Xung đột dân tộc

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 61)

L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H

3.1.1. Xung đột dân tộc

Xung đột dân tộc đƣợc hình thành từ những mâu thuẫn quyết liệt, gay gắt giữa một bên là đất nƣớc Đại Việt với những anh hùng đấu tranh vì chính nghĩa chống lại ách đô hộ của bọn thực dân Pháp và phong kiến phƣơng Bắc. Đây là xung đột cơ bản làm nền tảng cho diễn biến phát triển của cốt truyện. Trên nền xung đột đó là những tính cách, số phận nhân vật hiện lên một cách chi tiết.

Không chỉ trong kịch, xung đột dân tộc mới đƣợc đề cập mà có lẽ ở hầu hết các thể loại văn học khác, cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong suốt hành trình chống giặc ngoại xâm cũng vẫn là đề tài chính, khơi nguồn cảm hứng

sáng tác. Với ƣu thế của thể loại, kịch Nguyễn Huy Tƣởng đã tỏ rõ tài năng trong việc phản ánh cuộc đụng độ sống còn của nhân dân ta trong những thời khắc bão táp của lịch sử. Theo dòng lịch sử, Nguyễn Huy Tƣởng đã trở về với thời điểm những năm đầu sau công nguyên, tái hiện lại cuộc nổi dậy của nhân dân Giao Chỉ đứng lên chống lại ách đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc. Cột đồng Mã Viện có độ lùi thời gian xa nhất về thời điểm miêu tả, phản ánh. Đây là kịch bản có sự hƣ cấu lớn, tƣ liệu lịch sử ghi lại khá sơ lƣợc, mang mầu sắc giai thoại. Mâu thuẫn cơ bản, trung tâm của vở xuất phát từ việc Mã Viện, tƣớng nhà Hán sau khi cất quân xâm lƣợc Giao Chỉ đã cho chôn cột đồng ở ranh giới hai nƣớc với dòng chữ “Đồng trụ triết, Giao Chỉ tiệt”. Việc làm đó nhằm đe dọa những ngƣời dân vốn ít hiểu biết, đồng thời nhằm để phô trƣơng thanh thế, uy hiếp Giao Chỉ. Trƣớc tin đồn có kẻ âm mƣu phá cột đồng, Mã Viện sai Chu Vũ cùng quân lính túc trực ngày đêm. Việc dựng cột đồng khiến ngƣời dân Giao Chỉ mỗi khi đi qua có phần run sợ, nhƣng lại càng khắc sâu nỗi nhục mất nƣớc, vì thế ai đi qua cũng cố ném những hòn sỏi, hòn gạch, khúc cây mong cột đồng không đổ:

Mụ bán hàng: - Không gì hơn là ai đi qua, mỗi ngƣời ném một hòn gạch, hòn sành vào chân cột đồng, cho nó thêm bền, thêm vững, đƣợc thêm ngày nào hay ngày đấy. [27; 109].

Trƣớc lời thách thức khắc trên cột đồng, cùng tấm biển đề: “Không ai được phá cột đồng. Ai không tuân lệnh, làm hư hỏng cột đồng thì bị đày suốt đời bên Tàu, ai làm đổ, mất tích cột đồng thì bị chết chém…”, Hùng Chi và Khúc Việt cùng anh em binh lính đã trù tính kế hoạch phá cột đồng, rửa mối nhục cho nƣớc. Từ xung đột đó tạo ra những lực lƣợng đối lập, có những hành động chống trả quyết liệt.

Trong kịch bản, Chu Vũ sung sƣớng, tự đắc, ra oai, tự mãn, khinh thƣờng ngƣời Việt: “ Xem chừng chúng nó sợ lão gia nhỉ? Nghe nói đến tên là run lên, trông thấy cái cột đồng cũng hãi. Uy danh lão gia thực dữ hơn sấm sét, muôn đời giống Giao Chỉ còn kinh sợ, sung sƣớng thực” [27; 114], vì đằng sau hắn là

Mã Viện, thì với Hùng Chi, Khúc Việt lại có những hành động chống trả quyết liệt kẻ thù và tay sai. Ở họ không bao giờ nguôi ngoai chí lớn phục thù bằng cách phá đổ cột đồng

Khúc Việt: - Từ ngày Hai bà thất thế, Mã Viện dựng cột đồng này, mỗi khi đi qua tôi thấy máu sôi lên sùng sục, lắm lúc nghiến răng tức giận, chỉ muốn xô cho nó đổ ngay, đập cho nó nát ngay, nuốt trôi đi ngay.

