Tổ chức lãnh thổ nông thôn và đô thị:

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 83)

d) Văn hoá, y tế, giáo dục

2.2.4Tổ chức lãnh thổ nông thôn và đô thị:

Bảng 2.18: So sánh giữa Thành thị / Nông thôn

Năm 2006 2007 2008 2009 2011

TT NT TT NT TT NT TT NT TT NT

Dân số (1000 người) 4,110 268,2 4,245 273,1 3,9 275,1 4,006 281,2 4,25 292,2 Số hộ gia đình 1040 62.152 1042 64511 1070 68366 1488 69425 1193 72675

Số người trong độ tuổi

lao động 2.484 163.625 2490 162.941 2,49 164.025 2.495 167.045 2951 176.763 Tỷ lệ tăng tự nhiên trung

bình (‰) 12,9 14,68 15,78 16,26 23,2 14,72 18,97 14,57 12 14,704

Tỷ lệ diện tích đất nông

nghiệp - - - - 24,3 58,95 24,32 58,95 24,1 58,82

Tỷ lệ đất sản xuất kinh

doanh phi nông nghiệp - - - - 75,6 37,58 75,67 37,58 75,8 37,71

Số CSSX CN cá thể 22 2256 27 2443 28 2491 24 2503 25 2600

Số CS của ngành thương

nghiệp Ngoài NN 16 101 23 127 24 172 41 128 53 327

77

Hình 2.9: Biến đổi dân số khu vực nông thôn và thành thị 2000-2011

Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn được phân tích cả về dân số, sử dụng đất, các ngành dịch vụ, công nghiệp. Kết quả xử lý ho thấy, thị trấn Sóc Sơn chỉ chiếm một diện tích, dân số, số hộ gia đình, số người trong độ tuổi lao động khu vực thị trấn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với cả huyện. Tỷ lệ số dân đô thị trên tổng số dân của huyện (tỷ lệ đô thị hóa) là 1,43%. Thị trấn tập trung số lượng thấp các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và số cơ sở của các ngành thương nghiệp ngoài nhà nước thấp. Tuy nhiên Sóc Sơn vẫn mang đặc điểm chung của một đô thị như Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp thấp; tỷ lệ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cao hơn. Như vậy, thị trấn Sóc Sơn là đô thị nhỏ, chưa đủ sức hấp dẫn với các khu vực lân cận. Thực tế đặt ra vấn đề thiết kế một đô thị vệ tinh, liên kết Sóc Sơn với các xã lân cận có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo nên một đô thị lớn mạnh. Theo Quy hoạch huyện Sóc Sơn đến năm 2030, định hướng 2050, Đô thị vệ tinh Sóc Sơn được thành lập trên toàn bộ hoặc một phần các xã, thị trấn: Thị trấn Sóc Sơn, các xã Tiên Dược, Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa, Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Phù Lỗ, Xuân Thu, Xuân Giang, tổng cộng 5339,45 ha chiếm 17,4% diện tích.

78

79 Về kiến trúc đô thị - nông thôn: Khu vực đô thị hóa của Sóc Sơn hiện nay tập trung tại Trung tâm thị trấn Sóc Sơn và dọc theo đường quốc lộ 3, quốc lộ 2. Khu vực còn lại hầu như vẫn còn giữ nguyên cảnh quan tự nhiên với những cánh đồng lúa, cánh đồng màu xanh ngát đan xen với các làng xóm. Tại các khu vực làng xóm vẫn còn giữ được nét đẹp của một vùng cảnh quan đồng bằng ven biển Bắc Bộ với những con đường làng, mương dẫn nước, rặng tre quanh làng. Các sông Cầu, Cà Lồ, Công là những yếu tố cảnh quan chủ đạo đã từng gắn kết các làng xóm hiện hữu và sẽ không thể tách rời trong bố cục chung của đô thị hiện tại cũng như tương lai. Mặt nước là một trong những yếu tố quan trọng tạo lập nên diện mạo các khu chức năng đô thị. Cảnh quan dọc sông hiện nay được bảo vệ tương đối tốt là không gian thiên nhiên quý giá trong quá trình khai thác phục vụ cho quá trình phát triển đô thị Sóc Sơn trong tương lai.

Về cửa ngõ đô thị: Huyện Sóc Sơn có rất nhiều cửa ngõ đi vào đô thị. 4 cửa ngõ quan trọng nhất, nằm trên các trục không gian quan trọng và xuyên suốt Huyện bao gồm: (1) Nút giao cắt giữa đường quốc lộ 18 và Đường Quốc lộ 3 cũ (cửa ngõ phía Nam); (2) Nút giao cắt giữa đường quốc lộ 3 cũ với đường vành đai 4 (cửa ngõ phía Bắc); (3) Nút giao thông đường 18 với khu đô thị Tân Dân (cửa ngõ phía Tây); (4) Nút giao thông trục đường Đông Tây với Quốc lộ 3 mới (cửa ngõ phía Đông).

Đánh giá hiện trạng và phân tích khả năng phát triển, mở rộng xây dựng:

Nền địa hình huyện Sóc Sơn biến thiên trong khoảng cao độ lớn, đa dạng và phức tạp: Khu vực đồi núi có độ dốc lớn không thuận lợi cho xây dựng, nằm về phía Bắc và Tây, Bao gồm: Hai dãy núi lớn nằm về phía Tây Bắc có độ dốc sườn dốc lớn hơn 20%, cao độ biến thiên từ 20 - 460m; Các đồi nhỏ, rải rác nằm về phía Bắc, độ dốc lớn hơn 10%, cao độ biến thiên từ 10 – 112m,

Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300m so với mặt nước biển. Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn với đỉnh 485m, Cánh Tay với đỉnh 332m, núi Đền Sóc với đỉnh 308m, điểm thấp nhất của vùng này là 20m.

80 Địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hướng tây bắc- đông nam, địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi độ dốc trên 350.

Nếu phân theo độ cao: ở độ cao từ 100-200 m có khoảng 1.100 ha, độ cao từ 200-300 m có khoảng 670 ha, độ cao trên 300 m có khoảng 500 ha, còn lại ở độ cao dưới 100 m (khoảng 3.560 ha). Có thể nhận thấy là đất đồi gò ở Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 200 m. Phân theo cấp độ dốc: ở độ dốc dưới 70 có diện tích 2.030 ha, từ 8-150 có diện tích 1.310 ha, từ 16-250 có diện tích 1.360 ha, từ 26-350 có diện tích 770ha, độ dốc trên 350

có diện tích 360 ha.

Khu vực công trình xây dựng hiện trạng chủ yếu ven các chân núi, đồi và các khu đất đã được tôn cao nằm xen kẽ với đất canh tác phổ biến trên nền cao độ 6 - 15m. Khu vực đất nông nghiệp nằm về phía Đông, giáp đê, có cao độ từ 3 – 6m, là vùng thấp trũng bằng phẳng có độ dốc nhỏ hơn 0,4%. Khu vực đất nông nghiệp nằm về phía Tây Nam và phía Đông dãy núi có cao độ từ 6 – 40m. Thị trấn Sóc Sơn được xây dựng phổ biến trên nền cao độ 8 -16,5m  Đô thị Sóc Sơn nên phát triển dọc quốc lộ 3 và về phía nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 83)