L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H
3.1.2. Xung đột giữa khát vọng cá nhân và hiện thực xã hội.
Xung đột này thƣờng đƣợc các nhà lí luận gọi là mâu thuẫn giữa cá nhân với hoàn cảnh. Thời đại nào cũng có những nhân vật rơi vào bi kịch éo le khi xã hội không hiểu đƣợc những khát vọng sáng tạo của họ. Trong Vũ Như Tô, chúng tôi gọi đó là xung đột, mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo cá nhân với hiện thực cuộc sống. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Xung đột giữa cái cao cả với cao cả làm nảy sinh cảm hứng bi kịch, xung đột giữa cái cao cả với cái thấp hèn thì là cảm hứng anh hùng”[ 14; 431]. Trong Vũ Như Tô có cả cái bi và cái hùng đan xen trong hình tƣợng nhân vật chính. Theo cách lí giải của GS. Đỗ Đức Hiểu: “Nguyên nhân thúc đẩy hành động kịch là những lực chuyển
động gặp gỡ nhau, bị cản trở, va chạm nhau tạo thành những xung đột kịch. Thi pháp hiện đại nhận định xung đột là những biểu hiện bên ngoài, bề mặt của những lực lượng bên trong, những lực này chuyển động tạo thành những mâu thuẫn trái chiều nhau, xung đột với nhau. Nó quyết định sự tiến triển của hành động, đồng thời nó chỉ rõ những mối quan hệ phức hợp giữa các lực, sự di chuyển của các lực ấy”[5; 22]. Dựa vào mô hình của A.J. Greimas, GS. Đỗ Đức Hiểu đã sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các lực lƣợng tƣơng quan trong kịch Vũ Nhƣ Tô nhƣ sau:
Nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng thấy đƣợc mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều ẩn sau tầng ngầm của “tảng băng trôi” với biết bao biến cố, xung đột cần đƣợc lí giải. Vũ Nhƣ Tô xuất hiện trong 5 hồi của vở kịch luôn đƣợc đặt trong những tình thế có thử thách. Là một kiến trúc sƣ có “tài trời”, mang trong mình ƣớc nguyện lớn lao “xây một lâu đài nguy nga tráng lệ cùng với vũ trụ trƣờng tồn”, một vị chỉ huy xây dựng quyết đoán nhƣ ông tƣớng cầm quân “kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu” và “quyết đánh tan hết những kẻ thoái chí”, một tổng công trình sƣ sống chết với công trình của mình: khi quân khởi loạn nổi lên tìm bắt chàng, Vũ Nhƣ Tô khảng khái nói “tôi sống với Cửu trùng đài, và chết cũng với Cửu trùng đài. Tôi không thể xa Cửu trùng đài một bƣớc, hồn tôi để cả đây thì tôi chạy đi đâu”. Mâu thuẫn, xung đột nảy sinh từ những lớp đầu tiên của hồi I. Vũ Nhƣ Tô kiên quyết không xây Cửu trùng đài cho Lê Tƣơng Dực mặc cho Lê
Nghệ thuật Cửu trùng đài Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Thị Nhiên, Thợ, Dân chúng Trịnh Duy Sản, Dân Chúng Vũ Như Tô, Đan Thiềm
Tƣơng Dực truy lùng ráo riết, thậm chí đe dọa sẽ chém đầu nếu trái lệnh. Trƣớc uy quyền của hôn quân, Vũ Nhƣ Tô khảng khái giữ vững khí tiết của ngƣời đạo nhân quân tử, không thể đem tài năng nghệ thuật phục vụ cho mục đích ăn chơi xa xỉ.
