Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễn thông Quốc tế (Trang 35)

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Viễn thông Quốc tế 20082010; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tà

1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

3 Chi phí giao dịch mua bán CK* Phương sai của thu chi ngân quỹ

1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận, trong đó có hiệu quả sử dụng TSLĐ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng TSLĐ có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, là một trong những căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - đây là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Vậy hiệu quả sử dụng TSLĐ là gì?

Có quan điểm cho rằng, hiệu quả sử dụng TSLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Theo quan điểm này, hiệu quả sử dụng TSLĐ được biểu hiện trên các mặt sau:

- Khả năng sử dụng tiết kiệm, hợp lý TSLĐ của doanh nghiệp cao hơn mức sử dụng chung của ngành và so thời kỳ trước.

- Tốc độ luận chuyển cao của TSLĐ trong quá trình sản xuất, làm tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, chớp được cơ hội kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh.

- Khả năng sinh lời và khả năng sản xuất của TSĐ phải cao, tăng so với ngành và so với các thời kỳ. ĐIều đó có nghĩa là một đồng giá trị TSLĐ phải

đem lại một khoản doanh thu cao (khả năng sản xuất) và một khoản lợi nhuận cao (khả năng sinh lời).

- Doanh nghiệp có kết cấu tài sản hợp lý cùng với một kết cấu TSLĐ tối ưu.

Quan điểm khác cho rằng, hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng TSLĐ sử dụng chi phí thấp nhất.

Với khái niệm trên, quan niệm của việc sử dụng hiệu quả TSLĐ được hiểu trên hai khía cạnh:

Một là, với số tài sản hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hai là, đầu tư thêm tài sản một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng tài sản.

Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài sản nói chung và TSLĐ nói riêng.

Tóm lại, dù đứng trên quan điểm nào thì khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ đều tập trung nội dung cơ bản là: phản ánh trình độ khai thác và quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo doanh thu tối đa với chi phí TSLĐ thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễn thông Quốc tế (Trang 35)