Đặc điểm ngành nghề

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Giới thiệu chung

Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng là một trong những ngành chủ chốt mang lại thu nhập cao cho doanh nghiệp. Công ty Tín N ghĩa bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bán lẻ xăng dầu từ năm 1999, nguồn hàng cung ứng của công ty từ Tổng công ty xăng dầu Việt N am Petrolimex. Công ty xăng dầu Tín N ghĩa đã xây dựng được nhiều trạm xăng dầu tại các địa bàn trọng điểm, tại các khu công nghiệp và trên các tuyến đường bộ huyết mạch trên địa bàn tỉnh Đồng N ai. Kinh doanh xăng dầu luôn mang lại lợi nhuận dương, với tốc độ tăng trưởng khá chính là nguồn khích lệ để công ty Tín N ghĩa tập trung đầu tư nâng cao hiệu quả phục vụ và đN y cao doanh số.

Thực trạng hoạt động kinh doanh

Trên địa bàn tỉnh Đồng N ai, hiện có 304 trạm bán lẻ xăng dầu của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động và 78 trạm đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ đăng ký đầu tư. Công ty cổ phần xăng dầu Tín N ghĩa hiện có 32 trạm bán lẻ trải dọc hầu hết các tuyến đường chính và các khu trung tâm, là tổng đại lý cho 15 đơn vị và doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu, hiện lượng xăng dầu bán ra của công ty Tín N ghĩa chiếm khoảng 15,5% thị phần tỉnh Đồng N ai.

Doanh số bán hàng của công ty luôn tăng trưởng ở mức cao: N ăm 1999 là năm khởi đầu công ty Tín N ghĩa tham gia vào lĩnh vực cung cấp xăng dầu, tổng lượng xăng dầu bán ra là 19 triệu lít, năm 2007 đạt 107,495 triệu lít, năm 2008 bán được 115,387 triệu lít. N hư vậy, lượng hàng bán ra năm 2008 tăng gần 10 lần so với thời điểm công ty bắt đầu khởi sự kinh doanh xăng dầu.

Kết quả đạt được

Trong vòng 3 năm trở lại đây, đi cùng với số trạm xăng dầu được xây dựng thêm, số lượng xăng dầu bán ra ngày càng tăng năm sau tăng cao hơn năm trước. Tỷ

lệ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tỷ lệ tăng trưởng số lượng hàng bán, điều này cho thấy tính hiệu quả trong kinh doanh đang tăng lên.

Bảng 2.8 Kết quả kinh doanh xăng dầu của công ty Tín 2ghĩa

2006 2007 2008 6 tháng đầu

năm 2009

Sản lượng (triệu lít) 107, 5 115,4 58,8

Doanh thu (tỷ VN D) 1.314,8 1.025,8 1.506,2 606,5

Lợi nhuận (tỷ VN D) 5,37 10,37 29,91 15,64

Dguồn: Báo cáo doanh thu của công ty Tín Dghĩa

2.3.2.2 Yếu tố tác động Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh:

Rủi ro về các quy định và luật pháp. Các quy định tại N ghị định số 55/2007/N Đ-CP ngày 06/4/2007 theo đó nhà nước cho phép doanh nghiệp được tự quyết định giá bán lẻ từ năm 2007. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khách quan không thuận lợi trong giai đoạn hiện nay, N hà nước vẫn nắm và điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc: Thứ nhất, nhất quán điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của N hà nước, có lên xuống theo biến động của giá thế giới; không quay lại cơ chế mua của thế giới với giá cao, bán ở trong nước với giá thấp, thực hiện bao cấp, bù lỗ, bù giá... Thứ hai, bảo đảm mức giá bán lẻ xăng của Việt N am tương đương với mặt bằng giá của các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới. Thứ ba, thực hiện nguyên tắc chia sẻ quyền, lợi ích và trách nhiệm giữa N hà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách N hà nước theo luật định. Với cơ chế ôm đồm quá nhiều mục tiêu này, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ không thể chủ động tự điều tiết giá theo sự biến đổi của thị trường thế giới và thị trường trong nước vì giá cả đã có N hà nước quyết định, còn người tiêu dùng được hưởng giá rẻ một cách giả tạo.

