Về các cơ sở kinh doanh du lịch – lữ hành

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62)

7. Nội đung kết cấu đề tài

2.5.2.Về các cơ sở kinh doanh du lịch – lữ hành

Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 100 công ty lữ hành quốc tế đón khách từ nước ngoài vào du lịch Việt Nam và đưa khách từ Việt Nam ra du lịch nước ngoài, và khoảng 200 công ty lữ hành nội địa chuyên phục vụ khách trong nước.

Các công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Viettravel, Fiditour, Bến Thành tourist,... Các công ty lữ hành tổ chức tour trọn gói hoặc tour từng phần, bao gồm các tour trong thành phố, tour đến mọi miền đất nước, cho thuê hướng dẫn viên, thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, gia hạn visa… cho đến những dịch vụ rất nhỏ như giúp làm thủ tục sân bay, đưa khách cùng hành lý từ trong sân bay ra bên ngoài… cùng với tính sáng tạo và không ngừng đưa vào chương trình tour những điểm mới cũng như những dịch vụ mới bên cạnh các tour truyền thống.

Những loại hình phục vụ sở thích và nhu cầu đa dạng của du khách như: tour dã ngoại dành cho giới thanh niên yêu thích mạo hiểm, tour nghiên cứu học tập cho học sinh, tour báo hiếu là quà tặng của con cái dành cho cha mẹ lớn tuổi, tour trăng mật cho những đôi vợ chồng mới cưới, tour hành hương, tour leo núi, tour xuyên

56

Việt bằng xe gắn máy, tour du lịch kết hợp nghiên cứu thị trường, tour du lịch kết hợp công tác xã hội…. và tất nhiên, các công ty sẵn dàng tổ chức tour theo yêu cầu cụ thể của khách. Cũng vì thế mà hàng năm, thành phố luôn có từ 6 đến 7 công ty lữ hành được Tổng Cục Du Lịch xếp hạng TOP TEN trong cả nước.

Đề tài tiến hành khảo sát trên 12 đơn vị kinh doanh lữ hành có kinh doanh loại hình du lịch MICE, phiếu khảo sát các doanh nghiệp lữ hành bao gồm 7 câu hỏi dưới dạng định tính (Mẫu phiếu đính kèm ở phụ lục). Kết quả thu được như sau:

Trong số 12 doanh nghiệp lữ hành được khảo sát đều có kinh nghiệm trong kinh doanh loại hình MICE ít nhất là 3 năm ( công ty dịch vụ du lịch Thiên Niên Kỷ) và nhiều nhất là 15 năm ( Saigontourist ).

Loại hình du lịch MICE chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh lữ hành :

Bảng 2.5.2a: Loại hình kinh doanh MICE của các cơ sở kinh doanh lữ hành

STT Loại hình MICE Tần số Tỉ lệ %

1 Du lịch kết hợp hội họp 2 16,67

2 Du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị 5 41,67

3 Du lịch kết hợp khen thưởng 4 33,33

4 Du lịch kết hợp sự kiện, triển lãm 1 8,33

Tổng 12 100

Nguồn: Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Loại hình MICE được các doanh nghiệp kinh doanh nhiều nhất là du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (5/12 doanh nghiệp), đạt tỉ lệ 41,67%. Tiếp theo là du lịch kết hợp khen thưởng với 4/12 doanh nghiệp, chiếm 33,33%. Đây là 2 loại hình MICE khá phổ biến hiện nay, từ các công ty nhỏ lẻ trong nước cho đến các tập đoàn lớn quốc tế đều có nhu cầu tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh hay hình thức khích lệ nhân viên thông qua các buổi tiệc liên hoan cuối năm hoặc tạo điều kiện cho nhân viên đi du lịch, hoạt động teambuilding ,... tạo nên thị trường kinh doanh khá tốt cho các doanh nghiệp du lịch.

