Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ và vai trò của phóng viên báo chí

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 37 - 47)

1.2.1. Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí

Ngày nay, trong các cơ quan báo chí phóng viên hay còn được gọi là nhà báo là nhân vật trung tâm . Phóng viên được mọi người yêu mến, kính trọng vì họ là những chiến sĩ tiên phong có tài đức, sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén và hữu hiệu để đấu tranh cho nguyện vọng chính đáng của mọi người dân trong cộng đồng. Nhà báo lỗi lạc Pulitzer (1847-1911)- người tạo ra giải thưởng báo chí văn học lớn nhất Hoa Kỳ đã định nghĩa : “Thế nào là một nhà báo? Đó không phải là một nhà quản lý kinh doanh hoặc một người xuất bản và cũng không phải là một sở hữu chủ trong ngành báo chí. Một nhà báo là một người canh chừng trên chiếc cầu của con thuyền Nhà nước. Anh ghi nhận mỗi cánh buồm lướt qua, những dấu hiệu nhỏ nhoi cần phải chú ý ở chân trời trong lúc thời tiết tốt.Anh tường thuật những cái gì đang nổi lềnh bềnh mà chiếc tàu có thể cứu vớt được. Anh xuất hiện trong sương mù và bão tố để dẫn đầu trong việc báo

trước những hiểm nguy. Anh không nghĩ đến tiền lương của ông chủ anh. Anh ở đó để coi chừng an ninh và hạnh phúc nhân dân tín nhiệm ở nơi anh” .[19, 14]

Làm báo là một nghề mang tính sáng tạo cao. Nhiệm vụ của phóng viên là phát hiện, giải thích và dự báo chiều hướng phát triển của những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Nói cụ thể hơn đó là một kỹ năng nghề nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu của phóng viên là phải thu thập thông tin, xử lý thông tin, lựa chọn thông tin và viết bài. Bài viết là một sản phẩm tinh thần. Sản phẩm đó phát huy tác dụng và luôn luôn nhận được hồi âm. Khen hoặc chê, tán thành hay phản đối. Đó là yếu tố khác biệt của nghề báo với rất nhiều nghề nghiệp khác trong xã hội. Để làm rõ hơn vấn đề này, dưới đây tôi xin trình bày một số đặc điểm chính trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên báo chí:

1.2.1.1. Kỹ năng nghề nghiệp

Vào những năm giữa thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điện tín thì các hãng thông tấn cũng ra đời. Kỹ thuật điện tín giúp cho dịch vụ thông tin liên lạc được truyền đi nhanh hơn, xa hơn. Tuy nhiên, giá cước điện tín đắt, kỹ thuật truyền tin không đảm bảo vì thế buộc người ta phải nghĩ đến một cách biên soạn tin tức rất ngắn gọn, hiệu dụng để truyền đi. Những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội được miêu tả bằng cách trả lời 5 câu hỏi trên một thông điệp ngắn : What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), Who (ai) và Why (tại sao). Những chi tiết quan trọng đưa lên hàng đầu. Kiểu làm tin này bắt đầu từ hãng AP[22]. Ngày nay tuy công nghệ làm báo đã có nhiều thay đổi, song kiểu làm tin này vẫn được dùng phổ biến trên thế giới, nó cho phép người biên tập tiện sử dụng trên các trang báo in.

người lại chuyên về viết tiểu phẩm, làm thơ đả kích ... do đó phương pháp thực hiện cũng khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, các phóng viên phải sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp như : thu thập và xử lý thông tin, chọn chủ đề, phát triển chủ đề (viết bài).

Trong phạm vi hẹp của đề tài luận văn, chúng tôi chỉ xin bàn luận về một trong những kỹ năng mà người phóng viên báo chí nào cũng phải sử dụng đó là phân tích và xử lý thông tin trong tư liệu, lựa chọn thông tin để đưa vào bài viết theo nguyên tắc nhanh, chính xác, đầy đủ và đáng tin cậy

+ Thu thập tư liệu về những vấn đề trong đời sống xã hội : báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin chính trị vừa quan trọng vừa phức tạp. Tư liệu báo chí đòi hỏi phải trải qua giai đoạn thu thập, xử lý, in và phát hành. Hình thức tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng lớn. Đó là điều rất khó. Nhà báo Hữu Thọ nhận định về cách thu thập tư liệu như sau : Người ta hay nói tới 5 W theo trình tự kinh điển : lúc nào?ở đâu? ai? cái gì? vì sao? (When, Where, Who, What, Why). Nhưng gần đây nhiều người làm báo muốn nhấn mạnh tới tính chất thông tin sự kiện của tin nên đặt cái gì lên đầu tiên(What) vì cho rằng “cái gì

quan trọng xảy ra” là yếu tố quan trọng nhất .

