Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán hàng hay các khoản nợ dài hạn đến kỳ đáo hạn cần phải thanh toán nhưng công ty không thể tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán.

Bảng cân đối kế toán của công ty Tín N ghĩa cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành là 1,22 như vậy năm 2008 công ty Tín N ghĩa có 1,22 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho 1 đồng đến hạn trả. Tỷ số này là thấp so với giá trị ít rủi ro từ 1,5 ~ 2, do đó công ty đang ở trong tình trạng rủi ro thanh khoản.

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các hóa đơn hay các khoản nợ đến hạn ngay lập tức là 0,92 cho thấy năm 2008 công ty Tín N ghĩa có 92% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn, như vậy tiền mặt và các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn đang nằm trong ngưỡng chấp nhận được từ 0,75 ~ 1. Kết hợp cả hai chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh cho thấy công ty đang đối diện với rủi ro thanh khoản.

N guyên nhân của rủi ro thanh khoản này xuất phát từ các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, bằng 85,5% tổng nợ ngắn hạn trong khi tiền mặt chỉ bằng 43,4% tổng nợ ngắn hạn và các tài sản có tính thanh khoản cao có tỷ lệ rất nhỏ so với nợ ngắn hạn, hầu như không đáng kể.

2.2.1.2 Đòn bDy tài chính

Cơ cấu nợ. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty Tín N ghĩa, cơ cấu nợ năm 2008 được trình bày như sau:

Tổng các khoản nợ của công ty là 1.610 tỷ đồng.

N ợ ngắn hạn là 958,04 tỷ đồng chiếm 59,5% tổng nợ, trong đó khoản vay

nợ ngắn hạn từ ngân hàng là 695,11 tỷ đồng chiếm 43,18% tổng nợ và khoản vay từ cá nhân là 1,55 tỷ đồng;

N ợ dài hạn 652 tỷ đồng chiếm 40,5% tổng nợ, trong đó khoản vay nợ dài

hạn là 608,34 tỷ đồng chiếm 37,78% tổng nợ.

Khoản vay nợ ngắn hạn có lãi suất cố định bằng 325,83 tỷ đồng, chiếm 20,23% tổng nợ và 34% tổng vay nợ ngắn hạn.

Khoản vay nợ ngắn hạn có lãi suất thả nổi bằng 632,21 tỷ đồng chiếm 39,26% tổng nợ và 90,95% tổng vay nợ ngắn hạn.

Khoản vay nợ dài hạn có lãi suất cố định bằng 17 tỷ đồng, chiếm 1,05%

tổng nợ và 2,8% tổng vay nợ dài hạn.

Khoản vay nợ dài hạn có lãi suất thả nổi bằng 591,34 tỷ đồng chiếm 36,73% tổng nợ và 97,2% tổng vay nợ dài hạn.

Các khoản vay nợ còn lại chiếm khoảng 2,8% tổng nợ là các khoản vay không tính lãi từ UBN D tỉnh Đồng N ai.

Với cơ cấu đòn cân nợ như trên của công ty Tín N ghĩa, có thể thấy tỷ lệ vay nợ có lãi suất thả nổi rất lớn (75,99% tổng nợ), rủi ro trong sử dụng đòn bN y tài chính vì vậy sẽ rất cao khi có sự biến động tăng của lãi suất cho vay. N gược lại, nếu lãi suất cho vay xuống thấp hơn thì lợi ích công ty thu được từ các khoản vay này cũng là một khoản thu nhập đáng kể.

Lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua luôn được điều chỉnh theo các đợt điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng tiền đồng Việt N am của N gân hàng N hà nước. Diễn biến điều chỉnh lãi suất cơ bản trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3 Lãi suất cơ bản bằng tiền đồng Việt 2am giai đoạn 2006 - 2008 Thời gian Lãi suất

(%/năm) Điều chỉnh (tăng/giảm) Mức độ điều chỉnh (%) Từ 12/2005 đến 29/01/2008 8,25 - - Từ 30/01/2008 đến 18/5/2008 8,75 tăng 0,25 Từ 19/5/2008 đến 10/6/2008 12,00 tăng 3,25 Từ 11/6/2008 đến 20/10/2008 14,00 tăng 2,00 Từ 21/10/2008 đến 04/11/2008 13,00 giảm 1,00 Từ 05/11/2008 đến 19/11/2008 12,00 giảm 1,00 Từ 20/11/2008 đến 04/12/2008 11,00 giảm 1,00 Từ 05/12/2008 đến 21/12/2008 10,00 giảm 1,00 Từ 22/12/2008 đến 31/01/2009 8,50 giảm 1,50 Từ 01/02/2009 đến 01/10/2009 7,00 - -

