Các lý thuyết tổ chức lãnh thổ kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 25)

- Nhóm các lý thuyết cổ điển: Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp trong phạm vi ảnh hưởng của thành phố; Lý thuyết định vị công nghiệp của A.Weber, W.Christaller và Francois Perroux. Do đây là những lý thuyết kinh điển và được nhắc đến trong rất nhiều trong những công trình nghiên cứu. Do vậy, mặc dù luận văn có sử dụng đến những lý thuyết này nhưng không nhắc lại nội dung.

- Quy luật thứ nhất của Tobler về địa lý học

Tobler cho rằng: ―mọi thứ đều có quan hệ với nhau, nhưng những thứ ở gần nhau có quan hệ mật thiết hơn ở xa‖7

. Quy luật này dựa trên mô hình trọng lực gravity và nó cũng liên quan đến luật cầu, tức là mối liên quan giữa vị trí tỷ lệ nghịch với chi phí đi lại. Quy luật cũng liên quan tới sự phụ thuộc không gian (Spatial dependence), ứng dụng trong phân tích không gian (spatial analysis). Ví dụ các tuyến phố, dải đường, vỉa hè, đèn đường phân bố cùng nhau, tạo nên một dạng tô-pô có mối quan hệ tồn tại.

- Lý thuyết Cluster8

Đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới, chưa được ứng dụng trong thực tiễn nhưng là hình thưc TCLT kinh tế rất có triển vọng trong tương lai. Ở Việt Nam, Cluster chưa được nhiều người quan tâm và khái niệm cluster còn chưa được sự thống nhất. Nhìn chung, các học giả quan tâm đến vấn đề này đều có chung quan niệm cho đó là ―cụm‖ hoặc ―cụm công nghiệp‖. Hoặc quan niệm đó là ―cụm tương hỗ phát triển‖. Theo quan niệm của các học giả phương tây, cụm tương hỗ phát triển là sự tập trung những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác nhau gắn với các nhà cung ứng (tư vấn, đào tạo, cung cấp điện nước, thông tin, ngân hàng và dịch vụ khác) trong mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển, cùng chia sẻ lợi ích kinh tế có được nhờ sự liên kết cần thiết. Tại một khu vực địa lý nhất định (nhưng chỉ ước lệ chứ không có ranh giới xác định) có nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau, hỗ trợ nhau,

7 Nguyên văn tiếng anh là: Everything is related to everything else, but near things are more related than distant things.

8Trong luận án của Ngô Thúy Quỳnh đã đúc rút đặc điểm cơ bản nhất của lý thuyết Cluster, luận văn tham khảo kết quả này.

19 phối kết hợp với nhau; nhờ đó làm tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp cả ở tầm quốc gia và tầm toàn cầu.

Cụm tương hỗ phát triển được hình thành khi các lợi thế cạnh tranh thúc đẩy hoặc dẫn đến việc gia tăng sự bố trí và sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng cần nhau để tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Các doanh nghiệp tự nguyện tham gia cụm và trong cụm tương hỗ phát triển họ sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và với khách hàng.

* Điều kiện hình thành

(1) Một không gian địa lý có quy mô đủ lớn; (2) Có một hoặc một số doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh chủ yếu của khu vực lãnh thổ, một số doanh nghiệp công nghiệp bổ trợ, dịch vụ và cơ sở nghiên cứu và triển khai (R&D); (3) Các doanh nghiệp tự nguyện liên kết với nhau thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các thỏa thuận liên kết và trên cơ sở đó cùng thu được lợi ích kinh tế, cùng có được sự cạnh tranh cần thiết. (4) Chính quền địa phương khuyến khích chủ trương liên kết thành cụm vào tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi nguyện vọng của mình.

- Lý thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman9

Lý thuyết tân cổ điển trước đó đã lý giải rằng hiện tượng các nước trao đổi hàng hóa với nhau tạo ra do sự khác biệt giữa những lợi thế cạnh tranh tương đối của các nước này. Trường phái này có hai nhánh chính. Ricardo cho rằng sự khác biệt tạo ra do khác biệt trình độ công nghệ. Nước có công nghệ tốt có lợi thế so sánh khi sản xuất được xe hơi, chẳng hạn, thì sản xuất ra xe hơi, nước không có lợi thế so sánh trong công nghệ so với nông nghiệp chẳng hạn thì tập trung vào nông nghiệp, ví dụ trồng chuối; nước này tập trung sản xuất và xuất khẩu xe hơi còn nước kia tập trung trồng trọt và xuất khẩu chuối, hai nước trao đổi thương mại cho nhau và phúc lợi xã hội tính theo tổng lượng sản phẩm tạo ra tăng lên. Nhánh thứ hai do