57

Đứng ở vị trí thứ 3 là loại hình du kịch kết hợp hội họp với 2 doanh nghiệp, chiếm 16,67%. Các doanh nghiệp ngoài tỉnh thường thông qua các đại lý lữ hành để đặt thuê phòng họp với các mục đích như họp thường niên; khóa huấn luyện cho nhân viên về sản phẩm – dịch vụ mới của doanh nghiệp hoặc họp thảo luận, giải quyết vấn đề của công ty. Trong chương trình có đặt tour tham quan bên ngoài, nhưng phần tham quan rất ít, chủ yếu chính hội họp.

Cuối cùng là hình thức du lịch kết hợp sự kiện, triển lãm với 1 doanh nghiệp, đạt tỉ lệ 8,33%, với hình thức này thì các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các hoạt động tổ chức sự kiện như Chương trình Ngày hội Du lịch TP. HCM, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị” ,... Số lượng cơ sở lữ hành lựa chọn đây là hình thức MICE kinh doanh chủ yếu nhất không nhiều, cho thấy các loại hình MICE càng ít liên quan đến việc tổ chức tham quan càng không phải là thị trường kinh doanh chủ yếu của khối lữ hành.

Về tỉ trọng khách MICE trong tổng số khách của doanh nghiệp đã đón : Trong đó nổi bật về số khách MICE của một số doanh nghiệp như Saigontourist với 70%, BenThanh tourist với 65%, Viettravel với 60% và đặc biệt với công ty du lịch Lửa Việt có khoảng 80% là khách MICE với hoạt động chủ yếu là tổ chức các tour MICE cho khách tham dự hội nghị, hội thảo và các chuyến du lịch khen thưởng, tour du lịch xây dựng tinh thần tập thể (teambuilding ),...đối tượng khách MICE của các doanh nghiệp chủ yếu là khách quốc tế, đặc biệt tại các công ty lớn như Saigontourist, Viettravel số khách MICE quốc tế chiếm tới 60%.

Về hoạt động quảng bá du lịch MICE tại các cơ sở lữ hành: (câu hỏi 4 từ

phiếu khảo sát doanh nhiệp). Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lựa chọn cho câu hỏi phụ thuộc vào các hình thức quảng bá du lịch MICE mà doanh nghiệp sử dụng.

58

Bảng 2.5.2b : Hình thức quảng bá du lịch MICE

STT Hình thức quảng bá Số lần lựa chọn Tỉ lệ %

1 Tờ gấp/sách mỏng 9 30

2 Trên website của công ty 12 40

3 Tham gia câu lạc bộ MICE quốc tế 3 10

4 Trên truyền hình 3 10

5 Trên báo chí 3 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Hình thức khác 0 0

Tổng 30 100

Nguồn: Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Hình thức quảng bá chủ yếu của các doanh nghiệp là trên Website của công ty, 12/12 doanh nghiệp đều sử dụng hình thức này để giới thiệu các chương trình du lịch MICE với du khách, chiếm 40% trong số các hình thức quảng bá được sử dụng. Đây là hình thức đơn giản và thuận tiện nhất để giới thiệu du lịch MICE của doanh nghiệp đến với khách hàng. Tiếp đó là giới thiệu bằng hình thức tờ gấp, sách mỏng với 9/30 lựa chọn, chiếm 30%, các hình thức còn lại không được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng, trong đó, hình thức quảng bá thông qua tham gia CLB MICE quốc tế đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn hạn chế số doanh nghiệp tham gia, chủ yếu là các công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Viettravel, Bến Thành tourist.

Về hình thức đào tạo nhân viên: (câu hỏi 5 từ phiếu khảo sát doanh nhiệp).

Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lựa chọn cho câu hỏi phụ thuộc vào các hình thức đào tạo nhân viên tổ chức MICE mà doanh nghiệp sử dụng.

