Phân vùng chức năng

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 98)

d) Văn hoá, y tế, giáo dục

3.1.2. Phân vùng chức năng

+ Tiểu vùng 1: Phát triển đô thị công nghiệp và dịch vụ

Vùng này bao gồm đô thị vệ tinh Sóc Sơn theo quy hoạch và khu vực cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Do thị trấn Sóc Sơn là đô thị nhỏ, công nghiệp không vượt trội so với mức trung bình toàn huyện, vì thế không thể là cực thu hút các xã xung quanh cùng phát triển. Việc hình thành đô thị vệ tinh Sóc Sơn là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố về công nghiệp, đô thị, dịch vụ sẽ là động lực chính cho sự phát triển của huyện. Đây là khu vực phát triển kinh tế chính của huyện, ưu tiên các hoạt động công nghiệp, xây dựng khu vui chơi, giải trí, xây dựng trường học, bệnh viện, khu thể thao, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ y tế. Tận dụng lợi thế là cảng không không quốc tế Nội Bài – càng hàng không lớn nhất miền Bắc, cùng với mạng lưới giao thông rất thuận lợi, theo quốc lộ 18 để đi ra quốc lộ 1, theo cao tốc Thăng Long – Nội Bài để đi đến đường 5 kéo dài, theo quốc lộ 2, 3 để đi đến các tỉnh miền núi phía bắc, từ Sóc Sơn có thể đi tới cảng biển và cửa khẩu dễ dàng. Huyện Sóc Sơn hoàn toàn có thể phát triển dịch vụ logistic17

.

17Điều 133 Luật thương mại, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

92

93

Bảng 3.2: Các chức năng đề xuất trong từng tiểu vùng

Mục đích sử dụng đất TV Phát triển đô thị công nghiệp và dịch vụ TV Chuyên canh nông nghiệp và chế biến nông - thủy sản

TV Bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch

Nông, lâm, ngư nghiệp

Lúa & màu × о о

Rau, hoa, quả ∆ о о

Chăn nuôi × о ∆

Thủy sản × о о

Công nghiệp

Khu công nghiệp о ∆ ×

Trung tâm kho vận о о ×

Nghiên cứu, phát

triển/công nghệ cao о ∆ о

Đô thị

Khu thương mai

trung tâm о ∆ ∆

Du lịch, giải trí о о о

Công trình

công ích Khu chôn lấp rác thải × о ×

Nguồn: Học viên

Ghi chú:

о : Loại hình phát triển phù hợp, chấp nhận được ∆ : Loại hình phát triển phụ thuộc vào nội dung cụ thể × : Loại hình buộc phải phát triển hạn chế

+ Tiểu vùng 2: Chuyên canh nông nghiệp và chế biến nông - thủy sản

Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất, tạo thành một dải vành đai xanh bao quanh lấy khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ ở phần phía bắc, phía đông và phía tây. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp đã, đang và sẽ là thế mạnh của huyện. Do huyện có một vị thế rất thuận lợi để trao đổi hàng hóa nội vùng và liên vùng. Vì thế ý tưởng phát triển của tiểu vùng là kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và chế biến nông, lâm thủy sản. Hiện nay, thủy sản là khu vực phát triển kém nhất trong khối ngành kinh tế này, kết hợp với điều kiện thiếu nước hiện tại của huyện. Do vậy, theo học viện chế biến nông nghiệp cần được ưu

94 tiên hơn cả. Có thể đặt địa điểm công nghiệp chế biến tại khu công nghiệp Tân Dân – Minh Trí hoặc thị trấn Nỉ (Ưu tiên đặt tại khu công nghiệp Tân Dân – Minh Trí do gần khu vực nội thành và cảng hàng không Quốc tế). Khu vực phía bắc của tiểu vùng có điều kiện phát triển kinh tế kém hơn cả. Trong tương lai cần tập trung phát triển thị trấn Nỉ (nếu không đủ nguồn lực thì ưu tiên phát triển đô thị vệ tinh Sóc Sơn trước) , để kích thích sự phát triển khu vực phía bắc, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong tổ chức lãnh thổ.

+ Tiểu vùng 3: Bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch.

Tiểu vùng có ranh giới là khu vực đồi núi, phần nổi cao của địa hình huyện Sóc Sơn về phía tây bắc. Mục tiêu chính của tiểu vùng này là bảo tồn rừng phòng hộ kết hợp với du lịch. Tiểu vùng có chức năng sinh thái và ngăn ngừa ô nhiễm. Tiểu vùng rất thuận lợi để xây dựng khu nghỉ dưỡng cuối tuần theo định hướng phát triển của Hà Nội. Các khu du lịch hiện tại có: khu du lịch đền Sóc, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần Minh Phú, Khu tổ hợp giải trí Minh Trí (Sân gôn, khách sạn…), Khu du lịch hồ Hoa Sơn.