Xét một trường hợp cụ thể. Mức lãi suất bằng đồng Việt N am thực hiện từ ngày 19/5/2008 là 12%/năm khiến các ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất không kỳ hạn là 4,38%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 14,16%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 14,23%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 14,19%/năm. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng lãi suất huy động VN D lên trên 15%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất cho vay của N HTM đối với khách hàng không quá 18%/năm. Lãi suất liên ngân hàng tương đối ổn định ở mức 12-18%/năm.

Sang ngày 11/6/2008, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt N am tăng từ 12%/năm lên 14%/năm theo nội dung quyết định số 1317/QĐ-N HN N . Với mức lãi suất cơ bản này, trần lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế vay được nới lên thành 21%, thay vì 18% so với một tháng trước đó.

Tỷ số nợ trên vốn của công ty Tín N ghĩa năm 2008 bằng 0,7117. Tỷ số này cho thấy 71,17% tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn vay.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty Tín N ghĩa năm 2008 bằng 146,89%. Tỷ số này cho thấy vốn vay đã cao hơn vốn chủ sở hữu 146,89%. Mặc dù đây là một tỷ số cao, nhưng trong một vài trường hợp bản thân nó chưa phản ánh chính xác vì nợ ngắn hạn của công ty có thể được vay với lãi suất bằng không, hay vay với lãi suất thấp. Để có đánh giá chính xác hơn chúng ta xem xét tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu tại công ty Tín nghĩa. N ăm 2008 tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là 99,98%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu là 146,91%, điều này chứng tỏ đòn bN y tài chính được tạo ra chủ yếu bởi nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khoản vay dài hạn cũng tương đương vốn chủ sở hữu của công ty (99,98%). Đây là một tỷ số rất cao, rủi ro do sử dụng đòn bN y vì vậy cũng rất cao khi có sự biến động tăng của lãi suất cho vay trong dài hạn.

Hệ số thanh toán lãi vay trong năm 2008 của công ty Tín N ghĩa bằng 2,941. N hư vậy một đồng lãi vay được đảm bảo bằng 2,941 đồng thu nhập trước thuế và lãi. Thu nhập của công ty đủ khả năng để thanh toán lãi vay. N hưng vì công ty có khoản vay nợ trung và dài hạn tương đương 99,98% vốn chủ sở hữu, do đó công ty đang phải đối diện với rủi ro biến động lãi suất là rất lớn.

2.2.1.3 Đo lường độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá: Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá:

Trong báo cáo tài chính tổng hợp và thuyết minh báo cáo thể hiện công ty Tín N ghĩa đang có dự án trồng cao su tại Lào. Chỉ báo này cho thấy công ty sẽ có độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá. Chi phí và thu nhập trên báo cáo tài chính tổng hợp của công ty mẹ cho dự án này sẽ bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá do công ty phải mua Đôla Mỹ (USD) bằng tiền đồng (VN D) sau đó chuyển sang Lào để đầu tư. Trị giá khoản đầu tư sang Lào năm 2008 là 4,75 tỷ đồng.

Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tín N ghĩa cho đến thời điểm hiện nay có phát sinh giao dịch thu, chi với duy nhất một ngoại tệ là đồng USD. Vì vậy công ty có độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá VN D/USD.

