- Việc tuân thủ các quy trình quản lý TSLĐ trong cơ chế quản lý tài sản của VTI còn nhiều bất cập.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
3.1.2. Định hướng phát triển chung của Công ty đến năm
Định hướng phát triển chung của VTI đến năm 2015 là phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một tập đoàn kinh tế - kỹ thuật chủ đạo, xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc; kinh doanh đa dạng các dịch vụ viễn thông quốc tế.
Đối với việc cạnh tranh trên thị trường viễn thông: xem thị trường trong nước là ưu tiên hàng đầu. Sau khi đã tạo được thế đứng vững chắc ở trong nước, VTI sẽ tiếp tục đầu tư ra thị trường khu vực và thế giới; tạo khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng; chú trọng phát triển số lượng thuê bao; phát triển hình thức bán lưu lượng để phát triển dịch vụ; đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là các nước Lào, Cambodia, Myanmar.
Sản phẩm và dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tạo ra nhiều công dụng cho các máy điện thoại. Ngoài chức năng thực hiện và nhận các cuộc gọi, chiếc máy điện thoại phải tích hợp được các tiện ích khác như mua hàng hoá và dịch vụ, lưu trữ thông tin cá nhân (số bảo hiểm, mã số chứng minh thư,…), công cụ làm việc, truy cập Internet, công cụ giải trí (xem phim, nghe nhạc, xem truyền hình.
Huy động vốn đầu tư cho viễn thông: Phát huy nội lực đồng thời tận dụng các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển, trong đó nội lực là chủ yếu. Các biện pháp để huy động vốn gồm:
- Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông với hình thức trả lãi gồm 2 phần: Phần cơ bản có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng, phần lãi còn lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông. Như thế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông sẽ được cả xã hội quan tâm giám sát, từ đó buộc các doanh nghiệp viễn thông phải tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn. Mặt khác, với hình thức trả lãi này, những người mua trái phiếu của các doanh nghiệp viễn thông nào thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đây cũng là biện
pháp giúp VTI có thêm lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài ở thị trường trong nước.
- Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên viễn thông sau khi mạng viễn thông Việt Nam đạt mức trên 30 máy/100 dân.
Nhân lực: Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong công ty thông qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta có thể triển khai các chương trình thực hiện cụ thể như: Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp công ty, tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có ngành viễn thông phát triển.
Hạ tầng mạng lưới: VTI đặt ra chủ trương bằng mọi giá phải khai thác, phát triển tốt cả thị trường quốc tế. Muốn là vậy nhưng sẽ phải có một lộ trình cụ thể. Tới thời điểm này, VTI đã có sự hiện diện POP ở các quốc gia nước ngoài. Sự hiện diện này giúp VTI kết nối với nước ngoài rất nhanh và nâng cao chất lượng dịch vụ rất lớn. Tuy nhiên, đó vẫn chưa đủ. VTI đặt mục tiêu sẽ kinh doanh trực tiếp tại thị trường này. Đây cũng chính là quan điểm, mục tiêu được lãnh đạo VNPT hướng tới. Từ năm 2011 này, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh đầu tư cung ứng dịch vụ viễn thông ra nước ngoài.
Hiện tại, VTI đang tích cực hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Tập đoàn VNPT triển khai các nội dung công việc cần thiết để chuẩn bị cho dự án vệ tinh VINASAT 2 trong giai đoạn 2010 - 2013. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 sẽ tạo thành một hệ thống các vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dung lượng vệ tinh cho khách hàng. Vinasat-2 sẽ góp phần củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của ngành vệ tinh viễn thông Việt Nam; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng; phục vụ chiến lược phát triển và kinh doanh dài hạn của VNPT trong lĩnh vực thông tin vệ tinh. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực thông tin vệ tinh hiện đại trong tiến trình hiện thực hoá chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ của Việt Nam, củng cố niềm tin Việt Nam tự sản xuất được vệ tinh.
Bên cạnh đó, VTI sẽ phát triển mạng lưới viễn thông phủ khắp cả nước, quang hoá tất cả các đường truyền dẫn trong nước; Đối với đường truyền quốc tế thì sử dụng vệ tinh riêng để kết nối; Xúc tiến xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương vùng xa, xúc tiến nhanh việc phóng vệ tinh viễn thông riêng, giai đoạn từ 2015 đến 2020 cần phóng thêm từ 1 đến 2 vệ tinh viễn thông nữa.
Khoa học công nghệ: Luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đầu tư nghiên cứu và phát triển mạng lưới theo hướng IP, đón đầu xu hướng hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin; chú trọng phát triển phần mềm viễn thông để nâng cao khả năng làm chủ công nghệ, đồng thời có khả năng phát triển được công nghệ mới cho riêng mình khi mạng lưới viễn thông chuyển sang mạng IP.
Doanh thu và lợi nhuận: Từ năm 2011, VNPT sẽ đẩy mạnh đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ra nước ngoài. Tập đoàn đã đặt ra mục tiêu đạt 15 tỷ USD doanh thu và có mặt trong top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Châu Á trong 5 năm tới. Đặc biệt, với mức doanh thu này, dịch vụ viễn thông quốc tế sẽ đóng góp tới 20%, trong đó VTI đóng góp 15%. Cùng với mục tiêu chung của Tập đoàn, VTI đang gấp rút triển khai kế hoạch nâng cấp và mở rộng mạng lưới hoạt động trong và ngoài nước, đặt ra mục tiêu không ngừng tăng mạnh về doanh thu và lợi nhuận.