Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 90)

d) Văn hoá, y tế, giáo dục

2.3.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước

Phân tích và đánh giá các loại hình sử dụng tài nguyên nước

Tài nguyên nước còn được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 463 ha và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể giai đoạn 2006-2010 đã tăng 1,3 lần. Nhìn chung tốc độ tăng chậm do diện tích mặt nước của huyện ít, các hồ lớn lại không được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Ở hầu hết các khu vực nuôi trồng, cá là loài được chọn nuôi nhiều nhất, cả diện tích và sản lượng có sự tăng trưởng qua các năm, bên cạnh đó diện tích nuôi tôm và diện tích ươm giống chỉ chiếm một phần rất nhỏ và có xu hướng giảm. Bên cạnh hình thức nuôi trồng, còn có hình thức khai thác cá, tôm và các thủy sản khác. Nhìn chung, sản lượng khai thác thấp, chỉ bằng 1/7 sản lượng nuôi trồng, số lao động giảm theo từng năm. Số liệu thống kê chỉ ra, năm 2006 mặc dù diện tích và sản lượng nuôi trồng thấp hơn, nhưng lại thu hút một lượng lớn khác biệt hẳn so với những năm sau. Điều này chứng tỏ có một thời kỳ người dân tham gia vào nuôi trồng thủy sản nhiều nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao nên chuyển sang các hình thức kinh tế khác (Phụ lục 2).

Tài nguyên nước phục vụ Giao thông: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông. Hiện nay, trên sông Công các tuyến vận tải thông qua cảng đầu mối là Trung Giã với hàng hoá chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng; trên sông Cầu chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng qua cảng Cẩm Hà và cảng Việt Long; trên sông Cà Lồ thông qua cảng Thanh Xuân và cảng Thá.

Phân tích sự cấp nước và sự tiêu thoát úng:

Thủy lợi: Tuyến đê chính: Tổng chiều dài tuyến đê cấp III trong huyện là 32080m, cao trình thiết kế +10,5 – 11,0m, trong đó: Tuyến tả sông Cà Lồ từ dài 20252m; Tuyến hữu sông Cầu từ dài 11828m. Hệ thống trạm bơm tưới tiêu: Các trạm bơm tưới nằm rải rác tại các xã và 5 trạm bơm tiêu Tân Hưng, Cẩm Hà I, II, Tăng Long, Tiên Tảo nằm ở vùng tiêu III phía Đông huyện.

84

Hiện trạng cấp nước: Khu vực Thị trấn Sóc Sơn và vùng nông thôn ven thị trấn Được cấp nước từ nhà máy nước Đông Anh, công suất thiết kế 12.000 m3/ngđ, công suất bình quân năm 2010: 5.832 m3/ngđ. Phạm vi được cấp nước: Vùng dân cư dọc QL3 từ Phủ Lỗ về đến thị trấn Sóc Sơn và các khu công nghiệp: CN + thương mại Mai Đình, CN Tiên Dược và một số xã thuộc huyện.

Trạm cấp nước (TCN) cục bộ: Hiện có một số trạm cấp nước sạch cục bộ từ giếng khoan không được xử lý, tổng công suất các trạm bơm này là Q= 2.050 m3/ngđ: Nhà trẻ khu nhà Liên cơ: Có công suất Q=150 m3/ngđ.; Trạm lương thực thực phẩm Có Q= 150 m3/ngày; Trạm Uỷ ban Nhân dân huyện có Q= 170 m3/ngày; Trạm Xí nghiệp gốm sứ có Q= 480 m3/ngày; Trạm bơm giếng khoan trường An Ninh, công suất 30 m3/h; Trạm bơm giếng khoan trường Cảnh Sát, Q=30 m3/h. Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh riêng với hệ thống gồm 6 giếng khoan, 3 giếng khai thác với công suất 230m3/h, 3 giếng chưa khai thác, công suất 95m3/h. Khu công nghiệp Nội Bài: Trạm xử lý nước ngầm, công suất Q= 880 m3/ngày [46].

Khu vực nông thôn: Khu vực này chủ yếu dùng nước mưa, nước giếng. Các xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ đã có trạm cấp nước và mạng lưới ống cấp nước theo dự án. Nhưng hiện hệ thống này chưa hoạt động, nước sinh hoạt vẫn là nước mưa, nước giếng. Trong tương lai gần sẽ sử dụng hệ thống này.

Như vậy, Tỷ lệ dân số được cấp nước hiện tại là 4% (theo Công ty Nước sạch Hà Nội). Tỷ lệ dùng nước giếng đào chiếm 42,2%, giếng khoan chiếm 57%. Số người dùng nước hợp vệ sinh chiếm 64%. Các hệ thống cục bộ hiện có trong tương lai sẽ không được sử dụng vì không đảm bảo vệ sinh (chủ yếu hiện nay không có công trình xử lý). Trong thời gian tới cần hoàn thiện công trình nhà máy nước Sóc Sơn phục vụ nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao của khu vực thị trấn và các xã lân cận.

Phân tích tiêu thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt: Mạng lưới sử dụng hệ thống thoát nước chung giữa nước thải và nước mưa. Khu vực thị trấn: nước thải mới chỉ được xử lý cục bộ qua

85 bể tự hoại rồi thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa. Mương thoát nước mưa trong khu vực này tương đối hoàn thiện. Khu vực làng xóm cũ: nước thải một phần được thu gom làm phân bón, một phần thoát theo rãnh hoặc các vệt trũng ra ao, mương hiện có sau đó chảy ra hệ thống các mương tiêu chính rồi cuối cùng đổ ra sông, hồ. Nước thải công nghiệp: Đã có trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, chỉ có nước thải sinh hoạt của 1 số nhà máy được thu gom và xử lý tập trung. Còn nước thải sản xuất do các nhà máy tự thu gom, xử lý và thải ra môi trường. Dẫn đến nước thải xả ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn. Nước thải y tế: chưa được xử lý, vẫn đang thoát ra hệ thống TN chung.

Nhận xét: Mạng lưới cống rãnh tiêu nước thải sinh hoạt không có quy hoạch đồng bộ gây nên tình trạng ứ đọng nước thải, mùi hôi… Mương thoát nước có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường lắng đọng. Lượng nước thải đã xử lý sơ bộ còn rất nhỏ so với yêu cầu (<10%). Hệ thống nước thải y tế: chưa được xử lý riêng.

Đánh giá chung:Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa nước, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương, hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60-70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, Phú Tàng, Bắc Giã, Xuân Bách, Bắc Thượng, Yên Ninh, Đan Hội, Đình Trại, Lai Sơn, Chân Chim, Quảng Lạc, Thắng Trí, Trại Rừng,…dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hoá. Tỷ lệ nước sạch cung cấp cho người dân còn thấp, một số trạm cấp nước đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, dẫn đến Thiếu nƣớc cung cấp cho phát triển công nghiệp và đô thị. Bên cạnh đó cũng có một số khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)