- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Viễn thông Quốc tế 20082010; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tà
3 Chi phí giao dịch mua bán CK* Phương sai của thu chi ngân quỹ
1.3.2. Nhân tố khách quan
Ngoài các nhân tố chủ quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố khách quan xuất phát từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
Môi trường chính trị, hệ thống pháp luật
Môi trường chính trị và hệ thống pháp luật thuộc nhóm nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực tài chính, cơ chế quản lý tài chính được hiểu là một tổng thể các hình thức, phương pháp và công cụ quản lý tài chính trong từng điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Cơ chế này bao gồm: cơ chế quản lý tài sản, cơ chế quản lý vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cơ chế kiếm soát tài chính của doanh nghiệp.
Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng cơ chế chung của doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những quan điểm định hướng về chính sách quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể nhằm cụ thể hoá chính sách đó. Cơ chế tạo ra khung pháp
lý về quản lý tài chính của doanh nghiệp, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát… nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô gắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho việc tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, bảo đảm sự linh hoạt, năng động và hiệu quả của các nguồn lực tài chính, tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tối ưu.
Ngược lại, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước không phù hợp sẽ trở thành rào cản trói buộc sự phát triển của doanh nghiệp, gây cản trợ cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở tài chính sơ hở, lỏng lẻo sẽ làm tổn hại đến ngân sách nhà nước, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, kéo lùi sự phát triển của đất nước.
Thông qua cơ chế quản lý tài sản nói chung và quản lý TSLĐ nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật về các vấn đề có liện quan đến việc quy định mức thanh toán theo hình thức nào thì được khấu trừ thuế, quy định về trích lập các khoản sự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng bán,…tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động quản lý và sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Vì vậy, nếu các quy định này phù hợp với hoạt động thực tế sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Nếu hệ thống pháp luật tiên tiến, theo kịp sự phát triển của xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh
- Biến động cung cầu hàng hoá tác động vào khả năng cung ứng của thị trường đối với nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay khả năng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó làm tăng hay giảm mức dự trữ của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng quay vòng của TSLĐ, đến mức sinh lợi của TSLĐ.
- Các doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh rất khốc liệt. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất thì mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược riêng, hấp dẫn hơn so với các đối thủ cạnh tranh như chấp nhận bán chịu, cung ứng đầu vào ổn định, chi phí thấp…Như vậy doanh nghiệp sẽ phải đề ra các biện pháp, các chiến lược thích hợp để tăng vòng quay TSLĐ và giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Môi trường kinh tế chung cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ dự trữ nhiều hơn, các khoản phải thu cũng giảm xuống, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn, chứng tỏ hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ cao hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự trữ của doanh nghiệp cũng phải thay đổi, khả năng thu hồi công nợ của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn, khi đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của TSLĐ. Do vậy, nhà quản trị doanh nghiệp phải nhạy bén với thị trường, nhận thức được sự biến động của môi trường kinh tế để đưa ra những quyết sách phù hợp.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này tạo nên nét đặc trưng của từng ngành. Đặc điểm của ngành là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến đặc điểm riêng của TSLĐ và việc quản lý, sử dụng TSLĐ của từng ngành cũng như của các đơn vị trong ngành đó.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành, doanh nghiệp chủ quản đòi hỏi việc quản lý và sử dụng TSLĐ phải được thiết lập theo những đặc thù riêng để hoạt động toàn ngành được thuận lợi. Các đơn vị trực thuộc sẽ được đơn vị chủ quản
thiết lập cơ chế quản lý nội bộ áp dụng riêng cho từng ngành. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng quy chế quản lý riêng cho đơn vị mình nhằm đảm bảo cụ thể hóa văn bản pháp quy của nhà nước vừa đáp ứng được những yêu cầu riêng của ngành, giải quyết được những yêu cầu quản lý cụ thể, đặc thù mà nhà nước chưa quy định.
Hơn nữa, ngành nghề kinh doanh quyết định tới cơ cấu TSLĐ trong tổng tài sản do nhu cầu TSLĐ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên sản xuất hàng hóa thường có tỷ trọng TSLĐ lớn trong tổng tài sản lớn hơn, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thì có tỷ trọng TSLĐ nhỏ trong tổng tài sản.
Công ty Viễn thông Quốc tế là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông. Hoạt động của Công ty rộng khắp trong và ngoài nước, cho mọi đối tượng khách hàng. Với đặc thù là đơn vị kinh doanh dịch vụ, tỷ trọng TSLĐ của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản. Trong đó tỷ trọng của tiền, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng TSLĐ. Do đó, Công ty luôn đặt vấn đề quản lý các khoản phải thu lên hàng đầu trong việc xây dựng những chính sách để sử dụng hiệu quả TSLĐ.
Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước chủ yếu bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế và các quy định pháp luật. Để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của mình, nhà nước đưa ra chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, khi đó tác động gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh
nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng TSLĐ thì các quy định như……đều có thể ảnh làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.
Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm giảm giá trị tái sản, vật tư… vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất. Do vậy nếu doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp thì sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do các loại rủi ro khác
Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinhh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Khi nền kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, khi đó sẽ làm cho doanh nghiệp tồn tại nhiều nợ xấu, làm tăng khả năng rủi ro của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa… mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được. Tất cả các rủi ro trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng TSLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng TSLĐ mang lại là cao nhất.
CHƯƠNG 2