2.3.4.1 Đặc điểm ngành nghề
Giới thiệu chung
Để có thể hỗ trợ, phục vụ tốt hơn các nhà đầu tư trong họat động kinh doanh xuất nhập khN u, tháng 5 năm 1999 công ty Tín N ghĩa đã chính thức khai trương địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài khu vực cửa khN u Biên Hòa, gọi tắt là ICD Biên Hòa. Với diện tích trên 180.000m2, ICD Biên Hoà nằm trên quốc lộ 51, có đầy đủ chức năng như một cửa khN u giao nhận hàng hoá xuất nhập khN u, cung cấp dịch vụ cho thuê kho ngoại quan, kho chứa hàng, dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa, dịch vụ “door to door” khai thuê hải quan, đại lý bảo hiểm…
Hệ thống kho của ICD Biên Hòa bao gồm 10 kho trong đó có 9 kho ngoại quan, và một kho thường với tổng diện tích 46.385m2. Với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đầy đủ phương tiện thiết bị chuyên dùng, ICD Biên Hòa đã được Tổng Cục Hải quan chọn làm điểm kiểm tra hàng tập trung tại khu vực tỉnh Đồng N ai. Khu vực kiểm tra rộng khoảng 2ha, có thể tiếp nhận cùng lúc 36 container và nhiều loại hàng rời khác.
Điểm thông quan ngoài khu vực cửa khN u là một trong những mô hình dịch vụ xuất nhập khN u được các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất quan tâm. ICD Biên Hòa có chức năng đầy đủ như một cửa khN u
giao nhận hàng hóa, xuất nhập khN u. ICD Biên Hòa gần các cảng xuất nhập hàng chính ở phía N am, cách Tân Cảng 21,5 km, các khu công nghiệp đang phát triển như Biên Hòa, Loteco, Amata, Hố N ai, Sông Mây, N hơn Trạch, Sóng Thần, Linh Trung, Singapore, Việt Hương, Gò Dầu đến ICD trong vòng bán kính 40 km.
Thực trạng hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của lĩnh vực vận tải và thông quan hàng hóa tiến triển tốt, doanh thu của công ty luôn tăng trưởng cao bất chấp những biến động và khủng hoảng kinh tế hiện nay. N ăm 2007 doanh thu tăng 31,85% so với năm 2006. N ăm 2008 doanh thu tăng 51,55% so với năm 2007 và tăng 99,82% so với năm 2006. Lợi nhuận đạt được của công ty còn có tốc độ tăng trưởng ấn tượng hơn, lợi nhuận năm 2007 tăng 3,58 lần so với năm 2006, năm 2008 tăng 1,41 lần so với năm 2007 và tăng 5,06 lần so với năm 2006.
Bảng 2.11 Kết quả kinh doanh ngành vận tải và thông quan nội địa của công ty Tín 2ghĩa giai đoạn 2006 - 2008
N ăm Doanh thu
(VN D)
Lợi nhuận (VN D)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
2006 66,184,213,629 2,861,634,165 4.32
2007 87,264,943,998 10,261,013,881 11.76
2008 132,252,056,053 14,501,826,148 10.97
Dguồn: Báo cáo doanh thu các năm của công ty Tín Dghĩa.
Lượng hàng hóa thông qua ICD Biên Hòa năm 2006 đạt 59.005 teus, năm 2007 đạt 67.551 teus chỉ bằng 4% lượng hàng thông qua các ICD khu vực TP. HCM cùng thời gian này, năm 2009 đạt 66.961 teus. Số liệu kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy lượng hàng hóa thông qua ICD Biên Hòa có dấu hiệu sút giảm so với năm trước, đạt 24.909 teus do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
2.3.4.2 Yếu tố tác động Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh:
Rủi ro về các quy định và luật pháp. Có quá nhiều thủ lục liên quan đến hoạt động xuất nhập khN u hàng hóa ở Việt N am. Đến thời điểm hiện tại, có tất cả 238 thủ
tục hải quan mà các doanh nghiệp xuất nhập khN u và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông quan và vận chuyển hàng hóa phải tuân theo. Việc sai sót nhầm lẫn trong kê khai hải quan vì vậy là không thể tránh khỏi, mỗi sai sót doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh hay kê khai lại rất tốn thời gian công sức. Trường hợp có sai sót nhưng doanh nghiệp không hoàn tất hồ sơ kịp thời sẽ gây trễ chuyến, bỏ chuyến và phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Khoản tiền bồi thường thậm chí còn lớn hơn rất nhiều khoản phí nhận được từ khách hàng. Đây là rủi ro lớn nhất mà lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải, thông quan phải đối diện.