Để tạo ra một sản phảm báo chí hay, điều quan trọng ở chỗ phóng viên phải là người biết cách thu thập tư liệu. Trước hết người phóng viên phải quan sát cuộc sống, lựa chọn và phân tích sự kiện. Sau đó chọn lựa ra những tình tiết đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất để sử dụng cho nội dung bài viết. Đây chính là phương pháp khai thác tài liệu trực tiếp . Điều đó có nghĩa là phóng viên phải đi thực tế, xuống các địa phương, cơ sở, các doanh nghiệp có liên quan đến chủ đề của bài viết, chứng kiến, tiếp xúc với con người, sự việc, tìm hiểu và nắm được bản chất sự việc. Nội dung của sự việc xảy ra trong thực tế là cái chủ yếu, cái cơ

bản nhất trong báo chí. Nó xác định phương hướng, tư tưởng và tính chất của bài báo .Vì “ thực tế cuộc sống rất phong phú. Sự lý giải trên sách vở, tài liệu dù hay, dù đúng đến đâu cũng mới gần giống thực tế”. [23, 55]

Bằng nhiều cách khác nhau phóng viên có thể gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn những nhân vật có liên quan như cán bộ lãnh đạo quản lý địa phương, quần chúng nhân dân, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp rồi ghi chép lại. Cố gắng tiếp xúc hoặc trực tiếp chứng kiến sự việc qua mắt thấy tai nghe, chụp ảnh hoặc thu thập những tư liệu ảnh phản ánh đúng sự kiện. Công việc này có thể ngắn ngày nhưng cũng có khi kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm đối với những vụ việc quan trọng.

Song song với việc thu thập tài liệu tực tiếp, người phóng viên còn phải khai thác thông tin qua những văn bản có độ tin cậy cao, mà trong nghề báo người ta gọi là khai thác tài liệu gián tiếp [23, 55]. Thời gian qua chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu phóng viên của một số toà soạn báo lớn tại Hà Nội và được biết trong quá trình khai thác tài liệu gián tiếp, họ thường tập trung khai thác những loại tài liệu sau : Các loại văn bản quy phạm pháp luật; Báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề; Các bài viết đã từng đăng trên các báo khác có liên quan đến chủ đề bài viết của họ; Các loại tư liệu tham khảo về văn hoá, chính trị, kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp v...v có liên quan tuỳ theo từng chủ đề.

Quá trình thu thập tài liệu của phóng viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố : chủ đề và hình thức xây dựng bài viết. Mỗi một nội dung sự việc như thông báo tin tức, đánh giá sự kiện chính trị, kinh tế, trình bày quan điểm thẩm mỹ cá nhân hay phê phán thói hư tật xấu... đều có những hình thức thể loại viết bài phù hợp. Tuỳ

theo tình hình cụ thể mà các phóng viên báo chí vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ.

Công việc thu thập tư liệu kể cả trực tiếp và gián tiếp là một việc làm vô cùng khó khăn, đặc biệt là khi khai thác tư liệu trong các vụ án tiêu cực. Nhiều khi người phóng viên phải chịu rất nhiều khó khăn cản trở và nguy hiểm đe doạ đến tính mạng. Chúng tôi xin trích bài phát biểu của nhà báo Trần Tử Văn, Phó tổng biên tập Báo Công an nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại Đại hội thi đua giới báo chí toàn quốc lần thứ nhất (11-11-2000) với chủ đề khai thác tài liệu chống tiêu cực mà trong đó điển hình là vụ Mai Văn Huy: “Chống tiêu cực trong bộ máy Nhà nước và trong các hoạt động đời sống xã hội là một đề tài không kém phần quan trọng mà nhiều năm qua giới báo chí chúng ta đã góp công sức cùng các cơ quan chức năng phanh phui, thanh loại nhiều vụ việc. Tuy nhiên, việc khai thác các tư liệu chống tiêu cực thường không phải dễ dàng. Đối tượng bị điều tra luôn tìm cách đối phó, che đậy vụ việc, thậm chí chiêu dụ và đe doạ, gây nhiều áp lực ngăn trở công việc của anh chị em phóng viên. Trong quá trình điều tra, nữ phóng viên Lan Anh bị mua chuộc, đe doạ còn hai phóng viên nam thì bị bao vây, suýt bị hành hung ở ngay khu vực gia đình Mai Văn Huy”. [9]