Trong mối quan hệ với Đan Thiềm, Vũ Nhƣ Tô đã gặp đƣợc tri âm, tri kỉ. Lời nói của Đan Thiềm đã lay chuyển ý định của Vũ. Niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật trong chàng bùng cháy. Đan Thiềm và Vũ Nhƣ Tô là những kẻ đồng bệnh, say mê nghệ thuật đến quên mình, bởi trong thâm tâm họ có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, muốn điểm tô cho non sông tòa đài hoa lệ sừng sững giữa trần gian. Xung đột kịch thực sự phát triển lên cao khi Cửu trùng đài đƣợc thực thi, đài càng lên cao thì mâu thuẫn giữa Vũ Nhƣ Tô với lực lƣợng phản loạn càng quyết liệt. Cửu trùng đài là công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, là bóng dáng, linh hồn của Vũ Nhƣ Tô. Nó không chỉ là của riêng chàng mà là của sông núi, quê hƣơng. Khát khao sáng tạo của kiến trúc sƣ họ Vũ thật đáng trân trọng, chỉ có điều nó đƣợc thực hiện trong bối cảnh mà lịch sử không cho phép. Mải mê với nghệ thuật, bị tiếng nói nghệ thuật cuốn hút, Vũ Nhƣ Tô đã không tính đến cuộc sống khốn khổ của ngƣời dân đang rên xiết dƣới Cửu trùng đài. Thợ thuyền, dân chúng và phe nổi loạn Trịnh Duy Sản đều kết tội Vũ Nhƣ Tô là ngƣời gây ra những thảm họa sƣu cao thuế nặng, mẹ mất con, vợ mất chồng, muôn dân lầm than, cơ cực…Vũ Nhƣ Tô bị đặt trong một gọng kìm không lối thoát. Giữa khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực cuộc sống không có mối dung hòa. Nếu không nhận lời xây Cửu trùng đài, Vũ Nhƣ Tô không thể thoát khỏi sự tàn sát của nhà vua, và khi nhận xât Cửu trùng đài, kết cục chàng cũng chết. Ngƣời nghệ sĩ lúc bấy giờ dƣờng nhƣ không có con đƣờng lựa chọn, chỉ vì “tài bao nhiêu, lụy bấy nhiêu”, hiện thực cuộc sống không có chỗ đứng cho nghệ thuật, cái đẹp bị chìm khuất, bị lợi dụng bởi những dục vọng tầm thƣờng. Cuộc sống khốn cùng vốn chịu nhiều đau khổ, khiến những ngƣời nông dân một nắng hai sƣơng chƣa tạo điều kiện cho nghệ thuật thăng hoa?. Tƣ tƣởng của Đan Thiềm
và Vũ Nhƣ Tô đã vƣợt tầm thời đại, họ hƣớng tới tƣơng lai, tới hậu thế mai sau mà vô tình lãng quên cuộc sống hiện thời.
Vũ Nhƣ Tô thấp thoáng bóng dáng những nhân vật cổ điển Pháp nhƣ Lơ Xít (Cooc - nây) với những giằng xé, mâu thuẫn nội tâm. Tuy vậy, nhân vật không cổ điển vì nó không phải là sản phẩm của lí trí, hành động theo lí trí. Vũ Nhƣ Tô là nhân vật lãng mạn, không cổ điển, không nêu gƣơng cho ai học cả. Mô hình kịch Vũ Như Tô giống nhƣ mô hình kịch cổ điển Pháp: Kịch chia làm 5 hồi, mỗi hồi nhiều cảnh, kể một câu chuyện với những chuyển động trái chiều nhau, biến diễn với những xung đột dữ dội dẫn đến kết thúc nhiều xác chết. Hồi I, mối xung đột giữa Vũ Nhƣ Tô và Lê Tƣơng Dực đi từ đối kháng đến dung hòa (nhờ tác động của Đan Thiềm), mƣợn tay vua Hồng Thuận để thực hành mộng lớn. Việc Vũ Nhƣ Tô chấp thuận xây Cửu trùng đài báo hiệu những mầm mống xung đột ở những hồi sau. Sức mạnh của tiếng nói nghệ thuật (đại diện là Đan Thiềm) có tác động vô cùng lớn, đánh thức con ngƣời nghệ sĩ trong Vũ Nhƣ Tô, mặc dù chàng ý thức rõ về tình thế đất nƣớc lúc bấy giờ. Ở hồi II, khát vọng của Vũ đƣợc thực thi, Đài cửu trùng dần dần đƣợc mọc lên với “móng thì phải đến âm ty, tƣờng thì cao tới mây xanh”, Đài cửu trùng đƣợc xây dựng thì cũng là lúc những tƣ tƣởng chống lại Vũ Nhƣ Tô bắt đầu nảy sinh. Trái với những mơ mộng của Vũ Nhƣ Tô là nguy cơ dân chúng nổi loạn.