Sự chưa thống nhất về chức năng của ICD giữa Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan. Quyết định số 53/2003/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài Chính đã quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khN u, nhập khN u chuyển cửa khN u, chính thức gọi ICD là điểm thông quan nội địa. Tại các ICD, hàng hoá xuất khN u, nhập khN u, chuyển cửa khN u phải được chứa trong các container và chịu sự kiểm tra, giám sát, làm thủ tục hải quan. Vấn đề đặt ra là các ICD có nhất thiết phải là điểm thông quan nội địa như khái niệm của Bộ Tài chính hay không?
Luật hàng hải, điều 49 quy định: Vận đơn được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. N hưng theo quyết định 1582/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan về việc điều chỉnh trên bản lược khai hàng hóa chỉ đề cập đến việc điều chỉnh về tên và địa chỉ người nhận hàng, không đề cập đến người thụ hưởng được ký hậu như Bộ Luật hàng hải. Quyết định 1582/QĐ-TCHQ không chỉ thể hiện hạn chế trong việc áp dụng thông lệ hàng hải quốc tế mà còn đi ngược lại Bộ Luật hàng hải. Việc thiếu nhất quán trong áp dụng luật pháp như trên gây bất bình, khó khăn và thiệt hại cho doanh nghiệp do phải mất nhiều thời gian, chi phí lưu hàng, chi phí chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp với quy định của Hải quan Việt N am.
Yếu tố cạnh tranh trên thương trường. Khu vực TP. HCM có 5 ICD, lượng hàng hóa thông qua các ICD này rất lớn. Số lượng hàng năm 2007 đạt 1.715.000 teus, tương đương khoảng 17,15 triệu tấn. Lượng hàng hóa thông qua ICD Biên Hòa năm 2006 đạt 59.005 teus, năm 2007 đạt 67.551 teus chỉ bằng 4% lượng hàng thông qua các ICD khu vực TP. HCM, năm 2008 đạt 66.961 teus.
Đối thủ cạnh tranh lớn của ICD Biên Hòa ở khu vực phí N am là Công ty Tân cảng Sài Gòn thuộc Bộ tư lệnh Hải quân với hai điểm thông quan ICD Sóng Thần tại tỉnh Bình Dương và điểm thông quan ICD Tân Cảng – Long Bình tại phường Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng N ai. N goài ra, công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý 4 cơ sở khác ở 4 tỉnh kinh tế trọng điểm phía N am là Tân Cảng, cảng Cát Lái tại TP. HCM; cảng container nước sâu Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Depot N hơn Trạch tại huyện N hơn Trạch. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xây dựng các công trình dân sự, quân sự trên đất liền và hải đảo, địa ốc, tài chính và dịch vụ cảng biển khép kín, cung cấp hoa tiêu, dịch vụ Logitics vận chuyển hàng tận nơi cho khách. Có thể thấy những dịch vụ trong ngành vận tải và thông quan của công ty Tân cảng Sài Gòn gần giống với ICD Biên Hòa, nhưng với quy mô lớn hơn rất nhiều. Ví dụ như điểm thông quan ICD Tân Cảng – Long Bình rộng 80 héc ta có khả năng thông quan 500.000 tues/ năm, khoảng 10 triệu tấn hàng hóa qua kho. Mặt khác, ICD Tân Cảng – Long Bình là nơi đầu tiên ở Việt N am áp dụng thông quan điện tử. Vì vậy, áp lực cạnh tranh từ đơn vị này tới ICD Biên Hòa là rất lớn.
Rủi ro kiệt giá tài chính:
Ảnh hưởng của bất ổn trong tỷ giá đến thu nhập của doanh nghiệp. Do cước phí thông quan và vận chuyển được định danh bằng USD, thanh toán bằng VN D nên công ty đang đối diện với độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá.
Ảnh hưởng của bất ổn trong giá bán xăng dầu là nhiên liệu đầu vào và chiếm tỷ trọng cao trong chi phí vận tải, do đó giá xăng dầu thường xuyên biến động đã tác động rất lớn đến cước phí vận tải, thường là biến động tăng nên công ty gặp khó khăn khi khách hàng luôn muốn có được mức giá thấp nhất có thể.
Các yếu tố tác động khác có thể tác động gồm: Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tốc độ đầu tư chậm lại, nhu cầu vận chuyển cũng giảm theo. Vấn đề an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ tại hệ thống kho cảng.
2.3.4.3 2hận diện rủi ro
Từ nội dung phân tích đã trình bày phần trên, những rủi ro trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, thông quan nội địa có thể được nhận diện như sau:
Rủi ro do sự phức tạp của các thủ tục hải quan, dễ gây sai sót trong kê khai;
Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật;
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp vận tải, thông quan hàng hóa.