Địa hình

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 41)

Địa hình nguồn gốc bóc mòn - xâm thực

Địa hình núi thấp

Đó là phần cuối phía Đông Nam của dãy núi Tam Đảo, nơi địa hình hạ thấp xuống chỉ còn khoảng 300 - 400 m. Dãy núi Tam Đảo (có thể gọi là các khối núi bậc I) có đường phân thuỷ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tuy nhiên, đường phân thuỷ này bị chia cắt bởi hàng loạt thung lũng xâm thực có hướng vuông góc với nó (hướng Đông Bắc - Tây Nam) tạo nên các khối núi nhỏ (có thể gọi là các khối núi bậc II) có hướng sơn văn cắt thẳng góc với hướng sơn văn của dãy Tam Đảo. Điều đó thể hiện khá rõ ở phần cuối của dãy Tam Đảo, phần trong địa phận Hà Nội. Các khối núi này có hướng Đông Bắc - Tây Nam, có chỗ hướng á kinh tuyến với đỉnh cao nhất 438 m, phần đỉnh hơi có dạng vòm thể hiện không rõ các bề mặt san bằng, các sườn có dạng thẳng, hơi lõm với độ dốc giảm dần về phía chân sườn. ở đây các khối núi bậc II lại bị chia cắt phần ven rìa bởi hệ thống xâm thực thành các dải vai núi kéo dài mà phần rìa của chúng thường là các đồi sót cao dưới 200m.

Về tuổi địa hình các khối núi, trên cơ sở phân tích hình thái và trầm tích so sánh, bề mặt đỉnh của khối núi Hàm Lợn có tuổi giả định muộn nhất là Plioxen sớm (N21), bởi vậy, có thể cho rằng tuổi của các khối núi ở đây là N21 - Q.

Các thung lũng chia cắt dãy Tam Đảo trong địa phận Hà Nội thành các khối núi bậc II (khối Hàm Lợn và khối Núi Đền) gồm thung lũng Sông Đồng Đỏ và thung lũng Tỉnh lộ 35 (tỉnh lộ chạy theo thung lũng này). Thung lũng Sông Đồng Đỏ phân cắt khối Hàm Lợn với phần phía Tây Bắc của dãy Tam Đảo, là một thung

35 lũng hẹp hình chữ V, với độ chia cắt sâu khá lớn. Thung lũng Tỉnh lộ 35 phân cắt giữa các khối Hàm Lợn và Núi Đền thể hiện chúng phát triển trên hệ thống đứt gãy phá huỷ mạnh cùng với quá trình bóc mòn - tích tụ tạo nên một đồng bằng khá rộng trong thung lũng. Các thung lũng này phát triển theo đứt gãy hướng Đông Bắc - Tây Nam [27].

Hệ thống sườn của các khối núi thấp nêu trên có thể chia ra theo các quá trình biến đổi sườn hiện đại phổ biến, như sau :

Sườn bóc mòn với các quá trình trọng lực (dốc >30O)

Đó là các sườn có độ dốc >30O khá phổ biến trên phần cao của các sườn thuộc các nhánh phía Nam khối núi Hàm Lợn, độ dốc đôi khi đến trên 35O. Các quá trình địa mạo hiện đại phổ biến là trượt lở, trôi trượt trong lớp vỏ phong hoá tầng trên mặt.

Sườn xâm thực bóc mòn cao 75-200m (độ dốc 20 - 30O)

Là các sườn khá phổ biển trên địa hình núi thấp với các sườn có độ dốc phổ biến khoảng 20O, có dạng thẳng hoặc hơi lồi, trên đó thể hiện quá trình rửa trôi mạnh, một số nơi độ dốc lên 30O các quá trình trọng lực bắt đầu thể hiện rõ như trôi trượt bề mặt.

Sườn rửa trôi bề mặt cao 200-300m ( độ dốc <20O )

Trên vùng núi thấp các sườn này kém phổ biến, chúng phân bố ở các phần gần đỉnh và chủ yếu ở chân núi với các bề mặt khá thoải (<20O)trên đó thể hiện chủ yếu quá trình rửa trôi và bắt đầu xuất hiện các khe rãnh xâm thực nhỏ chia cắt bề mặt.

