Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty cổ phần May Thăng Long (Trang 35)

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ. Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế

àn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán thống kê.

Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế chín

gười và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:

Đứng đầu là kế toán trưởng (cơ Phan Thị Song Hồi), là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người kiểm soát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ tổng hợp và lập các Báo cáo thuế và là người phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan tài chính

ấp trên về các vấn đề lien quan đến tài chính của công ty.

Tiếp đến là phó phòng kế toán (ông Dương Tiến Đạt), là người làm kế toán tổng hợp. Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và cá

báo cáo kế toán quản trị gửi cho ban quản trị của công ty. u đó là các kế toán viên và thủ quỹ được phân công như sau:

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi phí kiêm kế toán kho bao bì (chú Lê Hồng Khoảng): có nhiệm vụ hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phận. Hàng tháng căn

cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó

òn có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện công tác kế toán ở kho bao bì. Kế toán vật tư và kế toán kho thành phẩm nội địa (chị Phạm Hồng Yến): có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn đối với từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, sau đó nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê. Đối với kho thành phẩm nội địa cũng cần phải theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn đối với từng loại hàng hoá để tiêu thụ trong nước. Theo dõi giá vốn hàng

án, tình hình xuất hàng cho đại lý, hàng quý tính giá xuất cho từng mặt hàng.

Kế toán tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán công nợ phải trả người bán (chị Trần Thuý Mai): có nhiệm vụ hàng tháng nhận báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm, nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính giá thành sản phẩm cho từng m

hàng. Đồng thời cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả người bán.

Kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, kế toán tiền vay và chi phí chờ phân bổ (chị Nguyễn Thị Giang): có trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tháng phải lập bảng kê

tổng hợp Sec, sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngâ

hàng hàng tháng. Theo dõi các khoản vay (vay dài hạn, vay ngắn hạn) của công ty.

Kế toán kho nguyên vật liệu, kho phụ liệu và kho thành phẩm xuất khẩu (anh Vũ Huy Long): có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất,

ồn của từng loại nguyên vật liệu, phụ liệu và của từng hàng hoá để đem xuất khẩu.

Kế toán công nợ (xuất khẩu và nội địa) và kế toán các khoản tạm ứng(chị Hồng Khánh Vân): có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán đối với các khách hàng nội

a và các khách hàng nước ngoài. Đồng thời có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ tạm ứng.

Thủ quỹ (chị Nguyễn Thị Yến): chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ

nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.

Tại kho, thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho. Cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Ngoài ra, các nhân viên này phải chấp hành nội quy hạch toán

ội bộ của Công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức trước khi nhập kho và xuất kho.

Các nhân viên thống kê tại xí nghiệp là những người phải trực tiếp theo dõi từ khi nguyên vật liệu đư

vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho Công ty. Cụ thể, nhân viên thống kê phải

eo dõi:

Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp.

Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập

xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuấ

vào đầu ngày và số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày, làm căn cứ tính lương cho công nhân.

Cuối tháng, nhân viên thống kế xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng phải lập các báo cáo thanh, quyết toán hợp đồng, báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu và gửi lên cho Công ty tính thưởng. Công ty nhập lại số nguyên liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị trường; đồng thời kế toán hạch

hế liệu thu hồi nhập kho Công ty và

nh thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty cổ phần May Thăng Long (Trang 35)