Trịnh Duy Sản: - Xây Cửu trùng đài thì là một cái họa cho dân chúng.
Trịnh Duy Sản: - Xin cụ lớn xét lại cho, xây Cửu trùng đài thì loạn mất
Trịnh Duy Sản: - Từ ngày Hoàng thƣợng lên ngôi không nghĩ gì đến quần chúng, chỉ ăn tiêu xa xỉ, ngân khố hao mòn. Nay lại vẽ ra xây Cửu trùng đài…tiền lấy đâu ra? Lấy ở dân mà dân thì mƣời năm nay không mấy năm không mất mùa, đói kém quá thể, có nơi cả làng phải đi ăn mày, đƣờng cái đầy xác chết. Tình cảnh nhƣ thế mà lại tăng sƣu thuế, họ đóng góp làm sao”. (lớp 3, hồi II).
Nhƣ vậy Đài cửu trùng càng cao bao nhiêu, nỗi thống khổ của ngƣời dân tăng lên bấy nhiêu. Điều đó đẩy mâu thuẫn giữa nghệ thuật và đời sống lên đến
đỉnh điểm của sự căng thẳng. Sang hồi III, Vũ Nhƣ Tô vẫn đắm chìm trong khát vọng xây đài: “Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông, đài to nhƣ núi, bền nhƣ trăng sao”. Trong khi đó qua lời Trịnh Duy Sản, tình thế của nhân dân hết sức nguy kịch, giặc giã nổi lên khắp nơi.
Trịnh Duy Sản: - Vũ Nhƣ Tô đã bày vẽ ra Cửu trùng đài, hao tiền tốn của vì nó, sƣu cao thuế nặng vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã nhƣ ong là vì nó.
Vũ Nhƣ Tô bị quy tội, là tâm điểm hƣớng tới của Trịnh Duy Sản và bè lũ phản loạn. Bỏ ngoài tai những lời thị phi, Vũ Nhƣ Tô vẫn mải mê với giấc mộng lớn lao: “Đài cửu trùng cao vòi vọi, muôn phần tráng lệ. Đài chính ấy tôi sẽ đem hết tài ra tô điểm cho nó thành một nơi hoa lệ nhất đời. Đài ấy tôi sẽ đặt tên là đài Đan Thiềm” [27; 72]. Đến hồi IV, những ngƣời thợ thân thiết của Vũ nhƣ Phó Bảo, Phó Toét, Hai Quát dần dần rời bỏ Cửu trùng đài đi theo quân phản loạn. Trịnh Duy Sản tập hợp lực lƣợng chống lại triều đình. “Nguyên quận công khởi loạn. Quân sĩ, phu phen, thợ thuyền nổi lên theo hết cả. Thanh thế lớn lắm”. Và cho tới hồi V, Đan Thiềm thấy rõ tình hình bất lợi, khuyên Vũ Nhƣ Tô chạy trốn, nhƣng Cửu trùng đài đã níu bƣớc chân Vũ, làm Vũ lu mờ hiện thực xung quanh, để cuối cùng chết với Cửu trùng đài.
Ở những lớp cao trào của vở, khi mâu thuẫn đƣợc đẩy lên cao (giữa triều đình và quần chúng), ngƣời đọc đều bắt gặp cặp tài tử giai nhân Vũ Nhƣ Tô - Đan Thiềm say sƣa bàn về Cửu trùng đài với những lời ngợi ca trầm trồ, tán thƣởng. Cái đẹp của nghệ thuật đã đứng trên lợi ích của nhân dân mà những gì đi ngƣợc lại quyền lợi và không phục vụ cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đều không thể tồn tại. Vũ Nhƣ Tô là một nghệ sĩ, khát khao sáng tạo của chàng là chính đáng, rất đƣợc trân trọng, tôn thờ. Nhƣng trong bối cảnh đó, duy chỉ có Đan Thiềm là hiểu và cảm thông với số phận của ngƣời trí thức có tài, còn lại số đông đã hiểu sai, vô tình quy tội dẫn đến cái chết thƣơng tâm của ngƣời nghệ sĩ. Niềm đam mê sáng tạo đã vấp phải nhiều lực lƣợng cản trở. Lỗi ấy có một phần nguyên nhân trong chính bản thân Vũ khi tài năng không đƣợc
sử dụng đúng lúc, đồng thời do sự nông nổi của quần chúng vì những điều trƣớc mắt mà sẵn sàng lật đổ, thiêu rụi những gì mà mình vừa gây dựng nên.
Vũ Như Tô là tác phẩm tố cáo chế độ hôn quân bạo chúa, khảng định nghệ thuật chân chính không thể phục vụ và dung hòa với bạo lực, cƣờng quyền, nếu nghệ thuật đi ngƣợc lại quyền lợi của quần chúng là sa vào sự đổ vỡ, tuyệt vọng. Không có nghệ thuật thuần túy, ngƣời nghệ sĩ cần tỉnh táo trƣớc những những ngã rẽ cuộc đời, cần phải biết lựa chọn đối tƣợng phục vụ để nghệ thuật phát huy hiệu quả to lớn của mình. Nghệ thuật nảy nở trong đời sống của nhân dân lao động cần lao, vì nhân dân mà phục vụ; chỉ khi nào nghệ thuật nói đƣợc tiếng nói của của quần chúng, chứa đựng những giá trị nhân văn tốt đẹp, lúc ấy tác phẩm mới bất tử với thời gian. Nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nhƣ Tô, GS. Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Nguyên nhân sâu xa của việc dân chúng đốt phá Cửu trùng đài dẫn đến cái chết của Vũ Như Tô, chính là cuộc bạo loạn của Trịnh Duy Sản, và có thể nói những kẻ giết Vũ Như Tô cũng chính là Trịnh Duy Sản và bè lũ”[5; 30], còn theo nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cƣ: “Nhận định của GS. Đỗ Đức Hiểu làm nghèo đi rất nhiều nội dung tư tưởng của vở kịch. Theo lôgíc rất chặt chẽ của kịch bản thì ngược lại. Trịnh Duy Sản và bè lũ chỉ là công cụ của sự báo thù lịch sử, không có chúng thì sẽ có những người khác phá Cửu trùng đài và giết Vũ Như Tô. Sự bại vong của nhân vật này là không tránh khỏi” [37; 18]. Cái chết của Vũ Nhƣ Tô mang tính tất yếu, nó là bài học lớn tác động sâu sắc tới thế giới quan, quan điểm sáng tác của những nhà văn sau này: phải biết lựa chọn hƣớng đi đúng đắn cho nghệ thuật, biết dùng nghệ thuật cho việc cải tạo xã hội và “sáng tạo ra sự sống” (Hoài Thanh). Mâu thuẫn, xung đột giữa cá nhân và hoàn cảnh, giữa khát vọng sáng tạo cá nhân với thực tại là xung đột chính thúc đẩy hành động kịch phát triển. Nghệ thuật là cái cao cả, đời sống nhân dân cũng cao cả, mãnh liệt nhƣng nhân dân không hiểu Vũ. Vũ thì có phần rời xa quần chúng nên kết cục nảy sinh bi kịch. Khát vọng xây Cửu trùng đài đẹp đẽ, trác tuyệt, đối lập với dục vọng tầm thƣờng của Lê Tƣơng Dực, điều đó làm cho hình tƣợng Vũ Nhƣ Tô trở nên rực rỡ cao thƣợng, kì vĩ. Kiểu xung đột