Sườn bóc mòn chân núi với các quá trình rửa trôi - tích tụ deluvi

Các dải vạt gấu chân sườn thể hiện không điển hình với các bề mặt khá hẹp và thoải (10 - 15O) với quá trình rửa trôi bề mặt thể hiện yếu, ở những nơi trũng, thấp xuất hiện các dải tích tụ vật liệu mỏng có thành phần cát, dăm, sạn là sản phẩm rửa trôi từ các phần cao xuống.

36

37

Đồi và đồng bằng đồi

Phân bố thành mảng lớn liên tục ở khu vực cực Bắc Hà Nội thuộc các xã Bắc Sơn và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), ngoài ra là các đồi sót phân bố ở một số nơi cũng trong huyện Sóc Sơn. Hình thái chung phổ biến của kiểu địa hình này là sự chuyển tiếp rất mềm mại từ các bề mặt đồng bằng bóc mòn (pediment) thấp (10 - 15 m) và khá bằng tiếp đến là các bề mặt lượn sóng thoải (15 - 20m), sau đó là dạng đồi thấp thoải (20 - 25m) và sau cùng là các đồi sót dạng bát úp hoặc chóp thoải (>25 m).

Kiểu địa hình này gồm các dạng địa hình sau :

Các đồi bóc mòn với các quá trình xâm thực rửa trôi bề mặt (<20O )

Phân bố rìa các khối núi hay là các đỉnh sót trên vùng đồng bằng đồi, có diện tích nhỏ. Các đồi thường có dạng bát úp hoặc chóp thoải rải rác ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, có độ cao phổ biến 20 - 30m với các sườn thoải (dốc 10 - 15O) một số đồi cao trên dưới 100 m với các sườn dốc đến trên 20O như đồi Núi Mỏ. Các quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến trên các sườn là rửa trôi bề mặt trên các đồi thấp, trên các đồi cao thể hiện quá trình xâm thực khá rõ.

Tuổi của các đồi này, xét theo sự phát triển liên tục với các khối núi nêu trên, có thể được cho là N22

.

Bề mặt pediment cổ bị chia cắt bởi các sườn rửa trôi bề mặt, cao < 20m, dốc 8 -12O

Đây là các dạng đồi thấp hoặc chỉ là các gò đất cao 20 - 25m có diện tích đáng kể ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, rải rác ở các xã Minh Phú, Minh Trí... . Phân bố xen giữa các bề mặt lượn sóng và các đồi sót. Chúng có các sườn rất thoải (<10O) trên đó phổ biến các quá trình rửa trôi bề mặt, đôi chỗ thể hiện quá trình xâm thực yếu. ở nhiều nơi dạng địa hình này bị biến đổi mạnh do quá trình phát triển xây dựng.

Tuổi của dạng địa hình này, xét theo sự phát triển liên tục với các dạng địa hình đồi nêu trên, có thể được cho là Pleistocen sớm (Q11)

38 Bề mặt bóc mòn sau pediment hóa, xâm thực – tích tụ bằng phẳng, có những gò nhỏ lượn sóng thoải

Đây thực chất là các bề mặt pediment nhưng bị biến dạng do quá trình bóc mòn chia cắt xâm thực và tích tụ san bằng để tạo nên bề mặt lượn sóng thoải có độ cao 15 - 20m, phân bố rộng rãi ở các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Hiền Ninh.

Bề mặt này còn phân bố khá phổ một số chỏm nhỏ ở khu vực xã Minh Trí với bề mặt lượn sóng thoải (dốc 5 - 8O) thể hiện quá trình rửa trôi bề mặt hiện đại.

Tuổi của dạng địa hình này, xét theo sự phát triển liên tục với các dạng địa hình gò đồi nêu trên, có thể được cho là Pleistocen sớm (Q11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

)

Bề mặt pediment bóc mòn tích tụ trước núi với quá trình rửa trôi bề mặt Phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc huyện Sóc Sơn như Bắc Sơn, Nam Sơn, một phần đáng kể ở chân các khối núi và trong thung lũng. Bề mặt dạng địa hình cao trên dưới 15 m, khá rộng và bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng rất thoải, gần chân núi có dạng hẹp và hơi nghiêng.