Hùng Chi: - Ta phải tỏ cho thằng giặc già, cho cả triều đình nhà Hán biết rằng giống Giao Chỉ dù thất thế mà còn ngƣời. Giống Giao Chỉ còn có ngƣời giặc không lừa nổi, còn có ngƣời không chịu nhục, còn có ngƣời không sợ uy vũ, dám đứng lên phá bỏ cột đồng này. [27; 123].

Với ý chí và lòng căm thù giặc sâu sắc, Hùng Chi, Khúc Việt không quản ngày đêm, tập hợp quần chúng phá cột đồng, mặc cho bao hiểm nguy rình rập, đe dọa. Họ là những ngƣời anh hùng có tƣ tƣởng tiến bộ, vì Tổ quốc và truyền thống ngàn năm lịch sử, muốn quét sạch tất cả những rác rƣởi của bọn xâm lƣợc còn lƣu lại trên đất nƣớc mình.

Hùng Chi: - Còn giống Giao Chỉ, quyết không khi nào mày đƣợc sừng sững mãi thế kia. Mày phải biến đi, cả cái tên thằng giặc dữ dựng mày cũng thế. Mày nằm đấy trông chúng tao phá cột đồng của thằng Mã Viện. Tao sẽ rửa cái nhục của giống Giao Chỉ tao ngay trƣớc mặt chúng bay, ngay trƣớc mắt thằng Mã Viện. Ngày mai thằng Mã Viện về nƣớc, nó sẽ không đƣợc trông thấy cột đồng của nó mà dƣơng dƣơng tự đắc. Cột đồng của chúng bay phải đổ, phải mất đi và giống Giao Chỉ tao còn mãi mãi.

Tiếng hò reo của Hùng Chi, Khúc Việt và anh em quần chúng thể hiện rõ sức mạnh của tinh thần yêu nƣớc sục sôi:

Có tiếng reo: Phá cột đồng anh em ơi!

Hùng Chi: Phá cột đồng anh em ơi!

Khúc việthét to hơn: Phá cột đồng!

Tuy kết cấu vở kịch còn sơ lƣợc nhƣng nội dung chính thì vẫn xoáy sâu vào mối căm thù ngùn ngụt của nhân dân Giao Chỉ trƣớc quân thù. Lòng yêu nƣớc, tinh thần vì nhân dân của Hùng Chi, Khúc Việt thật đáng ngợi ca. Cảnh Hùng Chi, Khúc Việt bị bắt giải sang Trung Quốc xa xôi trƣớc nỗi đau của mẹ già, vợ trẻ, con thơ nhƣ càng làm rung động trái tim ngƣời đọc. Kế họach phá cột đồng không thành nhƣng khi nhìn những gạch đá của nhân dân vứt vào cột đồng, trong tâm trí Hùng Chi lóe lên một niềm tin vững chắc: “Cột đồng thì chỉ có thế, mà ngƣời mình cứ hết ngày ấy sang ngày khác qua lại đây, hết đời nọ sang đời kia, chuyên nhau ném gạch ném đá, gạch đá đùn lên, cứ thế mãi rồi dần dần đến lấp kín cột đồng đi, rồi nó lẫn với cỏ cây, núi non ở đây, không còn dấu vết nữa đâu! Vậy thì ta chẳng lo tí nào. Nó chẳng mất vì tay chúng ta, rồi nó cũng mất vì gạch đá của dân gian” [27; 141]. Tái hiện tinh thần, lòng yêu nƣớc của nhân dân ta trong buổi đầu chống ngoại xâm, Nguyễn Huy Tƣởng muốn truyền đến ngƣời đọc bài học về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh của đất nƣớc. Câu chuyện lịch sử đã vang vọng vào những trang kịch Nguyễn Huy Tƣởng lay động, thức tỉnh hàng triệu con tim đứng lên giết giặc bảo vệ non sông.

