Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 55)

Tỷ lệ số lao động nông nghiệp/ Diện tích đất đất canh tác năm 2006 và 2009 tương ứng: 7,42 và 8,7 (lao động/ha). Điều này chứng tỏ số lao động trong nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mức tăng của diện tích sử dụng với mục đích nông nghiệp.

Bảng 2.4: Tổng hợp các chỉ số kinh tế xã hội

Năm Chỉ số

Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2011

Dân số trung bình Người 265.961 270.310 275.056 279.900 285.096 296.416 Diện tích đất NN ha - 13459 13654 13628 13599 13205 Mật đô hiệu dụng12 Người/ km2 - 2008 2014 2053 2096 2244 Tốc độ tăng trưởng dân số % 1,63 1,75 1,76 1,85 1,97 - Tỷ suất sinh ‰ 18,81 18,33 19,91 18,54 17,99 18,9159 Tỷ suất tử ‰ 3,61 3,65 3,56 3,62 3,37 4,1057 Tỷ lệ tăng tự nhiên ‰ 15,20 14,68 16,35 14,91 14,62 14,81 Số hộ gia đình Hộ 60.408 63.192 65.553 69.434 70.912 73.868 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 13,97 12,69 12,73 11,41 10,20 8,2 Số người trong

độ tuổi lao động Người 161.262 166.109 165.431 166.522 169.536 179.714

Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê các năm

Tỷ lệ tăng tự nhiên của huyện những năm gần đây khá ổn định, dao động dưới mức 2%, đến năm 2011 số hộ gia đình đạt 73.868 người, tức là trung bình mỗi hộ có 4 người, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống còn 8,2%/năm, tỉ lệ nam/nữ là 1,017. Tuy nhiên tỷ lệ tăng cơ học mặc dù tăng trưởng hàng năm nhưng vẫn còn thấp so

12Theo cuốn “Tái định dạng địa kinh tế” của Ngân hàng Thế giới, mật độ là một trong những chỉ số tích tụ, mật độ hiệu dụng cho biết số người trên 1km2 đất nông nghiệp, phản ánh hiệu quả hơn so với chỉ số mật độ vẫn thường tính.

49 với các huyện trong vùng Hà Nội do Sóc Sơn ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa (gravity trung bình, tỷ lệ đô thị hóa giảm theo khoảng cách). Năm 2005 số người nhập cư đến Sóc Sơn là 1.815 người, di cư sang các vùng khác là 1.508 người; năm 2011 là số người nhập cư 6910 người, xuất cư là 4928 người, điều đó chứng tỏ các điều kiện sống về kinh tế – xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong Huyện không đều. Tại thị trấn Sóc Sơn mật độ dân số rất cao là 5194 người/km2 (Năm 2011) và một số xã lân cận là nơi thuận tiện cho giao lưu và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong khi đó một số xã rất thưa thớt như Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh trí, Minh Phú,… dao động từ trên 300 đến trên 500người/km2. Các xã còn lại tương đối đồng đều từ trên 1.000 đến trên 2.000 người/km2. So sánh với mật độ dân số các quận - huyện khác trên địa bàn Hà Nội thì Sóc Sơn là địa bàn khá thưa thớt.

Về Lao động: Phân bố dân cư ở huyện mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 98,56% (Dân số nông thôn khoảng 292.157 người) do vậy tỉ lệ hộ nghèo ở Sóc Sơn còn khá cao (9,92%). Tổng số lao động xã hội trong các ngành kinh tế toàn huyện năm 2009 là 199.264 người, trong đó lao động nông lâm nghiêp thuỷ sản chiếm một lượng lớn là 118.363 người, chiếm tới 59,4%, lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng có 43.898 người, chiếm 22% và dịch vụ là 37.003 người, chiếm 18,57 (Bảng số liệu tại Phụ lục 2).

Lực lượng lao động chất lượng chưa cao, đội ngũ doanh nhân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu các nghệ nhân, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 90% do vậy mức sống dân cư còn thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là: 7,1 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 16 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập bình quân trên đầu người thực tế mới đạt hơn 12,5 triệu đồng/năm và còn có sự chênh lệch lớn giữa khu vực đô thị, các xã ven thị trấn và các xã xa vùng trung tâm huyện; các xã vùng đồng bằng và các xã vùng núi.. Chất lượng lao động cũng như mức sống ở Sóc Sơn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, là một bộ phận cấu thành nên Hà Nội.

50 Do ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mà nghề nông có tính chất mùa vụ nên thời gian nhàn rỗi hầu như chiếm một nửa trong năm. Thời gian nông nhàn này người dân không tham gia được vào các ngành nghề kinh tế khác do sự chậm phát triển của ngành phi nông nghiệp. Điều này dẫn tới việc một lượng lớn người thất nghiệp thời vụ trong nông thôn, kéo theo các vấn đề xã hội phát sinh nếu không có các chính sách thu hút người lao động. Mặc dù tốc độ tăng số người bước vào độ tuổi lao động nhỏ hơn so với tốc độ tăng trưởng việc làm (1,26 < 3,55), tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, năm 2000 toàn huyện có trên 29 nghìn người thiếu việc làm, chiếm trên 22% tổng lao động. Năm 2005 cũng có khoảng 29 nghìn người không có việc, chiếm gần 18% tổng lao động. Trong năm 2011, huyện đã giải quyết được việc làm cho 8510 lao động nhờ có cơ chế chính sách phát triển kinh tế.

Trong quá trình phát triển CNH -HĐH, nguồn đất chưa sử dụng thích hợp có hạn, việc xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng...chủ yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ quỹ đất nông nghiệp lại là vấn đề khó khăn giữa việc sử dụng đất và việc làm. Người nông dân mất đất dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm. Việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trong khi đó việc chuyển đổi ngành nghề mới chỉ ở giai đoạn bước đầu phát triển nên hiệu quả lao động chưa cao.

Nhận xét chung: Do đặc thù là một huyện nông nghiệp, mức sống còn thấp, chủ yếu lao động là nông nghiệp. Điều kiện kinh tế chưa đảm bảo thu hút dân cư các vùng đến nhập cư, trong khi đó mật độ dân số khu vực nội thành Hà Nội rất cao. Chủ trương của Hà Nội là phát triển kinh tế xã hội đồng đều giữa các vùng nhằm dãn dân ra các vùng ngoại thành, đặc biệt Sóc Sơn được định hướng là vùng phát triển công nghiệp tập trung và du lịch sinh thái đồi núi.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 55)