Vai trò của phóng viên báo chí

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 47)

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh-người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam đã từng dạy : “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang

giấy là vũ khí sắc bén của họ”.[13, 123]

Phóng viên báo chí là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, bằng khả năng hoạt động nghiệp vụ của mình họ đưa tới đông đảo quần chúng nhân dân lao động những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn về phương thức, tính chất hoạt động trong xã hội. Trong quá trình phản ánh đời sống hiện thực với những sự kiện, hiện tượng thực tế đa dạng và phong phú, các cơ quan báo chí nhất là những phóng viên phải đứng mũi chịu sào trong việc thu thập tư liệu để viết bài đã tham gia vào cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân chống các lực lượng thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội trong thời cơ chế thị trường góp phần quản lý xã hội và ổn định xã hội,

Trở lại vụ án Mai Văn Huy, ngày 9-8-2000, cơ quan An ninh điều tra-Bộ công an đã ra lệnh khởi tố vụ án Mai Văn Huy - Giám đốc Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp về tội dùng thủ đoạn chiếm đoạt nhiều tỷ đồng thuộc tài sản XHCN, ức hiếp nhiều người, lộng quyền...Công đầu của vụ án này thuộc về đại uý - nữ phóng viên Phạm Thị Lan Anh cùng nhóm phóng viên chính trị-xã hội

đã thu thập tư liệu, chứng cứ và đưa ra trước công luận tội lỗi của Mai Văn Huy bằng một loạt phóng sự điều tra bất ngờ. Cũng chính qua loạt bài điều tra này mà nữ phóng viên và nhóm đồng nghiệp của mình đã đem lại cho họ giải nhất về thể loại phóng sự-điều tra của Hội nhà báo Việt Nam năm 2000-2001 [9]. Dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ những phóng viên dũng cảm và ngày càng tin tưởng vào công cuộc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội của Đảng ta.

Từ nhiệm vụ phản ánh đời sống xã hội, các phóng viên trở thành một cầu nối thông tin tạo nên dư luận xã hội và định hướng xã hội góp phần thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp thông tin cả hai chiều. Thông tin hai chiều này được tồn tại trong các tác phẩm báo chí. Những chủ trương, đường lối của Đảng về các vấn đề trong xã hội theo một định hướng nhất định được các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền xuống đến cơ sở. Khi việc áp dụng có nhiều điểm bất cập,chưa phù hợp với thực tế, báo chí lại là kênh thông tin để chuyển tải những ý kiến,tâm tư, nguyện vọng của nhân dân lên Đảng và Chính phủ. Qua đó những chủ trương, chính sách được điều chỉnh kịp thời cho sát với thực tế cuộc sống mà vẫn hợp ý Đảng, hợp lòng dân.

Chúng ta hãy đọc bài “Chuyện ầm ĩ không đáng có” đăng trên trang nhất Báo Lao động ra ngày 12-8-2002, trong mục Sự kiện và bình luận của tác giả

Chu Thượng bàn về chuyện Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có công văn số 348/VP-THKT gửi Giám đốc Sở Giao thông - Công chính về việc yêu cầu tạm ngừng triển khai xây dựng công trình vệ sinh ngầm chung quanh khu vực Hồ Gươm.Tác giả viết : “Ngày 3-7-2000, UBND Hà Nội ký Quyết định số

luận lại một phen ầm ĩ, tất nhiên không phải là vỗ tay hoan nghênh”. Tác giả nêu ý kiến phản đối của nhiều nhân vật được dư luận nể trọng như Giáo sư Vũ Khiêu, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nhà sử học Dương Trung Quốc... Kết quả là công trình phải tạm dừng và trong công văn nói rõ sẽ tiếp thu ý kiến của nhân dân và báo đài trước khi xây dựng. Nếu câu chuyện tưởng chừng như không đáng có ấy mà không “bị” làm ầm ĩ lên có lẽ việc bảo vệ cảnh quan và môi trường của Hồ Gươm chưa biết sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Có thể nói, bản lĩnh chính trị của tờ báo phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh chính trị của những người lãnh đạo và đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Chính họ chứ không phải ai khác chịu trách nhiệm trước Đảng về định hướng chính trị của tờ báo. Họ là những người góp phần quan trọng đưa tờ báo tham gia cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chương II: Tình hình lưu trữ và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu phục vụ hoạt động nghiệp vụ của phóng viên tại một số toà soạn báo (qua khảo sát thực tế tại các báo : Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo ảnh Việt Nam).

2.1. Tình hình lưu trữ tư liệu tại các toà soạn báo (qua khảo sát thực tế tại Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới, báo Lao động, Thời báo kinh tế Việt nam và Báo ảnh Việt nam).

Trong quá trình hoạt động của mình, ở một mức độ nhất định các toà soạn báo đã quan tâm đến công tác tổ chức việc lưu trữ văn bản, tư liệu dể phục vụ cho hoạt động quản lý và hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, vừa qua chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại năm toà soạn báo ở Hà Nội như Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Hà Nội mới, Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo ảnh Việt Nam. Dưới đây chúng tôi xin trình bày những điểm cơ bản về tình hình lưu trữ tư liệu tại các toà báo nói trên:

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)