Các khoản thu vào của công ty được định danh bằng USD bao gồm tiền cho thuê đất và hạ tầng KCN cùng các khoản phí dịch vụ liên quan, riêng kim ngạch xuất khN u cà phê nhân và đá granite tiền thu về bằng USD; Các khoản chi của công ty bằng USD bao gồm chi phí nhập nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất đá granite; nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Để dự đoán được dòng ngoại tệ vào/ra thuần trong tương lai, chúng ta sẽ nghiên cứu xu hướng của dòng ngoại tệ trong quá khứ thông qua kim ngạch xuất khN u và trị giá hàng nhập khN u được thể hiện trên báo cáo xuất nhập khN u hàng tháng của công ty Tín N ghĩa. Tiếp theo đó

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất nhập khDu của công ty Tín 2ghĩa

Chỉ tiêu 2ăm 2007 2ăm 2008

Kim ngạch xuất khN u (USD) 51.811.925 44.271.434

Trị giá nhập khN u (USD) - 772.427

Kim ngạch xuất khN u của công ty Tín N ghĩa năm 2008 có sự sụt giảm do hai mặt hàng xuất khN u là cà phê và đá granite đều giảm về số lượng, trong đó lượng xuất hàng cà phê có sự sụt giảm rất mạnh: N ếu như năm 2007 số lượng cà phê xuất khN u đạt 42.216 tấn và kim ngạch xuất khN u đạt 51.490.069USD thì năm 2008 số lượng xuất khN u giảm xuống còn 27.934 tấn và kim ngạch xuất khN u là 44.176.534USD. N ăm 2007 kim ngạch xuất khN u đá granite của công ty đạt 321.856USD nhưng sang năm 2008 chỉ đạt 94.900USD. Dự báo kim ngạch xuất khN u của công ty Tín N ghĩa trong vài năm tới sẽ tiếp tục giảm do tính kém hiệu quả trong hoạt động xuất khN u hai mặt hàng chính nêu trên.

N guồn thu chính, lớn nhất của công ty Tín N ghĩa có liên quan đến ngoại tệ là tiền cho thuê đất và hạ tầng KCN cùng các khoản phí dịch vụ liên quan. Công ty hiện đang quản lý 8 KCN và 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.500ha. Dự kiến đến năm 2020 công ty sẽ cho thuê hết quỹ đất công nghiệp. Đơn giá cho thuê đất và hạ tầng KCN được định danh bằng USD, thanh toán bằng đồng Việt N am theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán. N hư vậy, số tiền cho thuê đất công ty thu được trong 5 năm tới là rất lớn. Dự báo dòng tiền thu vào từ hoạt động cho thuê đất và hạ tầng KCN tính theo Đôla Mỹ trong 10 năm tới, với diện tích đất có thể cho thuê còn lại là 1.500ha, mức giá cho thuê bình quân dự kiến là 400.000USD/ha thì tổng doanh thu đạt khoảng 600 triệu USD, trung bình khoảng 60 triệu USD/năm. Bất kỳ một biến động tỷ giá nào trong vòng 10 năm tới của số tiền 600 triệu USD cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của công ty và rất đáng phải quan tâm.

Theo dự báo của cơ quan thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đoàn báo chí The Economist của Anh quốc, trong bản phân tích tình hình kinh tế Việt N am vừa công bố dự báo tỷ giá VN D/USD sẽ ở mức bình quân 17.761 VN D trong năm 2009, bình quân 18.200 VN D vào năm 2010. Mức tỷ giá hối đoái này sẽ không thay đổi nhiều trong kỳ dự báo sau đó, bình quân ở mức 18.287 VN D trong thời kỳ 2011 – 2013. Trong năm 2009, tỷ giá thực tế VN D/USD được dự báo sẽ tăng khoảng 7,4% và chỉ tăng khoảng 2,4% trong năm 2010.

Tỷ giá VN D/USD dự báo tiếp tục tăng, nhưng EIU cho rằng các nhà hoạch định chính sách của Việt N am cũng sẽ tìm cách ngăn chặn sự mất giá mạnh của VN D so với USD, vì điều này có thể làm tăng giá trị tính theo VN D của các khoản nợ bằng USD mà các công ty trong nước đang có nghĩa vụ phải trả.

Để đo lường rủi ro tỷ giá của công ty Tín N ghĩa đối với các khoản thu – chi bằng ngoại tệ USD trong thời gian tới, sử dụng thông tin dự báo của EIU ở phần trên để lượng hóa dòng tiền vào, dòng tiền ra thuần tính bằng VN D trung bình hàng năm trong 5 năm tới, từ năm 2010 đến cuối năm 2014. Dự đoán thu nhập trung bình bằng ngoại tệ USD hàng năm của công ty Tín N ghĩa đạt 105 triệu USD/năm (tiền cho thuê đất và hạ tầng KCN ước đạt 60 triệu USD/năm; kim ngạch xuất khN u cà phê và đá granite ước đạt 45 triệu USD/năm); Dự đoán trị giá nhập khN u trung bình hàng năm của công ty Tín N ghĩa khoảng 1,1 triệu USD/năm. N hư vậy, dòng tiền vào / ra thuần tính bằng USD của công ty hàng năm ước đạt 103,5 triệu USD/năm. Trị giá xuất khN u mủ cao su từ dự án trồng cao su ở Lào không được tính ở đây vì dự kiến đến năm 2018 cây cao su mới cho thu hoạch.

