e) Số lượng tư liệu được lưu trữ
2.2.1.3. Một số nguồn chính để phóng viên khai thác tư liệu.
Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ báo chí, các phóng viên phải thu thập tư liệu ở rất nhiều nguồn khác nhau để viết bài. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy phóng viên thường thu thập ở một số nguồn sau :
* Tại các địa phương, cơ sở, các cơ quan, doanh nghiệp
Các loại văn bản pháp luật, công văn giấy tờ; báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề; tư liệu ảnh, thông tin khảo sát từ thực tế đều được các phóng viên khai thác tại các nguồn trên. Do đặc điểm hoạt động của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp nên các loại tư liệu trên được hình thành rất nhiều và phản ánh khá chính xác thực tế hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp qua những số liệu, sản phẩm cụ thể. Vì vậy nó được nhiều phóng viên khai thác.
Qua tổng hợp từ 100 phiếu khảo sát, chúng tôi thấy các phóng viên thường khai thác tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, những loại tư liệu sau đây :
+ Văn bản pháp luật : 76 người trả lời có và 24 người trả lời không. Chiếm tỷ lệ 76% và 24%. Đây là loại tài liệu có rất nhiều tại các địa phương, doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ quan đi đúng với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi đi xuống cơ sở tìm hiểu để viết bài nhiều phóng viên có thể tham khảo và thu thập được loại tài liệu này. Nếu còn thiếu họ có thể thu thập ở các nguồn khác như các Bộ ngành có liên quan, thư viện cơ quan...
+ Báo cáo sơ kết, tổng kết... : 93 người trả lời có và 7 người trả lời không. Chiếm tỷ lệ 93% và 7%. Đây là loại tài liệu đặc trưng phản ánh tình hình hoạt
động của cơ quan trong từng giai đoạn với những tư liệu, số liệu khá chính xác, giúp cho phóng viên nắm rõ hơn khi viết bài. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho phóng viên loại tài liệu trên.
+ Công văn, giấy tờ có liên quan : 85 người trả lời có và 15 người trả lời không. Chiếm tỷ lệ 85% và 15%. Cũng như các văn bản pháp luật, các loại công
văn giấy tờ có liên quan đến vấn đề mà phóng viên đang tìm hiểu cũng thường được thu thập tại các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên họ có thể thu thập tại nhiều nguồn khác như các Bộ, ngành.
+ Thông tin khảo sát từ thực tế : 94 người trả lời có và 6 người trả lời
không. Chiếm tỷ lệ 94% và 6%. Có thể nói việc đi xuống địa phương, cơ sở để
tìm hiểu tình thực tế là một việc vô cùng quan trọng của các phóng viên khi viết về một vấn đề nào đó.
+ Tư liệu ảnh : 72 người trả lời có và 28 người trả lời không. Chiếm tỷ lệ
72% và 28%. Khi xuống địa phương, cơ sở tìm hiểu thực tế, các phóng viên có thể được họ cung cấp nhiều tư liệu ảnh. Nhưng đôi khi những bức ảnh đó không đạt yêu cầu của bài viết hoặc chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động của cơ quan nên phóng viên sẽ tự chụp lấy hoặc thu thập từ bạn bè, đồng nghiệp.
* Tại các phòng tư liệu, thư viện của toà soạn
Ở mỗi cơ quan báo chí đều tổ chức một phòng tư liệu-thư viện để các phóng viên tham khảo tư liệu khi viết bài. Tuy nhiên chủng loại tư liệu còn hạn chế. Hiện nay chúng tôi mới chỉ thấy một số tư liệu được lưu giữ như : các báo lưu đóng thành tập, các loại tài liệu tham khảo về nhiều vấn đề khác nhau, các văn bản pháp luật dưới dạng công báo và các loại sách hệ thống hoá văn bản pháp luật ; các bài viết của các phóng viên đã từng đăng trên báo lưu trong máy tính...
