Vai trò và lợi ích của du lịch MICE

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

7. Nội đung kết cấu đề tài

1.2.5.Vai trò và lợi ích của du lịch MICE

MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển. Lợi ích mà du lịch MICE đem lại lớn gấp nhiều lần so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Trước hết là cơ hội quảng bá thương hiệu của đất nước, doanh nghiệp. Khách của du lịch MICE thường chọn địa điểm du lịch trên tiêu chí chất lượng. Chất lượng, dịch vụ phục vụ phải cao cấp và chuyên nghiệp. Những buổi du lịch khen thưởng, triển lãm, tổ chức sự kiện thường được các công ty đầu tư rất kỹ do vậy các tour du lịch MICE thường được lên kế hoạch trong thời gian dài, sự lựa chọn điểm đến cũng rất khắt khe.

Một điều nữa là chi phí cho du lịch MICE được đánh giá là cao hơn gấp 4-6 lần so với du lịch bình thường. Chi phí chính cho du lịch MICE thường được chi trả dưới dạng chi phí của doanh nghiệp, đơn vị, nên bản thân khách MICE cũng thoả mái chi tiêu khi tham gia chuyến du lịch này.

19

Đoàn khách của du lịch MICE luôn có quy mô lớn có khi lên đến cả ngàn người, đồng thời khả năng kinh tế của khách MICE thường rất cao.

Khách MICE đi du lịch kết hợp với tìm cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường hay sản phẩm mới, mở rộng thị trường…do đó tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng nền kinh tế tại địa phương và trong nước.

Ngoài ra, các tour MICE không có tính mùa vụ rõ rệt như các tour du lịch thông thường, vì vậy đối với các khách sạn, các doanh nghiệp du lịch bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc tổ chức các tour MICE còn là một biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.

Cùng với việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang tầm cỡ quốc tế như Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 ( AELM- 14) hay các cuộc thi Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ,... đã góp phần mang đến một hình ảnh tích cực, một Việt Nam an toàn, thân thiện và xinh tươi với du khách trên toàn thế giới.

1.2.6. Lịch sử phát triển MICE trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.6.1. Quá trình phát triển MICE trên thế giới

MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.

MICE là loại hình du lịch mà rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển vì loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy giá trị thu hồi từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 10% GDP thế giới.

Loại hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Theo số liệu điều tra của Tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì:

20

Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD.

Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước Châu Âu và Châu Mỹ có những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo. Các quốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị là : Mỹ, Anh, Đức, Úc,...

Du lịch MICE đang dần dần phát triển mạnh ở các nước Châu Á – là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo sự thu hút lớn đối với các du khách quốc tế và đặc biệt là du khách du lịch MICE. Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc họp là : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, ... Điển hình nhất phải kể đến Trung tâm Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), một trong những nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với 4,5 triệu lượt khách/năm. Trung tâm Hội nghị Impact (Thái Lan) thu hút khoảng 3 triệu khách MICE/năm. Nước này hiện nay là điểm đến lớn thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được tổ chức mỗi năm. Thái Lan đang có những kế hoạch táo bạo trong việc thu hút các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm về nước này với ngày càng nhiều về văn phòng marketing được khai trương trên thế giới. Hiện nay, nước này có 5 trung tâm hội nghị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế và 2 trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.[8]

Nhắc đến du lịch MICE khu vực không thể không kể đến Singapore - Thị trường du lịch MICE lớn nhất Đông Nam Á. Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo và triển lãm với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới. Những năm gần đây, loại hình du lịch MICE được các nước đẩy mạnh phát triển.

Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực. Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec

21

Singapore, Trung tâm thương mại quốc tế, Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa… Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lượt khách vào năm 2015, đem về nguồn thu khoảng 30 tỉ đô la Sing. Tổng cục du lịch Singapore (STB) dự kiến sẽ tăng doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên khoảng 10 tỉ đô la Sing vào năm 2015. Theo con số thống kê của STB, năm 2007, Singapore đã đón khoảng 10,3 triệu khách, tăng khoảng 5,4% so với năm 2006. Khách làm ăn kinh doanh và khách MICE chiếm khoảng 28% tổng lượng khách đến Singapore, và đem lại gần 35% doanh thu của toàn ngành du lịch ( khoảng 4 tỉ đô la Sing).[13]

1.2.4.2. Sự phát triển của MICE tại Việt Nam

Mặc dù MICE đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng du lịch MICE với Việt Nam lại là loại hình tương đối mới. Tuy vậy, MICE tại Việt Nam được đánh giá là một loại hình du lịch có nhiều tiềm năng và đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch nước nhà. Sớm nhận thức được tiềm năng của du lịch MICE trên thế giới và mong muốn phát triển MICE tại Việt Nam, vào năm 2003, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines cùng Saigontourist và trên 20 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 – 5 sao trên cả nước, đã thành lập ra câu lạc bộ MICE tại Việt Nam: “Vietnam – Meetings – Incentives Club”. Câu lạc bộ đã tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ. Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trương hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI (Hong Kong), MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện quốc tế tại Singapore, Hong Kong, Đức, Úc. Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng 03/2005) và Sydney (tháng 09/ 2005).

