- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Viễn thông Quốc tế 20082010; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tà
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VTI ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VTI
VTI là đơn vị kinh doanh dịch vụ, không có hoạt động sản xuất sản phẩm, với đặc điểm nổi bật là kinh doanh đa dạng các dịch vụ viễn thông quốc tế như dịch vụ điện thoại quốc tế, kênh thuê riêng, thu phát hình quốc tế, VSAT, INMARSAT. Là đơn vị kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông quốc tế, VTI luôn đảm bảo đáp ứng thông suốt các hoạt động thông tin liên lạc trong và ngoài nước, ngoài ra còn giúp Chính phủ trong việc phổ cập thông tin đến vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân.
Hoạt động kinh doanh của VTI không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn xa ra quốc tế, tới khắp các châu lục. Đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty do khách hàng của công ty phân bố rộng khắp, nên việc thu hồi công nợ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Một đặc điểm nữa có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của VTI đó là phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt kinh doanh là nguồn vốn cấp của VNPT do đó Công ty rất bị động trong việc tự huy động vốn. Việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của Tập đoàn khiến cho TSLĐ của Công ty quay vòng khá chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Từ khi ra đời, VTI luôn cố gắng hết mình hoàn thành kế hoạch mà Ban lãnh đạo đề ra, cũng như những kế hoạch chung của VNPT. Với phương châm hoạt động là ổn định để phát triển, VTI đã có kết quả kinh doanh khá tốt với lợi nhuận hàng năm thường trên 100 tỷ đồng. Doanh thu năm sau liên tục tăng hơn năm trước; thu nhập bình quân người lao động tăng cao, bình quân 3 triệu đồng/tháng trong những năm 2005-2007 lên 5 triệu đồng/tháng trong những năm 2008-2010; uy tín và lợi thế thương mại của VTI ngày càng được phát triển; mối quan hệ bạn hàng được mở rộng không trong nước, trong khu vực Châu á mà còn rộng khắp trên toàn thế giới. Các khách hàng của VTI hầu hết là các hãng truyền thông và các doanh nghiệp lớn như: NHK của Nhật Bản, CCTV của Trung Quốc, APTN của Anh, Fujitsu, Samsung…Đặc biệt trong những năm
2008, 2009 với bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn nhưng VTI vẫn đứng vững và đạt được mức lợi nhuận tăng đều qua các năm. Điều đó càng khẳng định VTI là đơn vị
hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế. Đặc điểm TSLĐ của VTI
Có thể thấy rằng đặc điểm của TSLĐ của VTI cũng mang đầy đủ những đặc điểm TSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung như: chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh; khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau; trong quá trình sản xuất kinh doanh thì TSLĐ chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thu sản phẩm, hàng hóa và thu tiền bán hàng. Tuy nhiên, với đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của mình, TSLĐ của Công ty cũng có rất nhiều đặc điểm riêng.
Thứ nhất, TSLĐ của VTI là sự tổng hợp của TSLĐ tại văn phòng công ty tại Hà Nội, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 1 tại Hà Nội, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 2 tại Thành phố Hồ Chính Minh, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 3 tại Đà Nẵng và Trung tâm Vinasat tại Hà Nội. Với việc phân bổ các chi nhánh rộng khắp cả nước, việc quản lý tập trung TSLĐ gặp rất nhiều khó khăn nên Công ty phải đặc biệt chú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ TSLĐ.
Thứ hai, do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên TSLĐ của VTI luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản. TSLĐ của Công ty bao gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Tổng TSLĐ của Công ty khá ổn định qua các năm, ít có sự đột biến.
Thứ ba, TSLĐ của Công ty chiếm phần lớn là các khoản phải thu, tỷ trọng của tiền mặt nhỏ, còn tỷ trọng hàng tồn kho và TSLĐ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều đó là do sản phẩm của doanh nghiệp là dịch vụ chứ không phải hàng hóa thông thường nên hầu hết các khoản tồn kho là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc…xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán phụ thuộc VNPT nên chủ yếu Công ty chú
trọng đến việc kinh doanh dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hầu như không có.
Thứ tư, VTI chuyên cung cấp các dịnh vụ viễn thông quốc tế nên khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp nước ngoài, lại phân bổ rộng khắp trên thế giới, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ, từ đó ảnh hường trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty.
Thứ năm, TSLĐ của VTI ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn cấp của VNPT, nguồn vốn tự bổ sung chiếm tỷ trọng nhỏ, VTI không có nguồn vốn vay. Do không có nguồn vốn vay nên Công ty không phải trả chi phí lãi vay, tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào Tập đoàn, Công ty rất bị động trong việc tự huy động vốn.
Nắm rõ được đặc điểm của TSLĐ nói chung và đặc điểm riêng của TSLĐ tại VTI sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được thực trạng sử dụng TSLĐ từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Để có những biện pháp hiệu nhất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ đòi hỏi VTI phải chú trọng đến việc làm sao để xây dựng quy chế quản lý TSLĐ thống nhất cho tất cả các đơn vị trực thuộc; xây dựng cơ cấu TSLĐ thế nào là hợp lý; đồng thời phải đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hàng tồn kho; và làm thế nào để giảm bớt sự lệ thuộc nguồn vốn quá lớn vào Tập đoàn, tăng sự tự chủ của doanh nghiệp trong việc huy động vốn tài trợ cho TSLĐ, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt.