Đóng góp của các hình thức tổ chức lãnh thổ vào phát triển kinh tế:

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 75)

d) Văn hoá, y tế, giáo dục

2.2.3 Đóng góp của các hình thức tổ chức lãnh thổ vào phát triển kinh tế:

TCLT Công nghiệp:

Trong những năm qua, ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng đã phát triển mạnh mẽ và đang đóng góp phần quan trọng nhất vào nền kinh tế và sự phát triển của huyện Sóc Sơn. Đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của các lĩnh vực này là các KCN và các CCN trên địa bàn. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 2 KCN và 3 CCN với tổng diện tích lên đến hơn 700 ha đang hoạt động, đang triển khai quy hoạch, hay đã được quy hoạch bao gồm KCN Nội Bài (115 ha, đã đi vào hoạt động), KCN sạch Sóc Sơn (Tân Dân – Minh Trí, 342 ha, đang triển khai lập QHCT), 3 CCN bao gồm: CCN vừa và nhỏ Sóc Sơn (đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô 64,54ha), CCN tập trung Sóc Sơn (đã phê duyệt QHCT quy mô 293 ha), các làng ngành nghề truyền thống cũng đã đóng góp đáng kể cho GTSX ngành công nghiệp. Ngành xây dựng có quy mô nhỏ bé, phát triển còn chậm.

69

70 KCN sạch Tân Dân – Minh Trí Về mối liên hệ liên vùng: Mối Liên Hệ Vùng: Cách Sân bay quốc tế Nội Bài 8 km; Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 20 km; Cách QL5 đi Hải Phòng 24,5 km. Khu công nghiệp nằm giáp cao tốc Hà Nội — Lào Cai, là trục đường giao thông quan trọng nối liền các khu kinh tế lớn như Hà Nội, Lào Cai và Sân bay Quốc tế Nội Bài rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Khoảng cách từ Cảng hàng không sân bay Nội Bài đến Khu công nghiệp chỉ khoảng 8 km, quốc lộ 5 mới sau khi hoàn thành cũng là điểm thuận lợi cho việc vận chuyển từ khu Công Nghiệp đi cảng biển Hải Phòng. Định hướng các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm như: Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, quang-điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng sạch.

Khu công nghiệp Nội Bài xây dựng trên xã Quang Tiến, Mai Đình giai đoạn 1 có diện tích 100ha, được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ gồm hệ thống giao thông, điện, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, viễn thông, khu văn phòng, khu dịch vụ... đã đi vào hoạt động. Giai đoạn 2 diện tích 15 ha dự kiến quý I năm 2013 hoạt động. Hiện có 39 DN sản xuất công nghiệp thuê đất trong KCN, đều là DN có vốn đầu tư nước ngoài (70% là các nhà đầu tư Nhật Bản), với tổng vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD. KCN Nội Bài giai đoạn 2 diện tích 14,1ha, nằm sát KCN giai đoạn 1 đã được cấp giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Phát triển Nội Bài. Lĩnh vực hoạt động trong khu công nghiệp: Công nghiệp cơ khí, Công nghiệp điện tử, Công nghiệp chính xác, Công nghiệp nhẹ, Công nghệ tin học. Theo UBND huyện Sóc Sơn, điều bất cập ở KCN Nội Bài là, nước thải sinh hoạt của một số nhà máy được thu gom xử lý tập trung, còn nước thải sản xuất có chứa nhiều dầu mỡ, kim loại nặng do các nhà máy tự thu gom, xử lý và thải ra môi trường. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy xả trộm nước thải sản xuất chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường, chế độ vận hành hệ thống xử lý không nghiêm túc, khó kiểm soát… Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm nay khiến hàng chục hécta đất nông nghiệp quanh KCN bị bỏ hoang, lúa, hoa màu canh tác bị ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng...