3.2. Định hƣớng tổ chức không gian

3.2.1. Định hướng chung

a) Căn cứ pháp lý

 Nghị định 92/2006/NĐ-CP Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

 Căn cứ Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 24/01/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, Hà Nội - tỷ lệ 1/10000;

 Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 09/05/2001 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Huyện Sóc Sơn-Hà Nội, tỷ lệ 1/10.000;

95

 Quyết định số 52/QĐ-UB ngày 04/01/2007 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Huyện Sóc Sơn-Hà Nội, tỷ lệ 1/10.000

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

 Căn cứ Kế hoạch 01/KH-UBND ngày 03/01/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015;

 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng sau năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 15/06/2012 về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10000

Luật Thủ đô 25/2012/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012

Nội dung 4,điều 22 trong Nghị định 92/2006/NĐ-CP đã luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ): Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung và khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề; phát triển hệ thống khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư; Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá; Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo; Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.

96 Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/10.000 lập năm 2000 đã được phê duyệt theo Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 09 tháng 5 năm 2001 của UBND Thành phố.

Từ Quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt đến nay huyện Sóc Sơn đã triển khai rất nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Phần lớn các dự án này đều tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng đã được duyệt.

Bên cạnh đó nhiều dự án lớn của các ngành đang đồng thời triển khai thực hiện như; Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, điều chỉnh bổ sung quy hoạch rừng gắn phát triển du lịch dịch vụ, quy hoạch giao thông nông thôn, điều chỉnh bổ sung cấp nước cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ du lịch Sóc Sơn. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch chung tại khu vực huyện Sóc Sơn cũng như các khu vực trong vùng đã có nhiều biến động ảnh hưởng đến định hướng phát triển của huyện Sóc Sơn cụ thể là dự án Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội và chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội.

Bảng 3.3: Phân tích các quy hoạch gần đây của huyện Sóc Sơn

Quy hoạch 2000 Quy hoạch 2007 Quy hoạch 2012

Hướng phát triển đô thị lên phía Bắc

Hướng phát triển đô thị sang phía Tây và Nam

Hướng phát triển sang phía tây, dọc quốc lộ 3

Dân số dự kiến đến năm 2020 là 387.878 người

Dân số dự kiến đến năm 2020 395.000 người

Dự kiến đến năm 2030 có 450.000 – 520.000 người Quy mô đất XD đô thị đến

năm 2020 là 4.613,2 ha

Quy mô đất XD đô thị đến năm 2020 là 4.152 ha chiếm

Quy mô đất xây dựng: 5200-7800 m2/người năm 2030

Trung tâm vùng, tiểu vùng, thị tứ

Trung tâm huyện, các khu đô thị, trung tâm xã

Trung tâm là đô thị vệ tinh Sóc Sơn và Thị trấn Nỉ Đất dự trữ phát triển về

phía Đông

Đất dự trữ phát triển về phía Tây Đất dự trữ phát triển về phía tây

97 Những tác động bên ngoài khác như: hướng tuyến của đường quốc lộ 3A đi Thái Nguyên, đường vanh đai 4 đi qua Huyện, và tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thay đổi, quy mô sân bay được mở rộng, bổ xung thêm cảng đường sông, đô thị Mê Linh -Vĩnh Phúc hình thành ngay sát ranh giới với Sóc Sơn. Đồng thời một số dự án dự kiến đầu tư trên địa bàn xin đuợc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang mục đích khác. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, định hướng phát triển tổ chức không gian Thủ đô Hà Nội được phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, Sóc Sơn là 1 trong 5 đô thị vệ tinh.

b) Đánh giá kết quả phát triển so với mục tiêu đề ra

Bảng 3.4: Đánh giá các kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra

Lĩnh vực Mục tiêu Kết quả đạt đƣợc Nhận xét chung

Kinh tế Mục tiêu tăng trưởng GDP bình

quân

12,37% Không đạt

Chuyển dịch cơ cấu Tăng tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp

Đạt

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp

38 triệu đồng Không đạt

Dịch vụ trung bình tăng 18-20% 13,87% Đạt

Xã hội Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa 85% 82,1% Không đạt Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 80% so với 2005 Vượt kế hoạch 2000 hộ Đạt

Tỷ lệ sinh xuống15‰ 18,9 Không đạt

Giải quyết việc làm Trên 3800 lao động Đạt

Hạ tầng Đường giao thông Thực hiện nhiều dự

án liên quan

Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Điện, thông tin liên lạc

Môi trường

Độ che phủ của rừng Phát động phong trào trồng rừng, có

chính sách không chuyển đổi mục đích rừng, phòng chống cháy rừng

98 Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 12,37%/năm (là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp (54,2%) - dịch vụ (27,4%) - nông nghiệp (18,4%). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18 triệu đồng/năm, vượt chỉ tiêu Đại hội IX.