Vì dòng tiền vào và ra của công ty Tín N ghĩa tính bằng USD và tỷ giá là không chắc chắn, nên cần phải triển khai một dãy tỷ giá có thể thay cho ước lượng điểm. Bảng ước tính dòng tiền thuần hàng năm của công ty Tín N ghĩa như sau.

Bảng 2.5 Dự báo dòng tiền vào, ra thuần hàng năm tính bằng USD

N ăm Dòng vốn vào /

vốn ra thuần (triệu USD)

Tỷ giá hối đoái VN D/USD có thể có

ở cuối mỗi năm

Dòng vốn vào / ra thuần tính bằng VN D (triệu VN D) 2010 2011 2012 2013 2014 103,5 103,5 103,5 103,5 103,5 17.761 đến 18.200 18.200 đến 18.229 18.229 đến 18.258 18.258 đến 18.287 18.287 đến 18.290 1.838.263,5 đến 1.883.700 1.883.700 đến 1.886.701,5 1.886.701,5 đến 1.889.703 1.889.703 đến 1.892.704,5 1.892.704,5 đến 1.893.015

N hư vậy, khi có sự biến động tăng của tỷ giá hối đoái thu nhập của công ty sẽ tăng lên do dòng tiền thuần tính bằng USD luôn luôn dương, những thiệt hại do tỷ giá tăng của dòng tiền ra (trị giá nhập khN u) sẽ được bù đắp bằng thu nhập từ dòng tiền vào vì tỷ trọng dòng tiền ra chỉ bằng 1,05% dòng ngoại tệ thu vào. Tuy nhiên, nếu tỷ giá tăng giống như ở bảng trên thì công ty còn có thể gia tăng thu nhập hơn nữa nếu sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, quyền chọn mua ngoại tệ và một số công cụ phái sinh khác. Trường hợp tỷ giá đi xuống, thiệt hại của công ty từ dòng ngoại tệ thuần sẽ là rất lớn.

Độ nhạy cảm dài hạn đối với rủi ro tỷ giá:

Công ty Tín N ghĩa có dự án trồng cao su ở tỉnh Chăm Pa Sắc – Lào. Chỉ báo này cho thấy công ty đang đối diện với độ nhạy cảm dài hạn đối với rủi ro tỷ giá. N guy cơ này xuất phát từ hai dạng đặc trưng sau:

Chuyển lợi nhuận. Giá trị tiền tệ của công ty mẹ - công ty Tín N ghĩa về dòng lưu chuyển lợi nhuận không đổi từ hoạt động kinh doanh ở Lào về nước sẽ thay đổi khi có sự thay đổi về tỷ giá. Do sản phN m mủ cao su của công ty Tín N ghĩa ở Lào sẽ được xuất khN u ra thị trường nước ngoài và sử dụng USD làm đồng tiền thanh toán, nên tuy có độ nhạy cảm dài hạn đối với rủi ro tỷ giá nhưng chỉ là rủi ro đối với đồng USD, mà không phải với nhóm tỷ giá Kíp Lào – USD – VN D. Mặt khác, dự án ở Lào mới đang trong thời điểm chuN n bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong khi cây cao su từ khi trồng đến khi bắt đầu cho thu hoạch mủ phải mất 7 năm. Theo dự kiến, khoảng năm 2018 dự án trồng và khai thác mủ cao su ở Lào mới cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Giá trị bảng cân đối kế toáncủa dự án trồng và khai thác mủ cao su ở Lào tính theo VN D của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá, nó có thể làm thay đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số đòn bN y tài chính, đặc biệt là những khoản nợ

Một phần của tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Tín Nghĩa Luận văn thạc sĩ (Trang 30)