d) Văn hoá, y tế, giáo dục
2.3.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học
86 Tỷ lệ che phủ và sự biến đổi: Các số liệu thống kê diện tích rừng từ 2005 đến nay cho thấy diện tích và độ che phủ rừng có xu hướng giảm nhưng giảm chậm, cá biệt có giai đoạn 2005-2006 diện tích giảm từ 6289 ha xuống 4360,4 ha, đến thời điểm 2010 diện tích đạt 4316,87, tức là trung bình mỗi năm giảm 7,25 %. Hiện tại độ che phủ rừng là 14,1%.
Phân tích đặc điểm các loại rừng: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009, toàn huyện hiện có 4436.61 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng phòng hộ bảo vệ môi trường phân bố ở khu vực núi phía Bắc, phía Tây và phía Tây Nam của huyện. nằm hầu hết trong tiểu vùng đồi gò. Rừng của Sóc Sơn chủ yếu là các loại cây: thông, bạch đàn, keo và các loại hỗn giao, trước đây ở một số khu vực đã trồng các cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dưng sạn… Hiện nay tổng diện tích rừng là 3.596 ha, trong đó rừng có trữ lượng là 3.181.7 ha, với tổng trữ lượng là 224.468,1 m3, trong đó:
Rừng Thông: có tổng diện tích 1.062 ha, trong đó đã có trữ lượng là 1.056,7 ha, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và Minh Trí. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng tốt trên các đồi trọc của Sóc Sơn, cung cấp gỗ và cho nhựa phục vụ sản xuất, bên cạnh đó rừng thông còn có ý nghĩa trong việc tạo cảnh đẹp, tạo không khí trong sạch và là nơi nghỉ mát hay dưỡng bệnh rất tốt. Tổng trữ lượng của rừng thông là 117.490,5 m3, chiếm 52,4%. Rừng Bạch đàn: tổng diện tích là 269,6 ha, bao gồm Bạch đàn chồi và bạch đàn trồng mới, phân bố ở hầu khắp các xã. Nhìn chung, cây bạch đàn ở Sóc Sơn sinh trưởng và phát triển chậm, kém hiệu quả kinh tế, không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Có 131,1 ha diện tích bạch đàn cho trữ lượng 9.047,8 m3, ở 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Tiên Dược. Rừng Keo: có tổng diện tích 370,3 ha, bao gồm hai loại keo Tai Tượng và keo Lá tràm, trong đó keo Tai Tượng phát triển tốt hơn keo Lá Tràm. Rừng keo có ở hầu hết các xã, tuy nhiên tập trung nhiều tại Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Phù Linh… cây sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và có chức năng cải tạo đất tốt. Diện tích rừng keo có sản lượng là 325,8 ha, với tổng sản lượng là 21.907,8 m3, chủ yếu ở các xã Nam Sơn và Minh Trí.
87 Rừng hỗn giao có tổng diện tích 1.894,1 ha, được trồng ở hầu hết các xã, bao gồm các kiểu rừng: Thông + Keo, Bạch đàn + cây khác… nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Đến nay đã có 1.668,1 ha diện tích đất rừng hỗn giao cho trữ lượng 76.022m3.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã có chỉ thị sử dụng toàn bộ diện tích rừng Sóc Sơn làm rừng phòng hộ, tổ chức cắm mốc giới trên bản đồ, cũng như trên thực địa, xác định ranh giới đất rừng theo quy hoạch theo quy hoạch trên thực địa theo Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 của UBND TP về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn… Mặc dù được quan tâm bảo tồn nhưng tài nguyên rừng Sóc Sơn vẫn đứng trước nhiều thách thức: Thứ nhất là cháy rừng, Nếu năm 2009, toàn huyện xảy ra 54 vụ cháy rừng với diện tích 77,45ha thì năm 2010, chỉ xảy ra 19 vụ với diện tích 30,90ha, trong đó diện tích thiệt hại khoảng 15,6ha, nguyên nhân của cháy rừng là do dùng lửa bất cẩn, đáng lưu ý là nhiều khi chỉ vì sự bất cẩn như vứt tàn thuốc lá, cắm hương trong khu du lịch, lễ hội cũng gây ra cháy rừng. Thứ hai là khai thác đất trái phép hoặc mua bán trái phép đất rừng. Năm 2012, nhiều hộ dân phản ánh đất đồi tại 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn như: núi Đầu Rau, Phú Lâu, Trại Nghè, Đồng Mỏ... đang bị khai thác trái phép hàng ngàn mét khối đất mỗi ngày để phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng tại các dự án,...
Rừng Sóc Sơn như lá phổi xanh của Thủ đô. Vừa qua, Viện Kinh tế sinh thái (EcoEco) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cùng UBND huyện Sóc Sơn và Công ty Toyota Việt Nam phối hợp thực hiện dự án "Mô hình rừng nhiệt đới Toyota-EcoEco tái lập 30ha rừng nhiệt đới trên vùng đồi Sóc Sơn, tôn tạo cảnh quan đền Gióng. Dự án đã trồng thử nghiệm 5ha rừng nhiệt đới ở khu vực đền Gióng, Sóc Sơn. Dưới tán các loài cây bạch đàn, thông, keo trồng xen thêm các loài cây bản địa Việt Nam. Đến nay, cây đã lớn và sinh trưởng rất tốt. Dự án được nghiên cứu thực hiện với mục đích tái lập khu rừng nhiệt đới với các loài cây gỗ quý hiếm từ các vùng sinh thái khác nhau có cấu trúc đặc hữu, hỗn loài, nhiều tầng, khác tuổi, và đa dạng sinh học cao. Đồng thời Dự án cùng nỗ lực bảo vệ rừng trong thời gian qua hứa hẹn chặn đứng nạn cháy rừng ở Sóc Sơn.
88
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN SÓC SƠN