Về đầu tư hạ tầng cho nông thôn, huyện đã thực hiện 32 dự án và phối hợp với các sở, ngành triển khai 33 dự án khác với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.600 tỷ đồng. Qua đó đã có hơn 40km đường liên huyện, liên xã, hơn 30km đường trên đê, gần 90km đường trục giao thông nông thôn được làm mới; xây 2 trường THPT, 28 trường mầm non, tiểu học, THCS, 2 phòng khám đa khoa, nâng cấp 23/26 trạm y tế (đạt chuẩn quốc gia y tế tại 100% số xã); xây dựng chợ, kênh mương, giao thông nông thôn cho 8 xã nghèo...

Qua đó, đời sống của người dân đã cơ bản được cải thiện, tỷ lệ hộ thoát nghèo là 11.069 lượt hộ (vượt kế hoạch gần 2.000 hộ), huyện cũng xây mới và sửa chữa 846 nhà dột nát hộ nghèo, 115 nhà hộ chính sách.

c) Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tác động của vùng thủ đô Hà Nội:

Theo quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, không gian đô thị vùng Hà Nội gồm một thành phố hạt nhân và các đô thị vệ tinh với bán kính 20 - 25km. Về quy mô dân số: Dân số đô thị thành phố Hà Nội được dự báo đến năm 2020 sẽ tăng (từ 2,5 triệu dân theo QHC/108) lên khoảng 3,7 triệu dân (có tham khảo quy hoạch của HAIDEP). Như vậy dân số đô thị thành phố trung tâm tăng thêm khoảng 1,2 triệu người, phân bố chủ yếu ra các vùng ngoại ô. Theo định hướng chung của vùng thủ đô, thì đô thị sẽ phát triển chủ yếu về phía Bắc sông Hồng, vì vậy huyện Sóc Sơn sẽ chịu ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số đô thị. Theo định hướng, mật độ cư trú sẽ được giảm dần từ trung tâm thành phố ra các vùng ngoại ô. Do đó mật độ cư trú trên địa bàn huyện Sóc Sơn sẽ thấp.

Với vị trí thuận lợi ở phía bắc của Thủ đô là nơi tập trung đầu mối kỹ thuật hạ tầng giao thông quốc gia. Huyện có một thế mạnh về giao lưu kinh tế xã hội với

99 TT thành phố và các tỉnh trong nước. Huyện Sóc Sơn được xác định là một trong các điểm đô thị thuộc tam giác tăng trưởng kinh tế chiến lược từ Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh.

Sóc Sơn là vùng địa hình bán sơn địa với tiềm năng quĩ đất chưa khai thác. Trong quy hoạch vùng Hà Nội đã chỉ ra phương hướng phát triển của Sóc Sơn là nằm trong vành đai công nghiệp, lương thực thực phẩm, cây xanh, dịch vụ du lịch của Hà Nội.

Theo định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị của vùng thủ đô, các đô thị lân cận với huyện Sóc Sơn có ảnh hưởng trực tiếp là: Khu Đô thị Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), phía Nam giáp khu đô thị sinh thái Sông Cà Lô (Huyện Sóc Sơn - Đông Anh)

Đô thị vệ tinh Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp sạch; trung tâm y tế, khu đại học tập trung. Khai thác tiềm năng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo. Là đô thị cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, kết nối với đô thị trung tâm qua tuyến quốc lộ 3, Thăng Long - Nội Bài và Nhật Tân - Nội Bài. Đến năm 2030, dân số khoảng 0,25 triệu người, đất xây dựng đô thị 5.500 ha, đất dân dụng khoảng 1.900 ha.

d) Ý tưởng phát triển bền vững huyện Sóc Sơn

Ý tưởng phát triển bền vững Sóc Sơn nhằm đảm bảo phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của huyện gồm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp cạnh tranh theo hướng cân bằng, đảm bảo công bằng xã hội và sự bền vững về môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, phòng ngừa thảm họa và không gây ô nhiễm môi trường. Tầm

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)