+ Văn bản pháp luật, công báo... : có 69 người trả lời có và 31 người trả lời
không. Chiếm tỷ lệ 69% và 31%. Tại phòng tư liêu- thư viện của các toà soạn
báo đều thu thập, bổ sung và lưu giữ các loại văn bản pháp luật, công báo để phục vụ cho việc tham khảo tư liệu của phóng viên. Tuy vậy số lượng cũng hạn chế, nên nhiều khi phóng viên phải tham khảo ở các nguồn khác
+ Các bài viết đã từng đăng trên báo : 72 người trả lời có và 28 người trả lời không. Chiếm tỷ lệ 72% và 28%. Loại tư liệu này luôn có trong thư viện của các toà báo bởi đây là nơi hình thành ra chúng. Từ trước đến nay tại đây vẫn lưu theo kiểu truyền thống là đóng cả tờ báo thành từng tập và lưu theo thứ tự thời gian. Khi phóng viên có nhu cầu tham khảo bài viết của ai đó trên báo sẽ theo thời gian của từng quyển báo lưu mà tra tìm.
Hiện nay một số toà báo đang bước đầu tiến hành lưu trữ các bài viết đã từng đăng báo vào máy tính theo chủ đề, theo tên tác giả ...Cách làm này giúp cho phóng viên tra tìm nhanh hơn nhưng một số phóng viên còn ngại, vì chưa quen sử dụng máy tính và lượng thông tin truy cập cũng chưa nhiều.
+ Các loại tư liệu tham khảo khác : 68 người trả lời có và 32 người trả lời
không. Chiếm tỷ lệ 68% và 32%.
Số liệu trên cho thấy chỉ có 2/3 số phóng viên được hỏi cho rằng có thể thu thập các loại tư liệu tham khảo tại phòng tư liệu-thư viện của toà báo. Đây là một dẫn chứng cho thấy các loại tư liệu tham khảo ở những phòng tư liệu chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin của phóng viên. Nhiều khi vấn đề này còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của lãnh đạo cơ quan, người quản lý phòng tư liệu và nguồn kinh phí dành cho việc thu thập, bổ sung tư liệu tham khảo.
+ Trên mạng Internet : 58 phóng viên được hỏi trả lời có và 42 người trả lời
không. Chiếm tỷ lệ 58% và 42%. Những phóng viên không khai thác thông tin
trên mạng internet đều là những phóng viên có độ tuổi từ 40 trở lên. Họ đưa ra nhiều lý do như không tin tưởng thông tin trên mạng, không biết hay ngại sử dụng máy vi tính, không thạo ngoại ngữ. Ngược lại phóng viên hay truy cập mạng internet lại là những phóng viên trẻ có độ tuổi từ 22-35, biết sử dụng máy tính và thạo một ngoại ngữ. Một phóng viên trẻ Báo Lao động nhận xét : “ Thông tin từ internet đang ngày càng trở nên quan trọng vì tốc độ truy cập thông tin nhanh và phong phú về nội dung”
+ Qua bạn bè, đồng nghiệp: 93 người trả lời có và 7 người trả lời không.
Chiếm tỷ lệ 93 và 7%. Trong quá trình thu thập tư liệu viết bài, bằng sự quen biết của mình, phóng viên có thể khai thác được nhiều thông tin qua việc trao đổi, mượn, xin của bạn bè, đồng nghiệp hoặc đôi khi phải mua.
+ Thư viện ngoài toà soạn: 63 người trả lời có và 37 người trả lời không.
Chiếm tỷ lệ 63% và 37%. Nói chung việc tham khảo thêm tư liệu tại các thư viện ngoài toà soạn không nhiều. Chỉ có những phóng viên được giao viết về vấn đề đặc biệt, có yêu cầu cao về chuyên môn hoặc cần tìm hiểu lịch sử của một vấn đề, sự kiện nào đó thì lúc đó mới tham khảo tư liệu tại các thư viện ngoài toà soạn. Còn các phóng viên trẻ ít khi vào tìm tư liệu tại các thư viện bên ngoài.
