm lƣợc là Mã Viện. “Từ ngày Hai Bà thất thế, Mã Viện dựng cột đồng này” (Lời của Khúc Việt, lớp 2, hồi I). Trong ba hồi của vở kịch, tác giả không nói cụ thể, chính xác ngày tháng năm diễn ra sự kiện mà thời gian mang tính ƣớc định:

Hồi I: Trời đã về chiều

Hồi II: Ban đêm

Hồi III: Một buổi sáng mùa hè

Thời gian của cốt truyện ngắn, phù hợp với dung lƣợng văn bản. Tuy nhiên hành động và diễn biến sự kiện khá phong phú, dồn đập:

Hồi I: Tái hiện cảnh Hùng Chi, Khúc Việt tập hợp lực lƣợng chuẩn bị phá cột đồng

Hồi II: Hùng Chi, Khúc Việt phá cột đồng, kế hoạch bị bại lộ

Hồi III: Hùng Chi, Khúc Việt bị giải sang Trung Quốc, cuộc chia tay nghẹn ngào của Hùng Chi với gia đình.

Chọn khung cảnh là nơi miền biên ải, thời điểm đƣợc tô đậm là ban đêm khiến cho hành động kịch thêm kịch tính, ngƣời đọc, ngƣời xem hồi hộp, bất ngờ. Hành động phá cột đồng của Hùng Chi, Khúc Việt rất dũng cảm nhƣng phải đối mặt với bao hiểm nguy rình rập: “Chà, cũng may mà đêm nay âm u, không có một bóng trăng sao; trời tựa nhƣ chúng ta nhỉ… Tôi cũng xin thú thực cùng bác, tôi không sợ đâu, nhƣng tôi thấy rợn rợn ngƣời. Có lẽ vì cảnh vật bao

la, tĩnh mịch quá” (lời Khúc Việt. Lớp 1, hồi II). Cả hồi II, tất cả hành động diễn ra trong bóng đêm, ngƣời đọc nhƣ nhận ra những điều chẳng lành sẽ ập tới số phận những ngƣời anh hùng. Cù Viên đã bán đứng họ. Cảnh Hùng Chi tiễn biệt gia đình trƣớc lúc bị đày sang xứ ngƣời diễn ra trong một buổi sáng mùa hè, không khí đƣợm màu bi ai nhƣng vẫn ánh lên niềm tin bất diệt: “Nó (cột đồng) chẳng mất vì tay chúng ta, rồi nó cũng mất vì gạch đá của dân gian” (lời Hùng Chi). Với lối kết cấu thời gian tuyến tính: Chiều -> Tối -> Sáng, vở kịch nhƣ thắp lên ánh sáng của niềm hy vọng vào ngày mai tốt đẹp vào sự hòa hiếu của hai dân tộc.

Mặc dù không xác định cụ thể thời gian nhƣng qua lời của tên lính (Vì hai chúng bay mà ông chậm về. Vợ con ông mong từ bốn năm trời đằng đẵng. Mày còn làm khổ ông đến bao giờ nữa?), cho thấy sự thống trị, hoành hành của bọn giặc đối với đất nƣớc ta. Sự có mặt của giặc trong một thời gian dài đồng nghĩa với nỗi căm hờn của và chí nguyện trả thù của nhân dân ngày càng sục sôi, chứng tỏ hành động của Hùng Chi, Khúc Việt là rất đáng ngợi ca, tự hào.

Cùng đề tài về lịch sử dân tộc, Vũ Như Tô lấy cảm hứng từ bi kịch cuộc đời của kiến trúc sƣ Vũ Nhƣ Tô. Câu chuyên xảy ra ở kinh thành Thăng Long những năm 1516 - 1517, yếu tố thời gian đƣợc tác giả gọi tên một cách cụ thể. Cuộc đời nghệ sĩ đích thực của nghệ sĩ Vũ Nhƣ Tô chỉ chảy trôi trong mƣời tháng, với nhịp hành động kịch hối hả, nhiều khoảng trống, nhiều lỗ hổng. Ở hồi III, chỉ dẫn sân khấu ghi: Nửa năm sau và trong lời của Phó Bảo, tác giả cũng dẫn lại: “Cứ thế này thì bao giờ xong. Công việc cứ nở ra. Nửa năm rồi mà chẳng đâu vào đâu cả. Đã xuân rồi mà mình chẳng biết xuân là gì nữa. Nhớ nhà quá!” (lớp 1, hồi III). Và hồi IV ghi: Bốn tháng sau. Một đêm hè. Những khoảng trống thời gian ấy chứa đựng biết bao sự biến động: hàng chục vạn thợ và phu, hàng ngàn voi chở gỗ từ Lào sang Thăng Long, hàng ngàn chuyến thuyền chở đá vƣợt biển Đông… Đọc những lớp kịch này, ngƣời đọc phải tƣởng tƣợng, xây dựng, bù đắp, lấp kín. Thời gian văn bản, thời gian xã hội khá dài trong khi đó thời gian hành động kịch, xung đột, mâu thuẫn diễn ra nhanh, bởi thời gian công

