Đầu tư tài chính:

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 73)

2.3.7.1 Đặc điểm ngành nghề

Giới thiệu chung

Hoạt động đầu tư tài chính cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn khá lớn của công ty, tổng vốn đầu tư tài chính đạt 523,69 tỷ đồng, chiếm 23,15% tổng tài sản. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 164,27 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn đạt 359,42 tỷ đồng. Hình thức đầu tư tài chính phổ biến của công ty Tín N ghĩa là tham gia góp vốn vào những công ty con, các đơn vị liên kết và đầu tư chứng khoán.

Các khoản mục đầu tư tài chính của công ty được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chia thành hai hình thức ngắn hạn và dài hạn, lượng vốn đầu tư được thể hiện trên báo cáo tài chính như sau:

Bảng 2.12 Danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín 2ghĩa

Hạng mục đầu tư Số lượng

cổ phiếu % nắm giữ Giá trị (2gàn đồng) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 170,448,820

Cổ phiếu ngân hàng TMCP các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) 1,639,602 24,266,020

Công ty liên doanh Cheer Hope Việt

N am 6,182,800

Cho vay ngắn hạn Công ty cổ phần đầu

tư N hơn Trạch 140,000,000

Trừ: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn

hạn (6,182,800)

Số dư thuần 164,266,020

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 359,431,362

Đầu tư vào công ty con

Công ty cổ phần đầu tư N hơn Trạch 20,000,000 61.00 200,000,000

Công ty cổ phần cảng container Đồng

N ai 110,984 65.00 11,098,436

Công ty cổ phần du lịch Đồng Thuận 7,500 50.00 7,500,000 Công ty cổ phần xây dựng Tín N ghĩa 400,000 58.50 4,000,000 Công ty cổ phần phát triển bất động sản

N hơn Trạch 191,489 60.00 1,914,894

Công ty cổ phần thiết kế và tư vấn xây

dựng Tín N ghĩa 137,000 52.69 1,370,000

Bảng 2.12 (tiếp theo) Danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín 2ghĩa Đầu tư vào công ty liên kết

Công ty cổ phần Thống N hất 1,968,000 30.00 19,680,000 Công ty cổ phần xây dựng Phú Tín 2,000 40.00 2,000,000

Công ty liên doanh súc sản Long Bình 26.37 1,654,106

Công ty TN HH tích hợp dữ liệu 28.57 500,000

Tổng cộng 23,834,106

Đầu tư tài chính dài hạn khác

N gân hàng TMCP Đại Á 6,050,000 12.10 92,290,080

Công ty cổ phần du lịch Đồng N ai 185,900 2.89 1,859,000 Công ty cổ phần du lịch N inh Thuận 100,000 15.47 1,000,000 Công ty cổ phần chế biến gỗ Tân Mai 424,830 7.32 4,248,300

Công ty liên doanh Proconco 10.00 3,506,000

Trái phiếu Chính Phủ 230,500

Trái phiếu giáo dục 100,000

Cho vay Công ty cổ phần du lịch

Đồng Thuận 6,480,046

Tổng cộng 109,713,926

Dguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tín Dghĩa năm 2008.

Từ danh mục đầu tư tài chính nêu trên cho thấy lượng vốn công ty đầu tư vào các công ty con, ngân hàng và các công ty liên kết chiếm tỷ trọng cao. Một số ngành nghề công ty tham gia đầu tư trùng lặp ở một số công ty con và công ty liên kết. Tỷ trọng vốn đầu tư tài chính dài hạn cao gấp hơn hai lần tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn. Lượng vốn đầu tư vào các loại trái phiếu còn rất khiêm tốn.

Kết quả đạt được

Cũng theo số liệu trên báo cáo tài chính của công ty Tín N ghĩa năm 2008, doanh thu mảng đầu tư tài chính đạt 33,89 tỷ đồng, tỷ lệ doanh thu trên vốn đầu tư chỉ bằng 6,47% là một tỷ lệ thấp, chỉ số này cho thấy hiệu quả trong đầu tư tài chính chưa đạt yêu cầu.

Ở khía cạnh khác, một số ngành nghề công ty Tín N ghĩa tham gia đầu tư bị trùng lắp làm giảm hiệu quả đầu tư, một số ngành nghề khác có tính cạnh tranh gay gắt và rủi ro ngành cao, ví dụ như lĩnh vực dịch vụ du lịch, thiết kế tư vấn xây dựng.