71 Huyện Sóc Sơn có chủ trương phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ để đẩy nhanh chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, đồng thời tạo quỹ đất để di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư nhằm nâng cao lợi thế về vị trí địa lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hiện nay, huyện đang xây dựng cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn tại xã Mai Đình, diện tích 61,275 ha, khởi công từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động do chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng.

Giá trị sản xuất tạo ra từ 1 lao động của huyện Sóc Sơn tăng 9,5%/năm hàng năm. Thấp hơn so với thành phố cả về giá trị và tốc độ (15,5%). Giá trị SX do 1 lao động của Hà Nội gấp 4,7 lần của Sóc Sơn. Đây là chỉ số phản ánh năng lực tạo ra của cải. Huyện Sóc Sơn có năng lực tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp thấp hơn so với trung bình cả khu vực Hà Nội.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng khu vực trong nước lớn hơn nhưng các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu cao hơn các doanh nghiệp trong nước, gấp 5,7 lần năm 2011. Khu vực nhà nước, doanh nghiệp ngoại quốc doanh chiếm tỷ

Bảng 2.14: Giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra theo lao động

Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

Lao động công nghiệp SS Người 13.985 17.776 19.534 22.867 23.802

Giá trị SX CN của SS Triệu

đồng 360.159 609.336 630.395 716.504 849.050 Lao động công nghiệp

của HN Người 510.768 622.144 609.970 640.442 644.409

GTSX công nghiệp của

HN Tỷ đồng 49149 71830 84103 95005 109940 GTSX từ 1 lao động của Sóc Sơn Tr.đ/lao động 25,75 34,28 32,27 31,33 35,67 GTSX từ 1 lao động của Hà Nội Tr.đ/lao động 96,23 115,46 137,88 148,34 170,61

72 trọng 90,4%, các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 9,6%. Các doanh nghiệp nhà nước có tốc độ tăng trưởng chậm trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự thay đổi đáng kể qua các năm, tăng mạnh nhất là giai đoạn 2008-2009. Trong doanh nghiệp ngoại quốc doanh, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cho doanh thu lớn nhất, tiếp đến là hình thức cá thể, hợp tác xã, tiếp đến công ty cổ phần, thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục)

Phân tích chỉ số chuyên môn hóa15 :

Nhận thấy các ngành công nghiệp chính của huyện, chỉ có chế biến thực phẩm là có hệ số LQ >1, đây thực sự là hướng đi của huyện, kết hợp chế biến thực phẩm với lợi thế cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho huyện phát triển dịch vụ logistic, làm cầu nối khẳng định vị thế của Hà Nội và vùng thủ đô trên thế giới (bảng 2.15).

Bảng 2.15: Tính chỉ số chuyên môn hóa ngành công nghiệp của huyện Sóc Sơn

Số lƣợng lao động trong ngành của Sóc Sơn Số lƣợng lao động trong ngành của Hà Nội Số lƣợng lao động CN của huyện Sóc Sơn Số lƣợng lao động CN của Hà Nội LQ Chế biến thực phẩm 1884 44110 22867 640442 1,20 SX khoáng phi kim loại 1271 46250 0,77 Chế biến gỗ, lâm sản 1750 100442 0,49 Sản xuất giường, tủ, đồ khác 444 33336 0,37 SX trang phục 568 80661 0,20 Khai thác than 38 5550 0,19

Nguồn: tính toán trên số liệu đưa ra từ niên giám thống kê Sóc Sơn và Hà Nội

73

TCLT Nông nghiệp:

Tổng số trang trại của huyện năm 2010 là 92. Số trang trại phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất là các xã thuộc tiểu vùng đồng bằng, số lượng trang trại ở tiểu vùng này gấp đôi các khu vực còn lại. Năm 2007-2008 số lượng trang trại của cả huyện tăng mạnh, sang năm 2009 giảm, tăng trở lại vào năm 2010. Như vậy, chỉ trong vài năm nhưng số lượng biến đổi không đều, chứng tỏ sự phát triển trang trại ở Sóc Sơn chưa đi vào ổn định. Tiểu vùng gò đồi luôn có số trang trại ít nhất.