Thực tế trên cho thấy quá trình thu thập tư liệu của phóng viên báo chí rất vất vả, đôi khi gặp nhiều nguy hiểm mới có thể khai thác được những tin tức hay nhất, nóng hổi nhất phục vụ cho độc giả.

+ Xử lý thông tin : sau khi thu thập xong tư liệu, phóng viên phải xử lý những thông tin trong các tư liệu bằng cách so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá và lựa chọn thông tin rồi mới viết bài; tham khảo các văn bản pháp luật và các loại công văn giấy tờ có liên quan thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước về một vấn đề nào đó, với những bất cập nảy sinh và cần phải giải quyết ra sao trong việc thực hiện chủ trương đó ở cơ sở.

Ví dụ : khi viết về sự kiện quả Thanh long rớt giá, người phóng viên phải tìm hiểu xem vấn đề này đã được khai thác ở khía cạnh nào, chỗ nào chưa có ai bàn tới. Sau đó mới xuống cơ sở, địa phương tìm hiểu tình hình cụ thể, lắng nghe ý kiến của bà con nông dân, ghi chép những số liệu về sản lượng thu hoạch và giá cả năm nay để có điều kiện so sánh, đối chiếu với số liệu những năm trước. Tìm hiểu những văn bản pháp luật cũ trước đây và những văn bản mới nhất liên quan đến chủ trương, đường lối của Nhà nước về việc xuất khẩu Thanh long để làm rõ những ưu điểm và những hạn chế của vấn đề. Từ đó lựa chọn thông tin rồi tập hợp lại và đánh giá trong một bài viết với những giải pháp hợp lý nhất.

Quá trình thu thập, xử lý, lựa chọn thông tin để viết bài luôn phải tuân thủ nguyên tắc nhanh, chính xác, đầy đủ và đáng tin cậy. Thiếu một trong những nguyên tắc trên đều không thể được. Bài viết có tốt đến đâu nhưng lại chậm trễ, không kịp thời thì mọi số liệu, đánh giá bị mất đi tính thời sự của nó. Nhanh nhưng không chính xác, không đầy đủ, không đáng tin cậy thì bài viết ít giá trị và còn có những tác động xấu đến vấn đề có liên quan. Chính vì vậy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác của tư liệu trước khi công bố là trách nhiệm của mỗi nhà báo đối với bài viết của mình.

Phong cách viết bài trên báo chí rất đa dạng, phong phú và khác rất nhiều so với cách viết văn, hay nghiên cứu khoa học. Mỗi bài viết có một chủ đề riêng bao gồm nhiều lĩnh vực trong xã hội. Mỗi chủ đề lại có một cách viết riêng phù hợp. Ví dụ : trên các trang báo mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc có rất nhiều đề tài khác nhau được viết bằng nhiều thể loại khác nhau. Nếu những vấn đề thời

bài phóng sự gây xôn xao dư luận xã hội, thì những bài bình luận , tản mạn nhẹ nhàng, ngắn gọn chỉ khoảng mươi dòng lại vẫn có thể “chạm” tới những điều “ai cũng biết mà chẳng ai muốn nói ra” một cách vô cùng tinh tế; hoặc những ký

sự khách quan về gương người tốt, việc tốt; điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất luôn là những tấm gương cho mọi người noi theo. Có những vụ việc về hàng thật, hàng giả bức xúc được điều tra theo thư bạn đọc với tinh thần đầy trách nhiệm làm lay động lòng người . Tất cả đều được tập trung trong các bài

viết của phóng viên báo chí sau khi họ đã thu thập tư liệu kỹ càng chính xác, chi tiết sinh động, cộng với một chút năng khiếu, lòng say mê, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp, văn phong độc đáo sẽ có được một tác phẩm báo chí đích thực.

Việc thu thập tư liệu để viết bài của phóng viên đều dựa vào nhiều nguồn khác nhau như : khai thác tại địa phương, cơ sở, các doanh nghiệp, công ty.... trong quá trình đi khảo sát thực tế; khai thác tại phòng tư liệu, thư viện của toà soạn báo nơi phóng viên đang công tác; khai thác tại các nơi khác như: thư viện ngoài toà soạn, trên mạng internet, qua trao đổi gặp gỡ với bạn bè, đồng nghiệp hoặc đôi khi phải mua lại... Ngoài ra còn nhiều nguồn cung cấp tư liệu tế nhị và nhạy cảm khác mà mỗi phóng viên dựa vào uy tín, sự quen biết cá nhân để thu thập (vấn đề này chúng tôi xin được đề cập sâu hơn ở phần sau).

1.2.1.2. Phong cách làm việc độc lập

Phong cách làm việc của phóng viên báo trừ những người có nhiệm vụ biên tập tin, bài hay chịu trách nhiệm quản lý toà soạn, còn nói chung đều không giống bất cứ một công chức tại các cơ quan nhà nước, hoặc các doanh nghiệp. Thời gian làm việc của họ không phải là từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Do tính chất nghề nghiệp đặc thù, nên các cơ quan báo chí thường chỉ quản lý phóng

viên qua những bài viết của họ theo từng chủ đề được phân công, đúng thời hạn, chất lượng tốt. Ví dụ : Toà soạn Thời báo kinh tế Việt nam quy định mỗi phóng viên phải nộp tối thiểu từ 2-3 bài trong tháng.

Hàng tuần theo ngày, giờ quy định toà soạn báo tổ chức họp giao ban với các phóng viên để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời điểm để phóng viên nắm vững và viết bài cho phù hợp.

Phóng viên làm việc mang tính chất độc lập cao. Mỗi cá nhân phóng viên đều phải đảm trách công việc từ khâu tìm chủ đề (hay còn gọi là phát hiện đề tài) đến việc thu thập xử lý thông tin và viết bài theo ý tưởng và mục đích đặt ra. Nếu có vấn đề thời sự chính trị, kinh tế quan trọng đang diễn ra ở trong nước hay quốc tế có khi họ phải đi công tác dài ngày. Mọi liên lạc đều thông qua điện thoại, viết bài xong họ cũng không có điều kiện về nộp hoặc không kịp, họ phải gửi qua Fax hoặc chuyển phát nhanh để đảm bảo tính thời sự nóng hổi, còn bản thân mình có thể lại bắt đầu đi thu thập thông tin cho bài viết mới.

Nhưng đôi khi do yêu cầu của bài viết, toà soạn sẽ cử một tổ (nhóm) phóng viên đi điều tra, tìm hiểu. Lúc đó mọi người sẽ liên kết với nhau để làm việc. Mặc dù vậy, cả nhóm vẫn hoạt động độc lập với cơ quan. Mọi tình huống đều có thể xảy ra, những rắc rối cản trở công việc hoặc nguy hiểm đến tính mạng đều phải tự giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý với mục tiêu chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan giao phó.

Đặc điểm của nghề nghiệp khiến các phóng viên phải tiếp xúc rất nhiều với đủ loại đối tượng khác nhau trong xã hội. Chuyên ngành mà người phóng viên theo dõi sẽ quyết định đối tượng mà họ hay gặp gỡ, phỏng vấn là ai. Ví dụ : Một phóng viên chuyên theo dõi về mảng y tế thì đối tượng chính của họ là cán bộ

doanh nghiệp nước ngoài thì đối tượng của họ các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cùng đội ngũ lãnh đạo công ty và nhân viên. Nói chung phóng viên báo chí gặp gỡ từ các vị lãnh tụ của Đảng, Nhà nước, những nhân vật nổi tiếng trong xã hội đến công nhân, nông dân, quân đội, văn nghệ sĩ... và cả tội phạm với một mục đích duy nhất là làm sao thu thập, khai thác tư

Một phần của tài liệu Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số toà soạn báo ở Hà Nội (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)