này thƣờng gợi cảm giác tiếc thƣơng ngậm ngùi. Nhƣng từ bi kịch của Vũ cũng giúp ngƣời nghệ sĩ sau này khắc phục đƣợc những sai lầm để không rơi vào những sai lầm, bi kịch. Nguyễn Huy Tƣởng rất thành công trong việc tạo dựng tình huống xung đột, giải quyết tốt những mối quan hệ, những mâu thuẫn phức tạp, giúp nhân vật bộc lộ đƣợc tính cách, thể hiện đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi lớn mà con ngƣời muôn đời đi tìm lời giải đáp: Nghệ thuật với cường quyền; nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; nghệ thuật và đời sống xã hội…
Việc lựa chọn vấn đề ứng xử giữa sự sống và cái chết, tự do và nô lệ cũng đã tạo ra xung đột tƣ tƣởng, xung độ tâm lí trong vở Những người ở lại. Không chỉ có bác sĩ Thành ngập ngừng dao động, chƣa có niềm tin vào chế độ, vào tƣơng lai của cuộc chiến, mà các nhân vật trong kịch nhƣ Quảng, Lan, Kính, Ngọc Cẩm cũng nhƣ quân dân thủ đô đang phải đứng trƣớc sự lựa chọn: ở lại hay ra đi?. Việc thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc Việt Nam, đánh chiếm thủ đô Hà Nội, đặt nền thống trị đã tác động mạnh tới tâm lí toàn dân tộc, mang đến những sóng gió, những cuộc đấu tranh gay gắt trong gia đình bác sĩ Thành cũng nhƣ nhiều gia đình khác trong hoàn cảnh khốc liệt của thủ đô. Từ hiện thực cuộc sống ấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣa vào trong những trang kịch không khí sôi nổi của cuộc chiến giữa lòng thủ đô. Trong vở kịch, hình ảnh Lan, Kính sẵn sàng rời bỏ cuộc sống êm ấm, gác lại bút nghiên, tạm xa mái trƣờng, quyết tâm ở lại giúp đồng bào tản cƣ kháng chiến. Vẻ đẹp của những thanh niên trí thức với lòng yêu nƣớc thiết tha càng đƣợc bộc lộ rõ khi họ tham gia vào các tổ chức cộng sản, hòa mình vào phong trào đấu tranh cách mạng. Dƣới hầm trú ẩn, trong những căn nhà hoang tàn, đổ nát, họ vẫn hát, vẫn vui đùa, vẫn yêu nhau say đắm, tin tƣởng vào ngày mai thắng lợi. Ở Sơn, Lan, Kính có sự nhất quán về hành động, tƣ tƣởng, nhận rõ tình hình, sẵn sàng sống chết với thủ đô. Điều băn khoăn của họ là gia đình, làm sao thuyết phục đƣợc bác sĩ Thành và Ngọc Cẩm khẩn trƣơng tản cƣ để họ yên tâm chiến đấu.
Sơn: - Thƣa ông, tình hình chuyển biến rất mau. Ông nên ra ngoài. [27; 256].
Gia đình là mối bận tâm lớn, ngƣời chiến sĩ cách mạng cần phải có nhận thức đúng đắn, biết thu xếp việc nhà, việc nƣớc để dồn hết tâm lực cho kháng chiến. Gia đình bác sĩ Thành có những mối quan hệ phức tạp, Nguyễn Huy Tƣởng đã dành nhiều trang để tái hiện bức tranh và bức chân dung những con ngƣời trong gia đình đó. Bác sĩ Thành là một trí thức khoa học, đƣợc Pháp tin cẩn và muốn lợi dụng. Ngọc Cẩm, vợ kế của bác sĩ có thói ăn chơi đua đòi. Sơn, một công nhân có tinh thần cách mạng. Lan, cô con gái của bác sĩ mới bƣớc vào cuộc đấu tranh từ cánh cổng nhà trƣờng. Vở kịch có lúc xoáy sâu vào mối quan hệ gia đình, có lúc mở rộng ra cả bức tranh xã hội với tiếng súng, tiếng bom,