Tình hình tổ chức khai thác tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của phóng viên tại các toà soạn báo nói trên.

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 94)

e) Số lượng tư liệu được lưu trữ

2.2.3. Tình hình tổ chức khai thác tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của phóng viên tại các toà soạn báo nói trên.

vụ của phóng viên tại các toà soạn báo nói trên.

2.2.3.1. Một số ý kiến của phóng viên và toà soạn báo về việc khai thác tư liệu

Như ở phần trên chúng tôi đã có dịp giới thiệu về đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí. Đó là những người có nhiệm vụ khai thác, thu thập thông tin về nhiều vấn đề trong xã hội và phản ánh qua những bài báo của

rất nhiều công sức để khai thác tư liệu bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin trích lược một số ý kiến cụ thể :

* Ý kiến của phóng viên về việc khai thác tư liệu

Trong khi đi điều tra và phỏng vấn sâu nhiều phóng viên tại một số toà báo, chúng tôi nhận thấy họ thường khai thác ở một số nguồn sau :

+ Tại các địa phương, cơ sở, cơ quan, doanh nghiệp...

+ Tại phòng tư liệu, thư viện trong toà báo nơi họ đang công tác:

+ Tại các nơi khác như : trên mạng internet, thư viện ngoài toà soạn, qua bạn bè, đồng nghiệp hoặc các nguồn khác. Phóng viên P. - 46 tuổi - có 22 năm công tác ở báo Quân đội nhân dân cho rằng : “Trong quán nhậu, đi tham quan

hay khi đang thực thi một công việc gì đó cũng có thể khai thác được thông tin”.

Phòng tư liệu-thư viên trong toà soạn báo là nơi phóng viên rất hay tiếp cận để khai thác tư liệu. Qua khảo sát cho thấy có khoảng 60% số phóng viên được hỏi cho rằng thường tham khảo tư liệu ở đây. Tuy nhiên, chủng loại các tư liệu khai thác được tại đây còn hạn chế, chủ yếu gồm : báo lưu, các bài viết đã từng đăng được lưu trong máy tính, một số tài liệu tham khảo, từ điển tra cứu và sách văn bản pháp luật, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin ngày một lớn của phóng viên trong cơ quan.

Trong số 100 phóng viên được hỏi chỉ có 27% phóng viên cho rằng công tác tổ chức khai thác tư liệu rất tốt; 40% cho rằng bình thường và 33% cho rằng chưa tốt. Phần lớn phóng viên vào thư viện thường chỉ để đọc báo ngày tham khảo các thông tin trên báo bạn, tra cứu báo lưu và một số văn bản pháp luật là chính. Còn nhiều tư liệu quan trọng khác họ đều khai thác từ các nguồn khác.

Mặc dù chưa thống kê được đầy đủ , nhưng theo một số nhận xét của nhân viên tư liệu, có khá nhiều phóng viên đến phòng tư liệu-thư viện đọc sách, báo và tham khảo tư liệu, khoảng từ 50-60% phóng viên trong toà báo đến khai thác tư liệu tại đây. Những phóng viên hay đến phòng tư liệu phần lớn là những người phụ trách chuyên mục quan trọng, cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Các loại báo, tạp chí hàng ngày được các phóng viên đọc nhiều nhất để tìm đề tài và tham khảo thông tin trên các báo khác. Ví dụ : ở Báo Lao động, Báo ảnh Việt Nam, nhân viên tư liệu còn có nhiệm vụ đọc báo hàng ngày để phát hiện đề tài giúp phóng viên hoặc theo dõi diễn biến một vấn đề nào đó được đăng tải trên các báo khác phục vụ cho việc nghiên cứu của một Ban chuyên ngành trong toà báo.

Các loại báo lưu đóng thành tập được tham khảo ít hơn, chỉ vào các ngày lễ trọng đại hay nhân một sự kiện nào đó thì một số phóng viên mới sử dụng đến. Văn bản pháp luật cũng hay được khai thác, tuy nhiên vì số lượng hạn chế nên các phóng viên thường hay khai thác tư liệu này ở nhiều nguồn khác.

Gần đây nhiều bài viết của phóng viên đã đăng trên báo được lưu trữ trong máy tính, được sắp xếp theo chủ đề, theo thời gian, theo tên tác giả giúp cho phóng viên khai thác nhanh hơn rất nhiều. Nhưng thực tế thì rất ít phóng viên tra tìm thông tin bằng máy tính, đơn giản vì một số phóng viên không thạo sử dụng hoặc ngại tra cứu. Nhiều khi họ vẫn giữ thói quen tra tìm tư liệu theo lối thủ công.

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)