diễn có giới hạn. Nguyễn Huy Tƣởng đã lƣợc những quãng thời gian không cần thiết, tránh đƣợc sự lặp lại của hành động kịch, đảm bảo đƣợc quy luật phát triển khách quan. Sau nửa năm tiến hành, Đài cửu trùng dần dần hiện lên với dáng vẻ bề thế, nguy nga, đi đôi với nó là cảnh chết chóc, oán giận của thợ thuyền và nhân dân. Thời gian càng trôi đi, mối mâu thuẫn giữa triều đình, đứng đầu là vua Lê Tƣơng Dực với quần chúng nhân dân ngày càng gay gắt, bi kịch Vũ Nhƣ Tô và khát vọng xây Cửu trùng đài càng đƣợc đẩy lên cao và cuối cùng kết thúc bằng cái chết. Qua những đoạn đối thoại giữa Vũ Nhƣ Tô với nhà vua, với Thị Nhiên cùng lời bộc bạch của Thái tử Chiêm Thành, ngƣời đọc có thể hình dung về một kiểu thời gian ngoài văn bản, không chi phối trực tiếp đến hành động kịch.

Vũ Như Tô: - Trong suốt một năm đi trốn (lớp 9, hồi I).

………..

Lê Tương Dực: - Bao giờ xong?

Vũ Như Tô: - Độ năm năm. (lớp 9, hồi I).

………..

Thị Nhiên: - Thế độ bao giờ xây xong đài này?

Vũ Như Tô: - Năm năm, mƣời năm, mƣời lăm năm, hai mƣơi năm, ba mƣơi năm cũng có. (lớp 1, hồi II).

………

Vũ Như Tô: - Mƣời năm cứ cho là mƣời chuyến may ra thì đủ

Thái Tử: - Thế độ mấy năm?

Vũ Như Tô: - Độ hai năm

Thái Tử: - Hai năm. Thế thì còn lâu quá nhỉ!

Vũ Như Tô: - Điện hạ không lo. Trong hai năm thế nào điện hạ cũng đƣợc về

Thái tử: - Thế là tất cả năm năm, bao giờ cho tôi trông thấy đồn tháp nƣớc Hời?.

Đó là khoảng thời gian dự tính mà qua đó ngƣời đọc có thể thấy đƣợc sự kì công của Cửu trùng đài và những quan tâm của Vũ với công trình nghệ thuật này. Những quãng lặng trong kịch là do sự co giãn thời gian của nhà văn. Nguyễn Huy Tƣởng đã đảm bảo đƣợc tính lôgíc của hành động kịch, nhấn mạnh vào những giai đoạn cao trào của xung đột tạo đƣợc hiểu quả nghệ thuật. Thời gian tuyến tính theo nhịp chảy trôi của thời gian xã hội là đặc điểm trong kịch Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng.

Sau cách mạng, thời gian biên niên sử vẫn đƣợc phát huy. Thời gian hiện tại là thời gian chủ đạo giúp ngƣời đọc nhƣ đang đƣợc sống, đƣợc chứng kiến những sự kiện vừa mới xảy ra, tạo nên độ tin cậy, chân thực, tác động mạnh vào nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời xem. Bên cạnh đó sự hồi tƣởng quá khứ của một số nhân vật cũng tạo ra những chiều hƣớng phát triển của kịch bản, khắc họa rõ hơn tính cách nhân vật và bản chất của cuộc sống xã hội. Kịch Bắc Sơn

xảy ra khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1940 và đầu năm 1941, khoảng thời gian này làm nền tảng chung cho cả 5 hồi. Ở từng hồi, lớp, yếu tố thời gian biểu hiện qua những trạng ngữ:

Hồi II: Ánh hồng ban sáng ngoài ngọn núi

Hồi III: Một buổi chiều vần vụ trong khu núi. Trăng lên dần dần.