9 Lý thuyết của ông đã giải thích được sự trao đổi hàng hóa giữa các nước có cùng lợi thế cạnh tranh với nhau mà mô hình kinh tế học tân cổ điển không giải thích được. Tháng 5 năm 2009, ông có đến thuyết trình tại Việt Nam. Luận văn đã tổng hợp các ý kiến trao đổi của ông và các học giả về định vị dịch vụ.

20 Heckscher và Ohlin đề xướng. Hai ông là giáo sư trường kinh tế Stockholm và Ohlin được để cử giải Nobel kinh tế năm 1977. Mô hình Heckscher-Ohlin cho rằng ưu thế cạnh tranh tạo ra do sự dư thừa những nhân tố dành cho sản xuất dẫn đến sự hình thành việc trao đổi thương mại giữa hai nước. Nước có nhiều lao động thì tập trung sản xuất những sản phẩm tận dụng được ưu thế lao động giá rẻ còn nước có ưu thế về vốn thì tập trung sản xuất những sản phẩm đòi hỏi phải đầu tư vốn nhiều, hai nước này trao đổi những sản phẩm cho nhau.

Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, và nhất là từ thập niên 1980 trở đi, giữa các nước công nghiệp phát triển, bắt đầu hình thành nên một hình thức trao đổi mậu dịch mới. Các nước có những đặc tính kinh tế gần giống nhau trao đổi cùng một sản phẩm với nhau và với thể lượng ngày càng tăng. Ví dụ như Đức với Pháp, Canada với Hoa Kỳ, Thụy Điển với Đức…; Thụy Điển xuất khẩu xe hơi sang Đức đồng thời nhập khẩu xe hơi từ Đức, Đức xuất khẩu hóa chất sang Pháp và nhập khẩu hóa chất từ Pháp….Các mô hình trao đổi kinh tế tân cổ điển không giải thích được nữa.

Đóng góp của ông trong lĩnh vực kinh tế địa lý (với bài báo năm 1991), hiện nay được dùng làm mô hình chính để giải thích sự phân bố của các hoạt động kinh tế, trong đó yếu tố chi phí vận chuyển và kinh tế dựa theo số nhiều (economies of scale) đóng vai trò quan trọng. Ở đây, kinh tế số nhiều (economies of scale) có hai loại. Một là nội kinh tế số nhiều (internal economies of scale), nghĩa là bằng việc tái tổ chức doanh nghiệp, tăng số lượng sản phẩm,… sẽ giúp giảm giá cả, chất lượng tăng, tăng sức cạnh tranh. Hai là ngoại kinh tế số nhiều (external economies of scale) đề cập đến hiện tượng một sự phát triển trong lĩnh vực tác động đến doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát triển; lấy ví dụ máy hơi nước sau khi áp dụng vào ngành công nghiệp may mặc ở Anh giúp cho các công ty ứng dụng kỹ thuật này gia tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Việc tận dụng được ngoại kinh tế số nhiều chủ yếu do việc các công ty tập trung gần nhau và kiến thức từ đó lan tỏa ra các công ty lân cận.

Krugman toán hóa các mô hình và giải thích rằng điều này có được do thị trường thích các sản phẩm đa dạng và các nhà sản xuất có được lợi nhuận dựa vào kinh tế số nhiều. Ví dụ người dân Thụy Điển không những chỉ thích xe hơi Volvo

21 mà còn thích xe hơi Mercedes, Audi… nên các nhà buôn xe hơi nhập xe hơi Đức về, trong khi người dân Đức nhiều người lại thích xe Volvo của Thụy Điển nên họ nhập ngược trở lại. Kinh tế số nhiều giải thích rằng thay vì mở các nhà máy ở khắp nơi trên thế giới việc tập trung ở một vài nơi để sản xuất và chuyên chở đi xuất khẩu sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Quan trọng nhất của kinh tế dòng chính là toán hóa được các mô hình. Điều này Paul Krugman làm được nhờ những đóng góp của Dixit và Stiglitz về lĩnh vực cạnh tranh độc quyền trước đó không lâu vào năm 1977 với bài báo ―Monopolistic competition, and the optimum product diversity‖ trên tạp chí The American Economic Review.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)