2.3.7.2 Yếu tố tác động Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh:

Rủi ro về các quy định và luật pháp. Căn cứ vào danh mục đầu tư tài chính ở bảng 2.12 có thể thấy rủi ro về các quy định và luật pháp có thể xảy ra ở lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là thể hiện rõ nét nhất, đó là sự lỏng lẻo và thiếu nhất quán của chính sách thuế thu nhập trong kinh doanh bất động sản, những quy định để được thành lập sàn giao dịch bất động sản còn quá mơ hồ, quá dễ dãi dẫn đến tình trạng mất kiểm soát và không minh bạch trong lĩnh vực này.

Yếu tố cạnh tranh trên thương trường. Rủi ro từ yếu tố cạnh tranh đối với danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín N ghĩa có thể xảy ra với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, yếu tố cạnh tranh thể hiện rõ nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất đối với các khoản đầu tư vào các ngành dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế xây dựng do đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành, trong khi những đơn vị công ty Tín N ghĩa tham gia góp vốn đầu tư thường không mấy tiếng tăm hay không có lợi thế rõ rệt.

Rủi ro kiệt giá tài chính:

Ảnh hưởng của bất ổn trong tỷ giá đến thu nhập của doanh nghiệp. N hững bất ổn trong tỷ giá dường như không mấy tác động đến danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín N ghĩa do dòng tiền vào, dòng tiền ra và giá cung ứng sản phN m dịch vụ thuần túy bằng VN D. N ếu có tác động thì thường là những tác động gián tiếp của biến động tỷ giá đối với các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch. Thí dụ, khi tỷ giá

VN D/USD tăng thì du lịch ở Việt N am sẽ trở nên rẻ hơn, du khách nước ngoài sẽ đi du lịch ở Việt N am nhiều hơn. N gược lại, nếu tỷ giá VN D/USD giảm thì du khách nước ngoài sẽ đi du lịch ở các nước mà tỷ giá có lợi cho họ.

Ảnh hưởng của bất ổn trong giá bán hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp mà công ty Tín N ghĩa tham gia đầu tư gây ảnh hưởng đến thu nhập của công ty, xuất hiện ở các ngành dịch vụ du lịch (giá xăng dầu, giá thực phN m), ngành ngân hàng (lãi suất huy động vốn, chi phí hoạt động). Giá cả của nhóm “hàng hóa” này biến động sẽ có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của danh mục.

N goài những yếu tố rủi ro tác động đã được phân tích ở trên, danh mục đầu tư tài chính của công ty còn chịu những tác động chung khác bao gồm tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sự sụt giảm trong đầu tư tác động đến hoạt động của ngành ngân hàng, những khó khăn về kinh tế làm thu nhập của người dân giảm khiến doanh thu của ngành du lịch cũng giảm theo.

2.3.7.3 2hận diện rủi ro

Từ những nội dung phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận diện rủi ro và sắp xếp các yếu tố rủi ro tác động đến danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín N ghĩa theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau:

Rủi ro do biến động lãi suất.

Rủi ro do yếu tố cạnh tranh trên thương trường.

Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Các yếu tố tác động khác.

2.3.8 Chế biến và xuất khDu nông sản (cà phê nhân, cà phê rang xay)

2.3.8.1 Đặc điểm ngành nghề

Giới thiệu chung:

Công ty chế biến nông sản Tín N ghĩa kinh doanh nội địa và xuất khN u các mặt hàng nông sản. Đây là một trong những ngành có doanh thu cao của công ty. Các mặt hàng nông sản công ty tham gia kinh doanh gồm cà phê nhân, cà phê rang xay, ca cao và chế phN m từ ca cao, hạt điều, mì lát, bắp, nguyên liệu thức ăn gia súc …

N hững năm gần đây công ty tập trung xuất khN u mặt hàng cà phê nhân đã qua sơ chế và kinh doanh trong nước mặt hàng cà phê rang xay thương hiệu S-cafe. Cùng với ngành sản xuất đá granite, xuất khN u cà phê là một trong hai lĩnh vực có nguồn thu bằng ngoại tệ trực tiếp của doanh nghiệp. Mô hình hoạt động của Công ty chế biến nông sản Tín N ghĩa chủ yếu là tổ chức thu mua sản phN m của nông dân thông qua các công ty đầu mối ở từng địa phương, một phần sau đó được tiêu thụ trong nước, phần lớn cà phê nhân được xuất khN u sang thị trường nước ngoài.