Tóm lại đây là những địa chỉ cơ bản để các phóng viên khai thác thông tin, nhưng trong thực tế các phóng viên có thể khai thác tư liệu ở bất cứ nơi đâu, không câu nệ. Chỉ cần thu thập được tư liệu đáng tin cậy là được. Bên cạnh đó, mỗi phóng viên còn có những “kênh” thu thập tư liệu riêng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệp công tác, tuổi đời, tuổi nghề và mức độ quen biết của
* * *
Qua điều tra trên bảng hỏi và phỏng vấn một số phóng viên với tuổi đời, tuổi nghề khác nhau, chúng tôi có một số nhận xét về nhu cầu khai thác thông tin của các phóng viên báo chí như sau :
- Thứ nhất, nhu cầu khai thác thông tin của các phóng viên không đồng đều. Có người sử dụng nhiều loại tư liệu khác nhau, có người lại sử dụng ít. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tuổi đời, tuổi nghề, kinh nghiệm công tác, mối quan hệ quen biết đối với các cơ quan, ban ngành và chuyên ngành mà phóng viên theo dõi. Phóng viên Hồng Quang-Thời báo kinh tế Việt Nam - 15 năm trong nghề đã phát biểu : “Mỗi phóng viên đều có kênh thu thập tư liệu riêng, ngoài những
kênh chung. Bên cạnh những thông tin khai thác ở các tư liệu thu thập được còn là tất cả những gì nghe được, nhìn thấy và cảm thấy”-
- Thứ hai, việc khai thác thông tin trong tư liệu phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của phóng viên. Những phóng viên có vài chục năm công tác thường có trong tay những tư liệu khá độc đáo bằng sự quen biết rộng rãi trong xã hội mà các phóng viên trẻ mới ra trường chưa thể có được. Phóng viên Lưu Quang Định- 36 tuổi - 10 năm tuổi nghề, có nhiệm vụ là phụ trách theo dõi mảng công nghiệp trong Ban Kinh tế-xã hội của Báo Lao động cho rằng : “khi viết một bài báo thường phải khai thác thông tin ở các tài liệu như các thông tư, báo cáo định kỳ của Bộ công nghiệp, công văn giấy tờ của ngành chủ quản liên quan đến vấn đề mà bài viết đặt ra; các bài viết có liên quan đã được đăng trên Báo Lao động và các loại báo khác như: Báo công nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, các bản tin của Thông tấn xã Việt Nam...Đôi khi có thể tham khảo thông tin kinh tế trên mạng hoặc mua tin của một công ty tư nhân mà phần lớn là
những văn bản pháp luật mới nhất do họ có mối quan hệ với các Bộ ngành. Ưu điểm của loại tài liệu này là khá đầy đủ, có tính hệ thống cao”.
Người viết báo không thể không sử dụng tư liệu. Tư liệu tạo ra thế mạnh cho các bài viết. Việc lựa chọn tư liệu thể hiện quan điểm của phóng viên. Có nhiều cách sử dụng tư liệu. Đối với một nhà bình luận, đôi khi chỉ một dòng tin ngắn được đăng trên một tờ báo nào đó về một vấn đề ít người để ý nhưng lại có thể trở thành đề tài cho một bài bình luận sắc sảo. Người phóng viên sẽ phải suy nghĩ cách viết như thế nào để từ đó mà tìm ra cách thu thập tư liệu, so sánh, đối chiếu, tham khảo thông tin phục vụ cho nội dung bài viết. Trong trường hợp như vậy, việc sử dụng nguồn tư liệu như thế nào cho hiệu quả nhất phụ thuộc rất nhiều vào trình độ làm báo, vốn sống của người phóng viên có kinh nghiệm.
Phóng viên Nguyễn An Định-Trưởng ban kinh tế-xã hội Báo Lao động và đồng thời là một nhà bình luận với 37 năm trong nghề làm báo đã từng nhận xét: “một số phóng viên trẻ ít quan tâm đến việc khai thác và sử dụng tư liệu, phương
pháp tìm tư liệu chỉ mang tính chất “mì ăn liền”.
Các “kênh” cung cấp tư liệu cho phóng viên hay còn gọi là nguồn tư liệu để phóng viên khai thác cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự quen biết, tính năng động, tuổi đời, tuổi nghề của họ. Chính vì vậy, những phóng viên trẻ mới ra trường thường gặp rất nhiều khó khăn trong công việc khai thác tư liệu, dẫn đến nội dung bài viết kém sắc sảo, ít tính phát hiện và hay “xào xáo” lại của những bài viết trước.
- Thứ ba, một yếu tố vô cùng quan trọng mà chúng tôi không thể không nhắc tới đó là các địa chỉ cung cấp thông tin, tư liệu cho phóng viên. Ngoài những “kênh” thông tin cơ bản và tương đối ổn định như các cơ quan, doanh
nguồn khác như sách, báo, tạp chí, mạng internet, bạn bè, đồng nghiệp, mua lại... đều không ổn định và độ tin cậy cũng chưa cao. Do vậy khi sử dụng tư liệu của các địa chỉ trên đòi hỏi người phóng viên phải có một trình độ hiểu biết nhất định để xử lý thông tin.