Quy định mỗi một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chỉ được phép ký hợp đồng với một công ty nhập khN u đầu mối cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh

nghiệp, vì nguồn cung hàng hóa của doanh nghiệp phải phụ thuộc hoàn toàn vào công ty đầu mối, việc bị áp đặt về giá và một số điều kiện khác là không thể tránh khỏi.

Hiện nay, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đang họp bàn lần thứ tư về dự thảo sửa đổi, bổ sung N ghị định 55/2007/N Đ-CP. Bản dự thảo đang được trình Chính phủ đã đưa ra quy định: doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá khi giá vốn tăng hoặc giảm đến mức 7%, tương đương 1.000 đồng. Tuy nhiên, mức tăng giảm 7% trong giá vốn sau khi đã cộng tất cả các loại thuế, phí và lệ phí là rất lớn vì nếu giá thế giới tăng nhưng ở mức dưới 7% thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn chưa được phép tăng giá bán, dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp, còn nếu giá trên thị trường thế giới giảm nhưng ở mức dưới 7% các doanh nghiệp chưa phải giảm giá bán, trong trường hợp này người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Theo đánh giá của một số chuyên gia, quy định mức biến động tăng giảm cần phải rút xuống trong khoảng từ 300-400 đồng/lít, kg tương đương 2-3% là phù hợp. Ở mức dao động này doanh nghiệp điều chỉnh giá bán sẽ bám sát tình hình biến động giá cả thế giới hơn.

Chính sách cắt giảm sản lượng của Hiệp hội các quốc gia xuất khQu dầu mỏ.

Cuối năm 2008, trước tình hình giá dầu đang có chiều hướng đi xuống, sau cuộc họp cuối ngày 17/12/2008, OPEC - nhà cung cấp hơn 40% lượng dầu cho toàn thế giới - thống nhất cắt giảm 9% sản lượng khai thác nhằm cứu vãn giá. Đây là lượng cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay của tổ chức này.

Tại thời điểm diễn ra cuộc họp, 11 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khN u Dầu mỏ OPEC sản xuất hơn 27,3 triệu thùng mỗi ngày. N hưng con số đó sẽ giảm 2,46 triệu thùng tương đương với 9% kể từ tháng một năm 2009. Đợt cắt giảm lần này của OPEC lớn nhất trong lịch sử, hơn cả lần giảm 8,5% tương đương với 1,9 triệu thùng hồi tháng 3 năm 2000.

Ở đợt giảm sản lượng lần thứ nhất hồi tháng 10 năm 2008, một số quốc gia trong khối đã không tuân thủ chặt chẽ. Tổng sản lượng mỗi ngày sản xuất ra nhiều

hơn 690.000 thùng so với mức trần quy định. Còn lần này, OPEC dự kiến giám sát việc thực hiện của các thành viên một cách nghiêm túc hơn.

Dựa trên các số liệu mới đây về cung-cầu trên thị trường và tình hình dự trữ dầu mỏ của thế giới đang vượt trên mức trung bình 5 năm, OPEC đã quyết định giữ nguyên hạn ngạch sản lượng kể từ tháng 12-2008, sau khi tiến hành các đợt cắt giảm với mức kỷ lục 4,2 triệu thùng/ngày. Các đợt cắt giảm đó đã giúp đN y giá dầu tăng trở lại lên hơn 70 USD/thùng, từ mức 32,4 USD/thùng hồi tháng 12-2008. Mức giá mong đợi của OPEC trong thời gian này là duy trì ở mức 70-80USD/thùng. N hư vậy, trong năm 2010 giá dầu nhiều khả năng sẽ ít biến động đột biến hơn.

Yếu tố cạnh tranh trên thương trường. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong nước có đặc thù riêng do chưa hoạt động theo cơ chế thị trường đúng nghĩa, cơ chế quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu từ các cơ quan nhà nước còn nhiều rối rắm, bất cập. Giá bán sỉ và bán lẻ xăng dầu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước và phải gánh vác nhiều mục tiêu như đảm bảo thu nhập cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, … đã dẫn đến tình trạng trì trệ, hầu như không có tính cạnh tranh đúng nghĩa trên thương trường giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp chỉ có thể xác định lợi thế tương đối so với các đối thủ khác phần lớn dựa vào vị trí đặt trạm bán lẻ xăng dầu có thuận lợi hay không, có phải là “vị trí đắc địa” hay không.