Thực trạng hoạt động kinh doanh:

Hiện tại, mặt hàng nông sản xuất khN u chủ yếu của Tín N ghĩa là cà phê nhân, được xuất khN u đi 36 nước trên thế giới. Do những biến động, trồi sụt thất thường của thị trường cà phê thế giới, cùng với sự thao túng về giá cả và số lượng giao dịch của giới đầu cơ, Công ty Tín N ghĩa đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, cho dù kim ngạch xuất khN u khá cao nhưng lợi nhuận đạt được đang có xu hướng đi xuống, thậm chí công ty đã chịu lỗ trong các năm 2006 và năm 2008.

Kết quả đạt được

Kể từ khi tham gia thị trường xuất khN u cà phê nhân, Công ty Tín N ghĩa luôn nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khN u lớn nhất Việt N am. Bảng thống kê dưới đây phần nào cho thấy thành tích xuất khN u về lượng của công ty, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho người nông dân trồng cà phê.

Bảng 2.13 Số lượng xuất khDu cà phê nhân của Công ty Tín 2ghĩa

N ăm SỐ LƯỢN G (tấn) KIM N GẠCH (USD) 2006 42.216,55 51.490.068 2007 27.933,84 44.176.533 2008 23.208,95 47.893.530

Dguồn: Báo cáo hoạt động xuất khQu của Công ty Tín Dghĩa

Đối với ngành cà phê của Việt N am, N hà nước chưa có một chính sách, định hướng cụ thể phát triển ngành. Cơ quan quản lý và điều hành cao nhất cho đến thời

điểm hiện nay là Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt N am (VICOFA). Chức năng chính

của Hiệp hội là điều hành việc xuất khN u một số hàng nông sản trong đó chủ yếu là cà phê và ca cao cùng các chế phN m của nó. Trải qua một thời gian hoạt động VICOFA nhận thấy nhiều yếu điểm trong cách thức tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khN u trong nước, Hiệp hội đã quyết định thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khN u cà phê, tập hợp những doanh nghiệp có số lượng cà phê xuất khN u từ 10.000 tấn/năm trở lên trong ba năm liền nhằm mục đích liên kết và chia sẻ thông tin thị trường trong nước và thế giới để đưa giá cà phê Việt N am lên ngang bằng với các nước có số lượng xuất khN u lớn khác trên thế giới.

Yếu tố cạnh tranh trên thương trường. Cả nước hiện có 146 doanh nghiệp tham gia xuất khN u cà phê, trong đó có 20 doanh nghiệp dẫn đầu với số lượng xuất khN u hàng năm trên 10.000 tấn/ doanh nghiệp hợp thành Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khN u cà phê. Tổng số lượng hàng xuất khN u của 20 doanh nghiệp đầu đàn này chiếm khoảng 80% lượng xuất khN u cả nước, 126 doanh nghiệp xuất khN u còn lại chia nhau 20% thị phần, với lượng xuất khN u trung bình hàng năm đạt 1.400 ~ 1.600 tấn/ doanh nghiệp. Có thể thấy rằng có quá nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ cùng tham gia hoạt động xuất khN u, với khả năng tài chính và năng lực thị trường có hạn, số lượng đông đảo các nhà xuất khN u nhỏ lẻ này chính là một trong những nguyên nhân lớn tạo ra sự bất ổn trên thị trường.

Các doanh nghiệp nhỏ này thường không có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau, chưa thống nhất được với nhau đường lối hoạt động chung vì sự phát triển của toàn ngành và cho từng doanh nghiệp. Vì vậy, tình trạng mạnh ai nấy làm, quyền lợi của bản thân mỗi doanh nghiệp được đặt lên trên hết đã tạo không ít khó khăn cho sự phát triển chung của ngành xuất khN u cà phê Việt N am và các doanh nghiệp xuất khN u cà phê trong nước.

Ảnh hưởng của bất ổn trong tỷ giá đến thu nhập của doanh nghiệp.Kim ngạch xuất khN u cà phê nhân được thực hiện thanh toán hoàn toàn bằng USD. N ếu tỷ giá VN D/USD tăng thì công ty sẽ có lợi, ngược lại nếu tỷ giá giảm thì thu nhập của công ty cũng giảm theo.