Hồi IV: Trong nhà thắp đèn.

Hồi V: Sáng dần dần.

Khoảng thời gian văn bản không dài nhƣng đầy ắp các sự kiện, nhân vật. Cách mạng - kháng chiến đòi hỏi những hành động quả cảm, tinh thần hăng say, quyết liệt. Vì thế các nhân vật trong vở hành động mau lẹ. Tuy nhiên, sự gấp giúp thời gian của hành động kịch khiến cho các hồi chƣa có sự cân xứng, nhất là hồi V. Ngay sau khi Bắc Sơn đƣợc công diễn, nhiều tờ báo lúc bấy giờ đã chỉ ra phần hạn chế đó: “Kết luận của vở kịch làm cho chúng ta thắc mắc vô cùng. Suốt vở, tác giả và đến cả những nhà dàn kịch nữa thành công trên những màn đầu bao nhiêu thì thất bại trút cả vào màn thứ V: Ngọc trông thấy Thơm, vợ mình đứng trong một khu rừng, ngạc nhiên rồi chất vấn. Khi bị vợ nhiếc mắng,

Ngọc thấy bực tức, giở súng ra bắn. Thơm bị đạn từ từ ngã gục xuống rồi lịm dần, vừa khi Ngọc bị bắn chết và rồi đấy Thơm từ từ lả trong tay Thái. Câu chuyện chỗ này đi nhanh quá , nhanh đến nỗi người xem không kịp theo nữa. Thơm lại bị chồng bắn một cách dã man chóng quá thế? Tác giả viết vở kịch này với tâm hồn của một nhà viết kịch quá mạnh làm cho vở kịch không có hậu nữa”6. Thời gian của hành động kịch nhanh hay chậm sẽ quy đinh đến nhịp phát triển của cả vở kịch, vì thế hành động kịch quá nhanh có thể phá vỡ quy luật lôgíc khách quan trong quá trình tiếp nhận.

Những trạng ngữ chỉ thời gian mang tính ƣớc định, vừa giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc khung cảnh nơi hành động diễn ra vừa giúp đạo diễn, diễn viên dàn dựng, bài trí khung cảnh phù hợp. Bắc Sơn đã tái hiện một cách cụ thể tinh thần cách mạng của đồng bào miền ngƣợc ngày đêm biểu tình, chống trả quyết liệt âm mƣu xâm lƣợc của kẻ thù. Thời gian nghệ thuật trong kịch bản gần gũi với thời gian đời thƣờng. Kịch Nguyễn Huy Tƣởng nảy sinh từ những câu hỏi đặt ra trong cuộc sống, từ hiện thực sinh động, phong phú của dân tộc. Trong những vở kịch viết sau cách mạng, dấu ấn thời gian lịch sử đƣợc tác giả ghi trang trọng trƣớc mỗi hồi, mỗi cảnh. Đặc biệt vở Những người ở lại, yếu tố thời gian đƣợc gọi tên chính xác: Kịch dễn ra tại Hà Nội, cuối đông 1946, giữa hè 1947.

Hồi I: Chiều 19/12/1946. Hồi 6h30

Hồi II: - Cảnh 1: Mười lăm hôm sau. Một buổi chiều 4/1/1947. Căn phòng mỗi lúc một tối.

Cảnh 2: Một tuần sau cảnh thứ nhất. Buổi chiều ngày 23 tháng chạp (14/1/1947). Đồng hồ điểm 4h.

Hồi III. Cảnh 1: Hơn một tháng sau. Đêm 17/2/1947. Đồng hồ gần 11h.

Cảnh 2: Sáu tháng sau. Một buổi chiều tháng tám âm u.