Bảng 2.16: Số trang trại phân theo tiểu vùng

2006 2007 2008 2009 2010

Tiểu vùng gò đồi 18 19 15 15 21

Tiểu vùng chuyển tiếp 22 23 26 17 26

Tiểu vùng đồng bằng 33 31 49 49 45

Tổng số trang trại 73 73 90 81 92

Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê các năm

Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu về trang trại

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

2006 2007 2008 2009 2010

I. Tổng số trang trại T.Trại 73 73 90 81 93

1. Trang trại cây lâu năm T.Trại 3 4 9 10 9

2. Trang trại chăn nuôi T.Trại 52 50 61 53 63

3. Trang trại lâm nghiệp T.Trại

4. Trang trại thủy sản T.Trại 6 7 4 6 9

5. Trang trại KD tổng hợp T.Trại 12 12 16 12 12

II. Lao động của Trang trại Người 629 386 339 543 498 1. Lao động của chủ Trang trại Người 323 179 208 223 252 2. Lao động thuê ngoài thường xuyên Người 150 86 33 90 83 3. Lao động thuê ngoài thời vụ Người 156 121 98 230 163

III. Tổng số vốn sản xuất của trang trại Triệu đồng 60456 32070 27540 22145 36235

IV. Thu nhập của trang trại Triệu đồng 24754 3414 4471 3467 6984

VI. Giá trị hàng hóa và dịch vụ Triệu đồng 129336 19067 27134 28712 43393

74 Số lượng trang trại chăn nuôi có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các mục đích khác như trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Ngoại trừ trang trại tổng hợp ra, các trang trại còn lại có sự biến đổi số lượng không ổn đinh, tăng giảm theo từng năm. Chứng tỏ hình thức trang trại của Sóc Sơn chưa phát triển, dễ dao động với sự biến đổi nền kinh tế. Số lượng lao động cũng cho thấy, hình thức trang trại ở đây còn đang ở mức khiêm tốn. Tổng số lao động, tính cả lao động của chủ trang trại, lao động thuê ngoài thường xuyên và thời vụ, năm 2010 tổng số chưa đến 500 người, trong đó lao động của chủ trang trại đã chiếm một nửa, điều này cho thấy hình thức trang trại chưa tạo nhiều việc làm cho người dân xung quanh. Thu nhập của trang trại có giá trị thấp, thông thường dưới 6 tỷ một năm, duy chỉ có năm 2006 có giá trị đột biến cả về tổng số vốn đầu tư, giá trị hàng hóa và dịch vụ lẫn thu nhập của trang trại (trên 24 tỷ), những năm sau sức hấp dẫn trang trại đối với người dân giảm mạnh. Diện tích đất sử dụng trong trang trại chiếm phần lớn là đất lâm nghiệp, từ khi có chính sách không chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp sang các hình thức khác, diện tích đất của trang trại giảm đi 3 lần từ 483,8 năm 2009 xuống 169,26 năm 2010. Mặc dù số lượng các trang trại trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản ít nhưng chiếm tỷ lệ đáng kể về diện tích (trên 75%).

Dịch vụ:

Ngành du lịch Sóc Sơn cùng với Hà Nội đã hình thành những bước phát triển kết hợp lễ hội với du lịch, các làng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên gắn với các di tích lịch sử đã đưa Huyện thành trung tâm du lịch thương mại có tầm trong khu vực. Sóc Sơn là huyện thứ 2 của Hà Nội có trên 6 nghìn ha rừng, trên 25 hồ lớn nhỏ tạo nên khung cảnh hữu tình, là điều kiện thuận lợi tạo ra môi trường sinh thái cho các điểm du lịch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Núi Đôi, khu du lịch sinh thái Đình Phú… Nhiều dự án được lập và đầu tư như khu du lịch sinh thái - văn hoá Sóc Sơn có diện tích 274ha, làng du lịch sinh thái Đình Phú 500ha, dự án xây dựng sân golf Minh Trí 120ha...