Tiếp nối truyền thống đánh giặc giữ nƣớc, hai vở kịch sau cách mạng Bắc Sơn, Những người ở lại cũng phản ánh chân thực những xung đột, mâu thuẫn của đời sống chính trị xã hội. Sang thế kỉ XX, đất nƣớc phải đối đầu với nguy cơ xâm chiếm thuộc địa của thực dân Pháp, cuộc đấu tranh, nổi dậy của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngƣợc diễn ra mạnh mẽ. Bắc Sơn - một vở kịch bề thế 5 hồi đã nói lên quá trình vùng dậy của đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu là gia đình cụ Phƣơng (ngƣời Thổ) đã đứng lên giải phóng bản làng dƣới sự chỉ đạo dẫn dắt của những chiến sĩ cách mạng (Thái, Cửu). Không khí và cuộc xung đột lịch sử phả vào ngay từ lớp 1, hồi I của vở kịch. Và khi khép lại màn kịch 5 hồi này, không khí cách mạng vẫn là vấn đề, nội dung xuyên suốt:

Bà cụ Phương: - Thằng Tây nó đã nhƣ giống chó ấy, chết đi còn là phúc! Nó còn tra, còn khảo, còn tù tội chứ đã thôi đâu? Thôi thì lạy trời đừng để cho nó về

đây nữa. Nó mà về đây nó thù thì trốn vào rừng cũng không xong với nó. Nó giết cả làng

Thơm: - Cho tôi đi xem đi. Chú tôi với em Sáng đi bắn chúng nó đấy. Trƣờng Vũ Lăng ta lại chiếm đƣợc kia kìa. Đi mau lên các ông, các ông cố lên nhớ. Mau lên, có phải cờ ta đấy không? Đƣợc thật rồi.[27; 224].

Trƣớc tội ác dã man của thực dân, nhân dân ở Mỏ Nhai, Vũ Lăng, Bình Gia nhất tề xông lên. Họ đánh giặc bằng những vũ khí thô sơ, những công cụ lao động hàng ngày: “Ở ta nếu cứ đợi cho chúng nó đến thì chết hết, chúng ta phải nổi lên, chúng ta nấp ở những chỗ hiểm đánh lại chúng nó…Trƣớc thì chỉ có ở vùng này sau thì các nơi khác kéo đến…ở các rừng chui ra, ở các núi đổ xuống, các cụ già cũng hăm hăm hở hở, đàn bà con gái cũng xắn quần, vén áo, vác gậy, vác dao, vác nỏ ra đánh giặc” (lời của Sáng) [27; 164]. Cuộc xung đột giữa ta và địch đã đặt các nhân vật vào tình thế khó khăn, thử thách. Thực tế kháng chiến càng chứng minh rõ phẩm chất trung thành, tinh thần dũng mãnh của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ xuống đƣờng biểu tình vui nhƣ trẩy hội, thâu đêm suốt sáng, không ngớt niềm vui khi thấy giặc bị tiêu diệt, căn cứ của ta đƣợc giải phóng: “Ngƣời đông nhƣ kiến, ai cũng hả hả hê hê mở mày mở mặt, cụ già đầu bạc cũng đi, con trẻ lon ton cũng đi. Ngƣời đang có con cho bú cũng đi. Đàn ông có, đàn bà có. Mắt ngƣời nào ngƣời ấy sáng nhƣ đèn. Ngƣời ta đánh trâu, đánh bò đi biểu tình” (Lời ông cụ Phƣơng) [27; 160]. Nguyễn Huy Tƣởng đã nắm bắt đƣợc xung đột cơ bản diễn ra ngay trong cuộc chiến đấu sục sôi của dân tộc. Nó cũng là động lực thúc đẩy quá trình đến với cách mạng của ngƣời dân. Trong Bắc Sơn, hình ảnh giáo Thái, Cửu, ông bà Phƣơng, Sáng, Thơm cùng những ngƣời nông dân chất phác là lực lƣợng đại diện cho sức mạnh chính nghĩa chống lại gian tà. Tất cả các hành động của họ đều hƣớng tới cái đích duy nhất là tiêu diệt thực dân, phong kiến thối nát, lập lại chính quyền, đất nƣớc đƣợc tự do, độc lập. Cuộc xung đột giữa khát vọng độc lập dân tộc với âm mƣu man dợ của kẻ thù tạo nên chất sử thi hùng tráng, âm hƣởng anh hùng ca cùng