Rủi ro từ bất ổn của lãi suất sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập của công ty do vốn kinh doanh ngành chế biến và xuất khN u cà phê một phần là khoản vốn vay.

Ảnh hưởng của bất ổn trong giá xuất khN u cà phê trên thị trường thế giới có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khN u thời gian, giá lên xuống không theo một quy luật nào khiến các công ty xuất khN u và ngay cả những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê cũng không thể dự đoán được xu hướng giá trong tương lai.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường chứng kiến những đợt biến động giá với biên độ lớn chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ vào năm 1995 – 1996, giá cà phê cao kỷ lục đạt 3.000USD/tấn thì đến năm 2001, giá đã giảm xuống còn 400USD/tấn. N ăm 2005, giá cà phê xuất khN u của Việt N am đạt mức 1.066 USD/tấn. Sang năm 2006 – 2007 giá có xu hướng tăng lên xoay quanh mức 1.400USD – 1.500USD/tấn, và tăng đến đỉnh điểm vào đầu tháng 3/2008 khi giá cà phê lên tới 2.757 USD/tấn.

Điển hình như đầu tháng 6 năm 2009, giá xuất khN u cà phê vượt ngưỡng 1.570USD/tấn kéo theo giá thu mua trong nước tăng lên trên 25.000VN D/kg, thì đến giữa tháng 6 giá cà phê thế giới bất ngờ đảo chiều, tại sàn London ngày 13/6/2009 giá kỳ hạn giao tháng 7/2009 là 1.525USD/tấn và giá kỳ hạn giao tháng

9/2009 là 1.530USD/tấn. Đến ngày 26/6/2009, giá tại sàn London giảm một mạch

xuống còn 1.288USD/tấn (kỳ hạn giao tháng 7/2009) và 1.313USD/tấn (kỳ hạn giao tháng 9/2009), giảm gần 240USD/tấn làm cả người trồng lẫn giới kinh doanh cà phê không kịp trở tay. N ếu so với đỉnh giá vào thời điểm đầu tháng 3/2008 khi giá cà phê lên tới mức 2.757 USD/tấn, giá xuất khN u của cà phê Việt N am đã giảm gần 1.470USD/tấn. Hậu quả là chỉ trong vòng 2 tuần, mỗi tấn cà phê nhà xuất khN u trong nước nếu bán ra sẽ chịu thiệt hại khoảng 4,3 triệu đồng, kéo theo giá mua vào

của các đơn vị thu mua trong nước giảm xuống còn 21.300 đồng/kg. Vì vậy, các nhà xuất khN u cà phê trong nước không dám xuất hàng, cũng không dám thu mua thêm hàng từ nông dân. Còn người trồng cà phê thì không bán được hàng do tình trạng giá lao dốc và ngưng mua của nhà xuất khN u.

N guyên nhân nào khiến một quốc gia xuất khN u cà phê lớn thứ nhì thế giới lại phải hết sức bị động trong các cơn biến động giá? Thứ nhất, giá cà phê giảm mạnh là do tình trạng đầu cơ, lũng đoạn và bóp méo thị trường, hoàn toàn không tuân theo quy luật cung cầu. Trước mỗi mùa vụ (thường bắt đầu vào tháng Mười năm nay kéo sang tháng Bảy năm sau), các quỹ đầu cơ trên sàn giao dịch hàng hóa quốc tế tung tin giá cà phê sẽ tăng đột biến, khiến các doanh nghiệp Việt N am đua nhau đầu cơ tích trữ, rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các khoản vay ngắn hạn để mua hàng do vậy họ chịu áp lực rất lớn phải bán hàng ra để thu hồi vốn trả nợ. Đến khi vào mùa thu hoạch rộ, các quỹ đầu cơ ngừng mua để đN y giá xuống thấp, và họ lại tung tin giá cà phê sẽ tiếp tục giảm mạnh đến cuối năm, khiến các doanh nghiệp Việt N am trót tích trữ hàng buộc phải bán ra để tránh giá xuống hơn nữa. Với mánh khóe tung tin để ép giá này, các quỹ đầu cơ được hưởng lợi rất nhiều, thiệt thòi vẫn thuộc về người nông dân và các doanh nghiệp xuất khN u, trong đó có Công ty Tín N ghĩa.

Thứ hai, Việt N am có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khN u cà phê, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn ít, điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế, hoạt động không theo khuôn khổ chung dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm,

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 73)