Cấu tạo của dạng địa hình này phổ biến là các bề mặt bóc mòn rộng hình thành trên vỏ phong hoá dày xen các trũng được lấp đầy bởi các vật liệu trầm tích sét phong hoá có màu xám trắng, xanh lẫn mùn thực vật màu xám đen lộ ra trong các công trình đào hồ dọc theo các bề mặt chân núi, nhiều nơi đang được khai thác làm vật liệu xây dựng.

Tuổi của dạng địa hình này, xét theo sự phát triển liên tục với các dạng địa hình bề mặt lượn sóng thoải nêu trên, có thể được cho là Pleistocen giữa (Q12

) Máng xâm thực

Phát triển chủ yếu trên vùng đồi núi thấp của Sóc Sơn. Mật độ mạng lưới xâm thực rất thấp. Trên địa hình núi chúng là các khe rãnh của các dòng chảy tạm thời có mức độ chia cắt sâu trung bình với hình thái dạng chữ V, mật độ chia cắt ngang đạt mức độ trung bình đến yếu. Trên vùng đồi và đồng bằng đồi các máng xâm thực là các dòng chảy theo mùa có trắc diện ngang dạng chữ U, trong lòng máng phổ biến lộ đá gốc.

39 Địa hình nguồn gốc tích tụ rìa đới nâng có qui mô khá hạn chế cả về diện tích và bề dày trầm tích, phân bố trong vùng đồng bằng đồi hoặc ven theo hệ thống sông chảy theo rìa vùng nâng, gồm các dạng địa hình sau :

Đồng bằng thềm bậc I nguồn gốc sông cao < 10m (Q13

) bị chia cắt

Cũng đồng bằng cao như mô tả ở trên, ở khu vực các xã Tân Hưng, Bắc Phú, Tân Minh (Sóc Sơn) bề mặt đồng bằng có dạng nghiêng hẳn xuống bề mặt đồng bằng thấp (cao 5 - 6 m cấu tạo bởi hệ tầng Thái Bình) ở khu vực đồng bằng sông Cà Lồ và đặc biệt là chúng bị chia cắt khá mạnh so với bề mặt đồng bằng có cùng nguồn gốc và tuổi, để tạo nên bề mặt lượn sóng dạng gò đồi thấp. Một số nơi sét của hệ tầng Vĩnh Phúc cấu tạo nên đồng bằng được khai thác rộng rãi và rất dễ dàng do đặc điểm chia cắt bề mặt địa hình của chúng. Đây là dạng khá đặc biệt của địa hình đồng bằng cao nguồn gốc sông tuổi Pleistocen.

Đồng bằng thềm bậc I, nguồn gốc sông - đầm lầy cao > 10m (Q13)

Đồng bằng phân bố chủ yếu ở khu vực xã Hồng Kỳ, nơi các bề mặt đồng bằng nằm xen với các đồi sót và các bề mặt pediment. Các trầm tích tầng mặt là bột sét màu xám đen khá quánh được phủ bởi lớp đất canh tác dày 40cm. Trầm tích có màu xám vàng loang lỗ lẫn mùn thực vật.

Bãi bồi cao (Q21 - 2 )

Nằm thấp hơn thềm bậc I nêu trên với độ cao 10 - 15m, phân bố dọc theo sông Công, có bề mặt nghiêng thoải về phía lòng sông. Bãi bồi được cấu tạo bởi lớp trầm tích cát, sạn sỏi có bề dày mỏng nằm trực tiếp trên đá gốc.

Bãi bồi thấp (Q22)

Bãi bồi có diện tích hẹp, phân bố dọc lòng sông Công, độ cao 7 - 10m.

Tuy vậy, xét về mặt địa chất, địa mạo, khu vực Sóc Sơn, ít thuận lợi cho nông nghiệp. Đây là vùng địa hình cao dạng đồi, các thành tạo địa chất lộ ra trên mặt chủ yếu có tuổi cổ, đặc biệt là trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc bị phong hoá đá ong khá mạnh và trên diện rộng. Diện tích đất ở khu vực đồi núi thấp của huyện Sóc Sơn trong tương lai có thể chuyển sang phát triển lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu

40 là đảm bảo cân bằng sinh thái. Thay vào đó, diện tích đất phù sa dọc theo các sông lớn chảy qua thành phố sẽ là những khu vực phù hợp cho phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 41)