giọng điệu hào hùng sôi nổi lạc quan, tạo niềm tin tƣởng vào tƣơng lai tất thắng của cách mạng.

Trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng, lực lƣợng đối lập, thù địch với nhân dân ta thƣờng không đƣợc xác định danh tính (ngoại trừ Chu Vũ trong Cột đồng Mã Viện hay những tên Việt gian nhƣ Ngọc, Dƣơng, Cù Viên) mà hình ảnh của bọn chúng thƣờng đƣợc nhắc tới qua lời thoại của các nhân vật khác với cái tên: nó, thằng Nhật, thằng Tây

Bà cụ Phương: - Tôi nghe thấy ở Mỏ Nhai, chĩa súng vào làng bắn,

đốt nhà, lôi ngƣời ra chợ bắn.

Thái: - Đuổi đƣợc đi thì mình không phải đóng sƣu thuế nữa

Cửu: - Khi thằng Nhật nó đánh Lạng Sơn, thằng Tây chạy, nó cứ qua châu Bắc Sơn ta để về Thái Nguyên. Đã thế mà đến đâu còn bắt phu bắt gạo.

Ông cụ Phương: - Mình chết thì sống, mình sống thì chết.

Qua lời thoại của các nhân vật, hình ảnh kẻ thù nhƣ là cái gai trong mắt cần phải nhổ tận gốc rễ, đánh bạt chúng ra khỏi bờ cõi quốc gia. Hình ảnh cụ Phƣơng, ngƣời dân tộc Thổ cùng với con trai hồ hởi tham gia kháng chiến tạo nên vẻ đẹp ngời sáng của chân lí cách mạng: sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân. Một khi đƣợc tuyên truyền, giác ngộ thì những con ngƣời vốn ít học, chân lấm tay bùn ấy sẽ làm nên nhiều kì tích.

Xung đột giữa ta và địch là xung đột chính trong Bắc Sơn, có tác dụng dẫn dắt làm nảy sinh hành động. Ở Bắc Sơn, bão táp lịch sử đã hòa vào bão táp của gia đình cụ Phƣơng. Đây là kiểu xung đột kép, lồng vào nhau, bổ sung cho nhau. Ngay trong gia đình cụ Phƣơng cũng đã nảy sinh những cuộc đấu trí giữa ông cụ Phƣơng, Sáng với bà cụ Phƣơng, Thơm, Ngọc. Kháng chiến đã giúp bà cụ Phƣơng, Thơm nhận ra bộ mặt phản trắc, vô nhân đạo của Ngọc, thấy đƣợc vẻ đẹp của những ngƣời cán bộ, những mất mát, hy sinh cao cả của ông cụ Phƣơng, Sáng và những ngƣời dân vô tội, nhận ra tội ác tày trời của kẻ thù. Xung đột là cơ sở nảy sinh hành động, kiểu xung đột dân tộc chi phối đến toàn bộ tác phẩm. Đây là kiểu xung đột dễ nhận biết, gây đƣợc sự chú ý, quan tâm của ngƣời đọc.

