Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 71)

d) Văn hoá, y tế, giáo dục

2.2.1.Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Sự phát triển kinh tế của Sóc Sơn mang đến đặc điểm và xu hướng phân hóa Cơ cấu giá trị sản xuất rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của huyện đạt 15,2% lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dân số 2,2%, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Tỷ trong các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tăng khu vực II (công nghiệp), giảm khu vực I (nông nghiệp), khu vực III (dịch vụ) mặc dù giá trị sản xuất tăng hàng năm tăng nhưng tỷ trọng thay đổi với xu hướng không rõ ràng qua các năm. Năm 2011, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 44,19%, tức là gấp đôi giá trị sản xuất của ngành thương nghiệp và ngành xây dựng cơ bản cộng lại. Các khối ngành xây dựng cơ bản, thương nghiệp dịch vụ, vận tại có biên độ dao động thấp. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp dao động mạnh nhất với trên 14%, công nghiệp xây dựng cũng đạt trên 12%.

65

Bảng 2.11: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của Sóc Sơn

Chỉ tiêu Đơn

vị

Thực hiện

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 947093 1055511 1418094 1431814 1614357 1941848 2172470

Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản ,, 311244 317012 325440 339293 351153 369611 402309

Ngành CN - TCN ,, 297420 360159 609336 630395 716504 849050 959950

Ngành xây dựng cơ bản ,, 131776 133209 176375 134315 200176 298177 339922 Ngành thương nghiệp dịch vụ ,, 166713 195790 229174 244987 259660 317885 350309

Ngành vận tải ,, 39940 49341 77769 82824 86864 107125 119980

Tỷ trọng

Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản % 32,86 30,03 22,95 23,70 21,75 19,03 18,52

Ngành CN - TCN % 31,40 34,12 42,97 44,03 44,38 43,72 44,19

Ngành xây dựng cơ bản % 13,91 12,62 12,44 9,38 12,40 15,36 15,65

Ngành thương nghiệp dịch vụ % 17,60 18,55 16,16 17,11 16,08 16,37 16,12

Ngành vận tải % 4,22 4,67 5,48 5,78 5,38 5,52 5,52

Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các năm

Hình 2.7: Biểu đồ Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Sóc Sơn

66 Cùng với sự thay đổi tỷ trọng các khối ngành, tỷ lệ lao động cũng có sự chuyển biến khá tương đồng. Những năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao gần 90%, còn lại là lao động công nghiệp và dịch vụ. Những năm tiếp theo lao động nông nghiệp có lúc tăng, có lúc giảm nhưng với biên độ không lớn. Trái lại, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, đã đưa tỷ lệ lao động công nghiệp lên trên 22%, lao động dịch vụ gần 19%. Trải qua 10 năm, lao động công nghiệp tăng 5,7 lần, lao động dịch vụ tăng 6,8 lần. Tuy tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhưng số lượng lao động nông nghiệp cũng tăng, vẫn còn lượng lớn lao động làm nông nghiệp, điều này phản ánh những hạn chế của Huyện trong việc tận dụng cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo việc làm cho người lao động (bảng 2.12).

Bảng 2.12: Biến đổi tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế

TT Lao động theo ngành

Năm 2000 Năm 2006 Năm 2009

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100 1 Lao động công nghiệp 7.680 5,91 19.975 14,42 43.898 22,03 2 Lao động nông nghiệp14 116.976 89,97 99.877 72,12 118.363 59,40 3 Lao động dịch vụ 5.365 4,13 18.644 13,46 37.003 18,57

(Nguồn: Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Sóc Sơn đến năm 2020)

14 Trong Niên giám thống kê của huyện chỉ có số lao động công nghiệp và dịch vụ, không có số lao động nông nghiệp. Hiện nay thành phố không yêu cầu các chi cục thống kê cấp huyện thống kê số lượng lao động nông nghiệp.

67

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 71)