Tài nguyên đất của huyện có 03 nhóm đất chính [27], trong đó:
a/ Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây:
- Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pbc), với tổng diện tích 385 ha, phân bố ở khu vực ngoài đê sông Cầu thuộc các xã phía Đông của huyện như: Tân Hưng, Việt Long, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ. Đất hình thành trên các bãi bồi lòng sông Công và sông Cà Lồ. Đất đang hình thành ở giai đoạn sơ khai, hình thái phẫu diện đất chưa phân hoá và kém ổn định. Đất có độ phì khá cao nên được sử dụng trồng rau, màu trong các giai đoạn không bị ngập chìm.
Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc), với tổng diện tích 680 ha. Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj), phân bố ở các xã như Đông Xuân, Kim Lũ, Bắc Phú,… với tổng diện tích 990 ha. Đất phù sa ngòi suối (Py), đây là loại đất chỉ có ở ven các suối đầu nguồn của Sóc Sơn, với tổng diện tích 172 ha. Đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf), với tổng diện tích 1.209 ha, đây cũng là sản phẩm đặc trưng của các khu vực tiếp giáp giữa đồng bằng với vùng đồi gò.
Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con sông, đã có sự phân hoá theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành. Nhìn chung các vùng đất phù sa tương đối bằng phẳng (cốt +3,5 m ÷ +5,5 m); thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành phần dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20%. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng.
44
45 b/ Đất bạc màu bao gồm 2 loại:
- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic (B), đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã vùng đồi gò như: Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Quang Tiến,… Đất hình thành trên các đồng bằng cao, đồng bằng đồi, cấu tạo bởi trầm tích sông, Đệ tứ thống Pleistocen. Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp lâu dài đã làm đất bị thoái hoá, bạc màu.
Độ phì đất suy giảm nhưng vẫn được sử dụng trồng lúa và hoa màu. Để nâng cao năng suất cần tăng cường bón phân chuồng, phân xanh và làm công tác thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đất có phẫu diện phân hoá khá rõ. Tầng mặt thường bị rửa trôi một phần cấp hạt sét.
- Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha. Quá trình sử dụng đất lâu dài trong canh tác nông nghiệp đã làm đất bị thoái hoá, bạc màu, tầng mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, các tầng dưới thường xuất hiện đá ong. Do có địa hình bằng thoải nên đất vẫn có giá trị sử dụng hữu hiệu trong canh tác nông nghiệp. Nên dành các diện tích này phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, ví dụ như trồng chè. Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp. Địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng bậc thang với tầng canh tác mỏng.
c/ Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đất sau: Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá sa thạch quăczit, cuội kết và dăm kết (Fs), chiếm diện tích khá lớn với 5.845 ha, trên 50% tổng diện tích của vùng đồi gò. Đất feralitic nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp), có tổng diện tích 879 ha.
d/ Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.
46