Thời gian trải dài khoảng 9 tháng, thời gian của hành động kịch có những khoảng trống, quãng lặng. Tính chân thực lịch sử đƣợc thể hiện qua việc mô tả thời gian, nhà văn ý thức rõ về thời gian lịch sử, về những bƣớc ngoặt của cuộc

chiến cũng nhƣ những thay đổi trong nhận thức của nhân vật. Chọn thời điểm những ngày áp tết, không khí kịch càng trở nên căng thẳng, đồng thời gợi ra những dƣ vị bâng khuâng. Sắp tết mà Hà Nội vẫn ngổn ngang, tang thƣơng, ngƣời ngƣời lo tản cƣ không còn tâm trí để nghĩ về tết. Nhƣng trong tâm hồn lãng mạn của chàng trai trƣờng Phan Chu Trinh thì nỗi nhớ chơi vơi về Hà Nội ngày xƣa, Hà Nội của hôm qua vẫn còn vẹn nguyên cảnh đầm ấm, tƣơi vui. Vậy mà trƣớc mắt anh lại là cảnh tƣởng hoàn toàn đối lập:

Kính: - Anh tƣởng tôi không buồn sao. Hăm ba tết rồi. Các chị ấy đang gói bánh, làm mứt làm sữa đậu nành thì lại phải ra. Dân chúng ra lại càng buồn. Họ ở đây thì còn không khí thủ đô. Họ ra thì thủ đô chỉ còn là một mặt trận.

Trong tâm trí Kính, Lan, hình ảnh thân thƣơng về những kỉ niệm tuổi học trò, về mái trƣờng, thầy cô nhƣ vẫn hiện diện trong đời sống hiện tại. Tiếng bom, tiếng đại bác của giặc không giết đƣợc những ƣớc mơ, khát vọng, những kí ức của một thời:

Lan: - Nhớ những ngọn đèn khi xƣa quá!

Quảng: Trƣớc đây tôi vẫn ƣa những phố râm hơn là những phố nhiều ánh sáng…

Những kí ức ấy càng làm nổi bật hình ảnh Hà Nội khốc liệt trong hiện thực, phản ánh tâm hồn trong sáng, thánh thiện của những chàng trai, cô gái Hà Nội hào hoa.

Thời gian hiện tại đan cài với thời gian quá khứ. Quá khứ êm đềm thơ mộng bao nhiêu thì hiện tại lại càng đau thƣơng, tráng lệ bấy nhiêu. “Đời chỉ đẹp khi chúng ta chiến đấu, chiến đấu để xây dựng lại mình, xây dựng lại xã hội” (lời của Sơn) [27; 324].

Xuất phát từ hiện tại, kịch Nguyễn Huy Tƣởng trở về với thời điểm khá xa để miêu tả, phản ánh, giúp ngƣời đọc hiểu sâu hơn truyền thống, đồng thời rút ra những bài học bổ ích để làm sáng tỏ những vẫn đề của hiện thực. Thời gian kịch Nguyễn Huy Tƣởng có sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, trong đó thời gian hiện tại là kiểu thời gian phổ biến, có khi chính xác đến từng giờ, từng ngày.

Điều đó tạo nên tính chân thực, giá trị lịch sử và sự gần gũi của tác phẩm kịch với đời sống của nhân dân lao động.

Nếu kịch Nguyễn Đình Thi “có những đột phá vào thế giới bên trong nhân vật”7, “giàu chất triết lí, hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn dụ, không dễ hiểu với khán giả bình dân. Thế giới kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu vết văn hóa cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ và tỏa sáng”8, thì kịch Nguyễn Huy Tƣởng lại hƣớng đến những xung đột gay gắt của đời sống chính trị, xã hội với những biến cố lớn mà ngƣời đọc dễ dàng hình dung khi nhìn vào tiến trình lịch sử dân tộc. Kịch Nguyễn Huy Tƣởng phản ánh một cách sinh động những mâu thuẫn xã hội: giữa ta và địch, sự sống và cái chết, tự do và nô lệ, chính nghĩa với gian tà. Đồng thời đi sâu lí giải những bi kịch của ngƣời trí thức trƣớc những đòi hỏi của hiện thực xã hội. Với ngôn ngữ đối thoại - hành động, chân thực, giản dị, lời độc thoại trữ tình sâu lắng, kiều không gian - thời gian lồng xếp, đan cài, tạo nên nét đặc trƣng, khác biệt giữa kịch Nguyễn Huy Tƣởng với sáng tác của các kịch gia cùng thời. Qua những trang kịch, ta thấy rõ tài năng, bút pháp sáng tạo của nhà viết kịch tài hoa, có kinh nghiệm trong việc tạo dựng xung đột, kết cấu, sử dụng ngôn từ, bài trí không gian, mang lại nhiều điều mới lạ, giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn bản thân, cuộc đời thông qua những áng văn chƣơng.

Kịch Nguyễn Huy Tƣởng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)