L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H
NGHỆ THUẬT KỊCH NGUYỄN HUY TƯỞNG
“Kịch không những là một nghệ thuật tổng hợp mà đúng hơn, một giao hưởng những nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu, sđd). Trong kịch có sự đan xen, hòa trộn của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nó là một cung đàn nhiều âm nhiều sắc. Kịch chỉ thực sự phát huy vai trò và bộc lộ rõ đặc trƣng của mình khi đƣợc trình diễn trên sân khấu. Tuy nhiên không phải kịch bản nào cũng đƣợc đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, nhạc công…chuyển thể. Từ kịch bản đến trình diễn là một quá trình không đơn giản, đạo diễn, diễn viên phải có những cách tân để vở kịch phù hợp với công chúng. Trong luận văn này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu kịch trình diễn mà đi sâu tìm hiểu những đặc trƣng thi pháp của thể loại dựa trên kịch bản của nhà văn, vì kịch bản là linh hồn (theo cách nói của Gôgôn), là
cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn. Không có kịch bản hay, dạo diễn và diễn viên không thể phụng dựng và tái hiện đƣợc những cảnh những màn kịch thú vị, xúc động. Trong kịch cổ điển, các nhà lí luận kịch (Aristote, Boileau) đƣa ra luật tam duy nhất làm kết cấu, đặc trƣng của kịch: thời gian (một ngày); địa điểm (một nơi); hành động (một hành động). Trải qua thời gian và thực tế sáng tác, những yếu tố này có sự thay đổi, nhà viết kịch mở rộng biên độ và phạm vi phản ánh khiến kịch trở nên phong phú, sinh động. GS. Đỗ Đức hiểu cho rằng: “Đặc trưng số một của kịch bản là đối thoại. Tác giả kịch bản kể một câu chuyện bằng lời nói của nhiều nhân vật, câu chuyện diễn biến nhanh với những sự cố liên tiếp và liên kết với nhau thành hành động kịch; kịch là đối thoại hành động, là sự bắt chước hành động của con người”[6; 10]. Đây là đặc trƣng dễ nhận biết và cũng là yếu tố chính để phân biệt kịch với những loại hình nghệ thuật khác. Còn theo cách định nghĩa của các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Kịch dược xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực…) những xung đột ấy được thể
hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật”[14; 167]. Nhƣ vậy kịch có sự hội tụ đầy đủ những yếu tố của một nghệ thuật tổng hợp, lấy ngôn ngữ làm cơ sở phản ánh những mâu thuẫn, xung đột của hành động, diễn ra trong những không, thời gian đa dạng.
Ở cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau. Kịch Nguyễn Huy Tƣởng chủ yếu thuộc thể bi kịch và chính kịch. Ở chƣơng này chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc trƣng kịch Nguyễn Huy Tƣởng trên các phƣơng diện: xung đột, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật để thấy đƣợc đặc điểm riêng độc đáo của kịch Nguyễn Huy Tƣởng với những cách tân, sáng tạo của nhà văn cho thể loại cũng nhƣ cho nền văn học dân tộc.