- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Viễn thông Quốc tế 20082010; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tà
3 Chi phí giao dịch mua bán CK* Phương sai của thu chi ngân quỹ
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về TSLĐ là rất lớn, có thể coi TSLĐ là nhựa sống tuần hoàn trong doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là yêu cầu mang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của TSLĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh cần phải có vốn. TSLĐ là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, TSLĐ đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, TSLĐ đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển TSLĐ lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng TSLĐ luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển TSLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Xuất phát từ ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, rút ngắn thời gian TSLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng TSLĐ chiếm dùng, tiết kiệm tài sản lưu động trong luân chuyển.Tăng tốc độ luân chuyển TSLĐ còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ còn thấp ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả. Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí TSLĐ, tốc độ luân chuyển TSLĐ thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát không kiểm soát được tài sản lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam,
các doanh nghiệp Nhà nước do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý TSLĐ nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích riêng doanh.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng TSLĐ trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.