Xung đột dân tộc đòi hỏi tính chân thực và độ tin cậy cao để trên đó ngƣời nghệ sĩ có thể sáng tạo, hƣ cấu thêm những biến cố, tình tiết mới. Với Bắc Sơn, nhà văn đã để cho nhân vật, sự kiện phát triển theo đúng quy luật của hiện thực khách quan. Kết thúc 5 hồi kịch, châu Bắc Sơn bị địch chiếm lại, Sáng bị Tây giết, nhƣng những hành động của Sáng cống hiến cho cách mạng “một mình giết mƣời đứa” thì vẫn là hành động đẹp, dũng cảm cho lớp ngƣời kế tiếp noi theo. Ông cụ Phƣơng trƣớc khi rời tay súng vẫn thốt lên hai tiếng “Bắc Sơn”, và Thơm đến lúc ngả vào tay các đồng chí vẫn “mơ về trƣờng Vũ Lăng ta lại chiếm đƣợc rồi”. Điều đó đủ để nói lên tinh thần hăng say chiến đấu, tinh thần yêu nƣớc thiết tha, nồng nàn của nhân dân Bắc Sơn. Xung đột dân tộc trong Bắc Sơn phủ tràn lên cả 5 hồi, “châm mồi” cho phần trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc của tác phẩm. Ở lớp nào của vở kịch cũng có bóng dáng của xung đột này, nó là phông nền giúp ngƣời đọc có những nhận xét, đánh giá, lí giải hành động của nhân vật và hiểu sâu hơn về tác phẩm.

Cũng lấy xung đột dân tộc làm cơ sở phát triển cho mạch truyện, vở Những người ở lại đã phản ánh không khí sôi động, khẩn trƣơng của quân dân Hà Nội chuẩn bị cho ngày toàn quốc kháng chiến. Nhằm chống lại âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp, Hà Nội bƣớc vào cuộc kháng chiến trƣờng kì. Mối xung đột giữa quân dân Hà Nội, mà rộng ra là toàn dân tộc với thực dân Pháp diễn ra khá gay gắt. Ngay trong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tƣởng viết: “Những đồng bào Hà Nội đang rên xiết dưới gót giày của quân cướp nước”. Nhƣ vậy, xung đột đã hiện lên ngay trong những trang đầu và những dòng thoại mở màn tác phẩm:

Lan: - Thủ đô thành một thành phố của Tây mũ đỏ, của xe díp, của một lũ đầm đĩ

Kính: - Nó đòi tƣớc khí giới tự vệ. Nó đòi giữ công an, nó hẹn tám giờ mai phải trả lời nó. Đánh nhau đến nơi rồi. Tụi Pháp nó bố trí khắp nơi rồi. Nó đã bao vây dinh cụ chủ tịch, nó đã cho xe đến trƣớc công an quận nhất. Tự vệ các phố đã sửa soạn đối phó. Nhiều chỗ đã phá thùng ét - xăng, chia nhau mỗi ngƣời mấy chai. Phen này nó khiêu khích là đánh. [27; 255].

Vì thủ đô yêu dấu, các chiến sĩ tự vệ nhƣ Kính, Lan, Quảng, Sơn không ngại ngần gian khổ, quyết tâm sống chết với thủ đô. Hành động và lời nói của họ nhất nhất hƣớng về Hà Nội. Hà Nội trong khói lửa, Hà Nội trong kí ức tuổi học trò. Càng yêu Hà Nội, họ lại càng khắc sâu hơn mối căm hờn với bọn tây mũ đỏ. Phải tiêu hủy những ngôi nhà thân thƣơng, kìm lòng để Hà Nội bùng cháy, trái tim họ nhƣ quặn đau, thổn thức:

Sơn: - Mấy que diêm, vài nén hƣơng. Nhất quyết làm cho Hà Nội ra tro đấy nhé.

Kính: - Hà Nội sẽ thành bể lửa. Rét quá anh ạ. Hay là sắp đốt thủ đô mà mà mình lạnh thế này.

Quảng: - Ra khỏi cầu Long Biên đƣợc độ vài trăm thƣớc, ngoảnh lại thì Hà Nội đã cháy sáng rực đến nỗi chúng tôi nhìn thấy mặt nhau.[ 27; 358].

Gót giày của thực dân đã đặt trên khắp thủ đô, thanh niên Hà Nội đã tập hợp trong đội quân cảm tử, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hy sinh thân mình cho thủ đô

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)