Ngoài ra tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất phong phú. Là vùng đất có văn hoá đặc sắc gồm hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề… được phân bố trên phạm vi toàn huyện. Theo ước tính

75 toàn huyện có khoảng 312 điểm di tích, trong đó có 34 di tích đã được xếp hạng và có khả năng phục vụ cho mục đích du lịch như Đền Sóc, Chùa Non, đền Thanh Nhàn, đền Sọ…Nét độc đáo của du lịch Sóc Sơn là kết hợp hài hoà giữa lễ hội và di tích lịch sử tạo nên một loại hình Du lịch văn hoá. Du khách đến đây không chỉ tham quan di tích lịch sử mà còn hoà mình vào các lễ hội tâm linh, nghỉ dưỡng tại các khu sinh thái.

Hiện nay, vấn đề quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế nên việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch chưa phát huy hết tiềm năng. Bên cạnh công tác bảo tồn các di tích đang được vận động và triển khai thì một số hiện vẫn bị bỏ hoang hoặc bị xâm hại nghiêm trọng

Vào mùa lễ hội, Sóc Sơn thu hút một lượng khách khá lớn song các du khách chỉ đến thăm quan và nghỉ tại Hà Nội do Sóc Sơn hiện chưa có cở sở lưu trú, chỉ rải rác một số các nhà nghỉ tư nhân chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của khách. Dịch vụ du lịch còn yếu và chưa hình thành khu du lịch - nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí có quy mô. Hiện nay các điểm du lịch và di tích lịch sử văn hoá chỉ khai thác trong tình trạng hiện có, chưa được đầu tư lớn để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Một số cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch còn mang tính mùa vụ, phân tán và thiếu chất lượng.

Ở vị trí cách trung tâm Thủ Đô không xa, là Huyện có diện tích đồi gò và rừng lớn, cùng với hệ thống hồ đập thủy lợi phong phú và quần thể các di tích lịch sử, các ngày hội truyền thống hàng năm (hội đền Gióng đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể)…tạo diều kiện cho Sóc Sơn trở thành điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là trong những ngày nghỉ cuối tuần cho dân cư nội thành. Hơn nữa phát triển kinh tế trang trại sẽ thúc đẩy phát triển DV du lịch sinh thái, một loại hình du lịch hấp dẫn. Một số điểm du lịch có tiềm năng hiện nay như:

Khu Đền Sóc (rộng khoảng 274ha, bao gồm nhà nghỉ cuối tuần, với các hoạt động vui chơi giải trí và TDTT, có rừng cây, đồi, núi và 2 hồ); Khu vực Núi Đôi, xã Tâm Minh (có hồ nước, đồi, rừng cây, thích hợp cho vui chơi giải trí, TDTT; Khu liên hoàn Đền Sóc-Hồ Đồng Quan có nhiều cây xanh, chủ yếu là thông và bạch đàn); Khu Đồng Đò Minh Trí

76 Vị trí địa lý, cùng với điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên là tiềm năng lớn của huyện Sóc Sơn cho phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, đặc biệt cụm cảng hàng không miền Bắc tạo cho Sóc Sơn nhiều điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ. Sóc Sơn còn có lợi thế để phát triển các dịch vụ Logistics sau khi hệ thống đường cao tốc Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng hoàn thành.

Hiện nay, mạng lưới chợ nông thôn của Huyện được hình thành từ các thôn và do nhân dân địa phương tự đóng góp xây dựng do nhu cầu và dần dần phát triển thành các chợ, 10 chợ này hầu như chỉ họp vào buổi sáng hoặc theo phiên. Hàng hoá chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)