N goài yếu tố vị trí đặt trạm nói trên, các doanh nghiệp còn có thể cạnh tranh bằng tác phong phục vụ của nhân viên bán hàng, bằng tính trung thực trong kinh doanh thể hiện ở khía cạnh chất lượng và đong đếm, cách trang trí trạm kinh doanh có bắt mắt hay không.

Tính bất ổn trong chi phí. N hư phần trên đã trình bày, giá dầu thế giới thời gian qua có nhiều biến động trồi sụt khôn lường, biên độ dao động lớn trong khoảng thời gian ngắn. Việt N am tuy là nước xuất khN u dầu mỏ nhưng hiện phải nhập khN u hầu như hoàn toàn mặt hàng xăng dầu từ bên ngoài. N hững biến động về giá trên thị trường thế giới vì vậy mà ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mua hàng của các công ty đầu mối và giá bán lẻ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.

Về nguyên tắc, khi giá thế giới tăng thì giá bán trong nước sẽ tăng. N hưng kể cả công ty đầu mối lẫn các doanh nghiệp bán lẻ cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhận thức về bảo hiểm giá, chuyện không kiểm soát được chi phí đầu vào, bán hàng với giá thấp hơn giá thành để rồi nhà nước phải bù lỗ đã liên tục xảy ra khi lúc nhập hàng về thì giá cao, lúc bán ra thì giá thị trường thế giới lại xuống thấp.

Tình hình kinh doanh xăng dầu của công ty Tín N ghĩa năm 2006 so với các năm tiếp theo 2007 và 2008 có thể lấy làm ví dụ minh họa điển hình về tính bất ổn trong chi phí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào.

Bảng 2.9 Tình hình kinh doanh xăng dầu của công ty Tín 2ghĩa

N ăm

SỐ LƯỢN G BÁN GIÁ VỐN HÀN G BÁN LỢI N HUẬN

Triệu lít So với năm

2006 (%) Tỷ đồng So với năm 2006 (%) Tỷ đồng So với năm 2006 (%) 2006 95.59 - 1,287.99 - 5.37 - 2007 107.49 112.45 992.48 77 10.37 193 2008 115.40 120.72 979.79 76 23.91 446

Dguồn: Báo cáo doanh thu các năm của công ty Tín Dghĩa.

Có thể thấy rằng, năm 2007 lượng hàng bán ra tăng 12,45% nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 27% và lợi nhuận tăng 93% so với năm 2006. Sang năm 2008 tình hình còn được cải thiện hơn nữa với lượng hàng bán ra tăng 20,72% nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 24% và đặc biệt lợi nhuận đã tăng lên 346%. Điều này lý giải chi phí đầu vào ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty.

Rủi ro kiệt giá tài chính:

Ảnh hưởng của bất ổn trong tỷ giá đến thu nhập của doanh nghiệp. Mặc dù công ty Tín N ghĩa không phải là nhà nhập khN u xăng dầu trực tiếp, vì vậy công ty không trực tiếp chi tiền bằng ngoại tệ để nhập khN u hàng hóa, nhưng không vì thế mà những biến động trong tỷ giá VN D/USD không có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá xăng dầu mua lại từ nhà nhập khN u đầu mối đã bao gồm trong nó tất cả những biến động tỷ giá hối đoái, rủi ro biến động tỷ giá vì vậy đã được chuyển từ nhà nhập khN u đầu mối sang công ty Tín N ghĩa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ giá hối đoái VN D/USD có sự ổn định trong năm 2006 và năm 2007. Dao động tỷ giá thời gian này xoay quanh mức 0,1% đến 0,9%. Vì vậy, trong thời gian này biến động tỷ giá không ảnh hưởng nhiều đến giá bán của công ty Tín N ghĩa.

Tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng trong năm 2008, trong suốt quý 1 và đầu quý 2, tỷ giá hối đoái giảm trong khoảng 0,19% đến 0,3% so với tháng 12 năm 2007. N hưng đến tháng 5 năm 2008, tỷ giá hối đoái bắt đầu tăng trở lại, mức tăng cao nhất là 6,9% vào tháng 7 năm 2008 đã gây sức ép không nhỏ lên giá bán và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Riêng năm 2009, chỉ số giá USD tháng 8 đã tăng 6,36% so với tháng 12 năm 2008, tăng 8,98% so với cùng kỳ năm 2008 làm cho giá xăng dầu nhập khN u trở nên đắt hơn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ cân nhắc kỹ hơn với chi phí nhiên liệu ngày càng tăng, và như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Biến động giá dầu và sự điều chỉnh lượng dầu khai thác trên thị trường thế giới thời gian qua. N ăm 2000, khi các nhà lãnh đạo thế giới ngồi lại với nhau để thảo luận đưa ra các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thực hiện đến năm 2015, giá dầu thô vào thời điểm đó khoảng 25USD/thùng. Liên tục từ đó đến nay, giá dầu tăng lên không ngừng, nằm ngoài dự đoán của tất cả các chuyên gia kinh tế và kỳ vọng của các nhà lãnh đạo thế giới. Giá dầu đã tăng lên gần gấp bốn lần (xoay quanh mức giá 90USD ~ 100USD/thùng) vào năm 2007 so với thời điểm năm 2000.

Trong dịp báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UN DP) công bố ngày 25/10/2007, phụ tá Tổng thư ký liên hiệp quốc, ông Hafiz Pasha đưa ra một số liệu cho thấy những ảnh hưởng bất lợi cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi phải chi thêm đến 400 tỷ USD do giá dầu tăng cao đột biến từ năm 2003 cho đến thời điểm lập báo cáo năm 2007.

Thị trường dầu thô liên tiếp lập những kỷ lục mới trong suốt 6 phiên giao dịch trong tháng 7 năm 2008. Đỉnh điểm của sự tăng giá dầu là phiên giao dịch ngày 3/7/2008 tại N ew York, đã có lúc các hợp đồng giao tương lai được ký ở mức 145,85 USD mỗi thùng, tăng gần 2 USD so với lúc đóng cửa một ngày trước đó

2/7/2008. Tính chung từ đầu năm 2008, giá dầu thô đã tăng hơn 50%. Tại London, dầu Brent chốt tại ngưỡng kỷ lục 146,08 USD mỗi thùng, tăng 1,82 USD.

N hư vậy, giá dầu thô biến động với biên độ lớn trên khắp các thị trường chính của thế giới, kéo giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo.

Tính mùa vụ cũng có ảnh hưởng đến việc tăng giá của xăng dầu. Thường vào mùa đông, nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên thế giới để sưởi ấm tăng lên, giá dầu thành phN m thường tăng khoảng 5~10%. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần chú ý đến yếu tố này để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.

Biến động giá dầu tại thị trường Việt Dam. Trong năm 2006, tổng lượng xăng dầu nhập khN u của nước ta đạt khoảng 11 triệu tấn với kim ngạch gần 6 tỷ USD, giảm gần 4% về số lượng nhưng tăng gần 16% về trị giá so với năm 2005. Giá nhập khN u xăng dầu bình quân trong năm 2006 là 530USD/tấn, tăng 21% so với năm 2005. Chính vì vậy khối lượng nhập khN u tuy giảm nhưng trị giá nhập khN u mặt hàng này lại tăng.

Bảng 2.10 2hập khDu xăng dầu vào Việt 2am năm 2006

Lượng (tấn) Giá trung bình Trị giá

Xăng dầu các loại 11.212.677 5.969.520 532,4

Xăng 2.849.315 1.710.848.980 600,4

Dầu DO 5.662.927 3.188.111.251 563,0

Dầu FO 2.013.240 624.280.663 310,1

N hiên liệu bay 458.145 305.029.821 665,8

Dầu hỏa 229.051 141.250.201 616,7

Dguồn: Singapore, Đài Loan và Trung Quốc cung cấp 80% lượng xăng dầu nhập khQu (http://www.tinthuongmai.vn)

Theo số liệu chính thức ngày 20/12/2006, lượng xăng nhập khN u đạt 2,67 triệu tấn, với trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 6,8% về lượng nhưng lại tăng tới 26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2005. N hập khN u nhiên liệu bay đạt 447,9 nghìn tấn với trị giá 299 triệu USD, tăng 10,1% về lượng nhưng tăng 31% trị giá. Dầu DO được nhập khN u

với số lượng lớn nhất đạt 5,5 triệu tấn, trị giá gần 3,1 tỷ USD, giảm 2,8% về số lượng nhưng vẫn tăng tới 18,2% về trị giá.

Xét khía cạnh giá bán lẻ xăng dầu ở thị trường trong nước, nếu lấy năm 2007 là năm Chính phủ ban hành N ghị định 55/2007/N Đ-CP về quản lý và điều hành

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)