59

Bảng 2.5.2c : Hình thức đào tạo nhân viên chuyên trách về du lịch MICE

STT Hình thức đào tạo Số lần lựa chọn Tỉ lệ % 1 Cử nhân viên đi học khóa đào tạo 8 26,67

2 Mời chuyên gia về đào tạo 7 23,33

3 Tham gia câu lạc bộ/ hiệp hội MICE 3 10

4 Cập nhật kiến thức từ Internet 9 30

5 Chưa có hình thức đào tạo chuyên nghiệp 3 10

6 Hình thức khác 0 0

Tổng 30 100

Nguồn: Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Vì MICE là một loại hình còn rất mới, hiện tại ở nước ta số cơ sở có đào tạo MICE bài bản chỉ đếm trên đầu ngón tay, do đó một số các cơ sở lữ hành phải tiến hành gửi nhân viên đi đào tạo thêm với số lần lựa chọn là 8 chiếm tỉ lệ 26,67%. Hình thức cập nhật kiến thức từ Internet được xem là hình thức tiện lợi và hữu dụng hơn cả với 9 lựa chọn, chiếm tỉ lệ 30%, bởi các kiến thức về MICE hiện nay chưa có một tài liệu tham khảo chính thống nào chủ yếu là từ báo mạng và một số website của các Sở Văn hóa các tỉnh.

Hình thức mời chuyên gia về đào tạo cũng được một số doanh nghiệp lựa chọn, đạt tỉ lệ 23,33%. Các công ty lữ hành tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội MICE còn rất hạn chế, mới chỉ có 3/12 doanh nghiệp được khảo sát có tham gia các câu lạc bộ MICE để đào tạo nhân viên. Và vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có hình thức đào tạo chuyên nghiệp nào cho nhân viên về du lịch MICE. Do vậy cần có sự quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo nhân viên tại các doanh nghiệp lữ hành để có sự hiểu biết cần thiết về MICE từ đó xây dựng, tổ chức và thiết kế các tour du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu khách MICE.

Về khó khăn trong kinh doanh MICE: ( câu hỏi 6 từ phiếu khảo sát doanh nghiệp). Số lần lựa chọn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá và hoàn cảnh thực tế của từng doanh nghiệp.

60

Bảng 2.5.2d : Khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch MICE

STT Các nhân tố Số lần lựa chọn Tỉ lệ %

1 Hệ thống giao thông 5 16,67

2 An ninh trật tự 6 20

3 Chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua

sắm, giải trí... 5 16,67

4 Địa điểm tổ chức MICE ( Tiện nghi, phòng ốc,

âm thanh, ánh sáng...) 3 10

5 Chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức với

MICE. 2 6,66 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Xây dựng tour du lịch cho khách MICE chưa đạt

yêu cầu. 3 10

7 Cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp du lịch. 6 20

Tổng 30 100

Nguồn: Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp và an ninh trật tự tại địa phương là 2 yếu tố gây khó khăn nhiều nhất cho các cơ sở lữ hành với 6/30 lựa chọn chiếm 20%,về cạnh tranh giá, trong thời gian gần đây du lịch MICE có sự cạnh tranh nội bộ không công bằng, phá giá khách sạn. Nhiều khách sạn đã đến chào hàng trực tiếp với giá thấp hơn giá hãng lữ hành đã đưa ra với cùng khách hàng đó. Nếu khách sạn kết hợp tốt với lữ hành sẽ có một sản phẩm MICE trọn vẹn, còn không tốt khách hàng là người gánh chịu. Và uy tín của khách sạn và đơn vị lữ hành đều bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đơn vị lữ hành phải ra nước ngoài để tìm kiếm khách hàng MICE nhưng về nước khách sạn lại đưa ra giá khác khiến lữ hành bỏ nhiều công sức nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu. Vấn đề an ninh cũng gây trở ngại cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc thu hút khách MICE tới Thành phố.

Khó khăn tiếp theo là về hệ thống giao thông và chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, giải trí với 5/30 lựa chọn, đạt tỉ lệ 16,67%. Cũng như đối với khách hàng, hệ thống giao thông cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành

61

trong việc vận chuyển khách đi lại trong thời gian tham dự các sự kiện tại Thành phố. Cùng với đó, việc liên kết với các cơ sở lưu trú, ăn uống không đạt tiêu chuẩn khiến các cơ sở lữ hành bị mất uy tín và khách hàng sẽ không quay lại lần sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62)