Các khách sạn có doanh thu từ thị phần du khách du lịch MICE năm 2005 tăng 10% so với năm 2004 và công suất phòng đạt trên 80% [13]. Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/12/2006 đã thổi bùng làn sóng đi

22

lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt hơn là Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị các đại biểu cấp cao APEC. Đây chính là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong hoạt động du lịch MICE ở Việt Nam. Phát triển MICE là cơ hội để mở rộng thị trường du lịch, tăng lượng khách quốc tế và nâng cao uy tín cho du lịch Việt nam. Thời gian qua, các khách sạn có doanh thu từ thị phần khách du lịch MICE năm 2008 tăng 10% so với năm 2007 và công suất phòng đạt trên 80%. Hiện nay Việt Nam chính là một trong 10 điếm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã đón trên 3,42 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt trên 2 triệu lượt, tăng 11,3%; đến thăm thân nhân đạt gần 586.000 lượt người, tăng 68,7%, riêng khách công vụ đạt 570.000 lượt người, giảm 2,6%. MICE nội địa cũng khá phát triển, trong số 28 triệu khách du lịch nội địa của cả nước trong năm 2010, có 25% là khách MICE bởi số lượng hội nghị, hội thảo trong nước diễn ra ngày càng nhiều.[9]

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE, song để làm được điều đó, du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước.

Cơ hội : Trước hết, phải khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước có nhiều

tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, với những trang sử hào hùng của dân tộc, Việt Nam tạo được sức lôi cuốn mạnh mẽ với du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu khách, đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với du khách.

Hiện nay các cơ quan ban ngành cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các địa phương luôn quan tâm tới việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật. Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm tới phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó đặc

23

biệt là hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, nơi vui chơi giải trí, văn hóa… đây chính là sự quan tâm tạo những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hoàn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

Việc miễn visa cho khách nội vùng ASEAN tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng khiến thị trường khách MICE chuyển sang Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.

Thách thức : Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính,

ngành du lịch Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới đó là:

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến thị trường khách chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam - thị trường Châu Âu, dẫn đến lượng khách ngày càng giảm. Bên cạnh đó, giá cả dịch vụ, giá tour của Việt Nam vẫn còn cao nếu so sánh với các nước trong khu vực, nên đây là một trong những lý do khiến du khách ngần ngại khi tìm đến Việt Nam.Vì vậy, trước tình hình hiện nay, ngành du lịch cần có một mức giá cả hợp lý và có khả năng cạnh tranh, giúp các công cụ quảng bá “vẻ đẹp tiềm ẩn” hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó du lịch Việt Nam còn có những thách thức không nhỏ khác như: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn hạn chế, như: hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém phát triển (thua xa so với các nước trong khối ASEAN), hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng… còn lạc hậu, chất lượng thấp, mặc dù đã có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy, cước phí giao thông còn cao. Hệ thống thông tin viễn thông chưa phát

24

triển rộng khắp, chất lượng còn hạn chế trong khi giá dịch vụ lại cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Điện nước chưa đảm bảo được nhu cầu và giá quá đắt. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí còn thiếu, chất lượng hạn chế. Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, sản phẩm chưa đa dạng và không phong phú. Các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ và còn không ít bất cập đối với hoạt động kinh doanh du lịch.

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Việt Nam thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu. Trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam lại chưa hoàn chỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chụp giựt, chặt chém khách, có nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây phiền toái cho khách, những tiêu cực này làm ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam, mặt khác ý thức tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa được nâng cao, điều này gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực phục vụ ngành Du lịch đã được đào tạo cơ bản còn ít, yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, thiếu về kinh nghiệm. Đặc biệt, Việt Nam thiếu người quản lý và phục vụ có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các nơi nghỉ dưỡng, các cơ sở vui chơi, giải trí…do đó du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình mở cửa, hội nhập du lịch quốc tế cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan của Việt Nam nếu chúng ta không có sự quan tâm thích đáng với các biện pháp quản lý có hiệu quả. Đồng thời, hội nhập du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hôi, giữ gìn thuần phong mỹ tục Việt Nam.

25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh

Vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22'– 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn.

Xã hội: TP. HCM hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%. Dân số thành

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)