d) Văn hoá, y tế, giáo dục
2.2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ theo định hướng phát triển của huyện
Trong các định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn có đưa ra phương hướng phát triển cho các tiểu vùng: đồi gò, chuyển tiếp và vùng đồng bằng ven sông.
Vùng đồi gò nằm trên địa bàn các xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú và Hồng Kỳ với diện tích khoảng 12.500 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc, Phía Tây và Tây Nam của huyện.
Bảng 2.13: Các ngành kinh tế phân theo tiểu vùng
Tiểu vùng Số dân Tỷ lệ (%) Mật độ trung bình (ngƣời/km2 ) Tỷ lệ SL lƣơng thực quy thóc (%) Tỷ lệ GTSX công nghiệp cá thể (%) Ngành chính Sản phẩm chính
Gò đồi 58.719 19,8 509,19 23,4 13,33 Lâm nghiệp nông nghiệp, Cây ăn quả, hoa màu Chuyển tiếp 107.783 36,3 1649,34 28,2 35,79 Dịch vụ, công nghiệp Các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ Đồng bằng 129.915
43,9 1484,04 48,4 50,87 Nông nghiệp Lúa, thủy sản
Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê năm 2011
Vùng chuyển tiếp nằm trải dài từ phía Bắc đến vùng giữa huyện Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn. Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40m.
Vùng đồng bằng ven sông: nằm trải dài bao quanh huyện từ phía Đông Bắc, phía Đông đến Đông Nam qua địa bàn 12 xã là Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Đông Xuân, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân, Đức Hòa với diện tích khoảng 88.510ha. Địa hình của vùng khá bằng
68 phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.
Trên cơ sở hạ tầng là nền tảng tự nhiên, chính sách phát triển là kiến trúc thượng tầng tác động tạo nên sự phân hóa mạnh giữa các tiểu vùng. Qua phân tích một vài chỉ số giữa các tiểu vùng nhận thấy: Tỷ lệ diện tích và số dân của tiểu vùng đồng bằng lớn nhất, tạo điều kiện cho huyện phát triển nền sản xuất nông nghiệp, đây đồng thời là khu vực tập trung quần cư nông thôn. Tuy nhiên mật độ trung bình lại thấp hơn tiểu vùng chuyển tiếp, do đây là khu đất cao, không bị ngập lụt, thuận lợi tập trung đô thị và công nghiệp. Về giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng đồng bằng cao hơn do diện tích lớn nhất, hình thành nhiều cơ sở sản xuất cá thể. Cả về công nghiệp và thương nghiệp, tiểu vùng gò đồi luôn thấp hơn so với 2 tiểu vùng còn lại. Đặc điểm về dân số và mật độ cho thấy tương quan với các ngành chính và sản phẩm chỉnh của từng tiểu vùng. Tiểu vùng gò đồi, mật độ thấp nhất, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng. Tiểu vùng chuyển tiếp, khu vực tập trung công nghiệp và dịch vụ nhất. Cuối cùng, tiểu vùng đồng bằng ven sông, sản xuất nông nghiệp là chính, xen kẽ với các cơ sở sản xuất công nghiệp.