Các biện pháp giảm chi phí

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty cổ phần May Thăng Long (Trang 98)

Tăng năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trực tiếp : trong Ngành Dệt May Việt hiện nay chi phí nhân công còn cao so với các nước trong khu vực không phải là do chi phí tiền công trả cho người lao động cao mà do năng suất lao động thấp dẫn đến chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm cao làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy để giảm chi phí nhân côn

trực tiếp Công ty cần phải tăng năng suất lao động thông qua các cương trình đào tạo quản lý và tay nghề chuyên ngành và áp dụng các công nghệ. Đồng thời, tăng cường quản lý theo tiêu chuẩn ISO-9000 và tuyển dụng lao động có tay nghề cao tiên tiến.

Sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : như đã phân tích ở trên, các chi phí này phát sinh khá lớn, có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm giảm đáng kể lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, để quản lý tốt hai loại chi phí này, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp như tinh giảm biên chế bộ máy quản

ý theo hướng gọn, nhẹ và có hiệu uả. Xây dựng định mức chi phí hoặc khoán các loại chi phí trên doanh thu thực hiện để gắn trách nhiệm vật chất của cán bộ công nhân viên với các khoản chi tiêu của Công ty nhằm sử dụng tiết kiệm

ác loại chi phí trên.

Quản lý tốt các khoản nợ phải thu :đặc biệt là các khoản nợ phải thu của khách hàng để không phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, là nguyên nhân dẫn đến mất vốn và giảm lãi của Công ty.

Ngoài ra, Công ty cần tiến hành phân tích mức độ sử dụng và hiệu quả sử d

chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo định k để có các biện pháp điều chỉnh hai loại chi phí này giúp Công ty

Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức độ sử dụng CPBH CPBH / DTT 5,63 4,63 8,58 Mức độ sử dụng CP QLDN CPQLDN / DTT 6,86 7,1 11,92 Tỷ suất LNST trên CPBH LNST / CPBH 23,81 41,95 8,57 Tỷ suất LNST trên CP QLDN LNST / CPQLDN 19,53 27,36 6,17

hiệu quả kinh doanh cao hơn. Dựa vào các số liệu đã cho để lập bảng phân tích mức độ và hiệu quả sử dụng của các chi phí.

Bảng 3-1: Bảng phân tích mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu mức độ sử dụng CPBH (hoặc CP QLDN) nói lên một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì sử dụng bao nhiêu đồng CPBH (hoặc chi phí QLDN). Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ sử dụng chi phí bán hàng hoặc chi phí QLDN càn

lớn và ngược lại. Từ bảng số liệu trên ta thấy mức độ sử dụng CPBH năm 2008 là thấp nhất và năm 2009 là cao nhất gấp gần 2 lần năm 2008. CP QLDN năm 2007 thấp nhất còn năm 2009 cao nhất gấp 1,7 lần năm 2007, chi phí này có xu hướng tăng lên qua các năm.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hay tỷ suất LNST trên CPBH (CP QLDN) này phản ánh một đồng CPBH hoặc CP QLDN đưa vào sử dụng trong kỳ thì tạo

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng CPBH (hoặc CP QLDN) càng cao và ngược lại. Từ bảng số liệu ta thấy, năm 2008 hiệu quả sử dụng các chi phí này cao hơn rất nhiều so với năm 2007 và 2009 và cao gấp gần 4-5 lần.

Như vậy thông qua hai

tiêu trên ta thấy nếu mức đ

sử dụng chi phí bán hàng hoặc chi phí QLDN của ngày càng gia tăng mà hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng hoặc chi phí QLDN ngày càng thấp vì vậy Công ty nên giảm chi phí bán hàng hoặc chi phí QLDN để tăng lợi nhuận cho mình.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty cổ phần May Thăng Long (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w