7. Nội đung kết cấu đề tài
2.2.1. Về khách du lịch
2.2.1.1 Khách quốc tế
Bảng 2.2.1.1: So sánh khách quốc tế của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Triệu lượt người
Tp. Hồ Chí Minh ( I ) Việt Nam ( II )
Năm Thực hiện % Cùng kỳ Tỉ trọng (I/II) Thực hiện % Cùng kỳ 2008 2,8 + 3,7 66,67% 4,2 0 2009 2,6 - 7,14 68,42% 3,8 - 9,52 2010 3,1 + 19,23 62% 5 + 31,58 2011 3,5 +12,9 58,33% 6 + 20 2012 3,8 +8,57 55,88% 6,8 + 13,33
Nguồn: Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch TP.Hồ Chí Minh
Trong 5 năm kể từ năm 2008 đến năm 2012 nhìn chung số lượng khách đến TP. Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm, tuy nhiên chỉ có năm 2009 lượng khách giảm nhẹ (giảm 7,14% so với cùng kỳ năm 2008) nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu du lịch khiến cho lượng khách du lịch giảm. Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2012 với các con số khá ấn tượng. Lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 8,57 % so với năm 2011 và chiếm 55,88 % lượng khách quốc tế đến Việt Nam ( lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 đạt 6,8 triệu lượt, tăng 13,33 % so với cùng kỳ).
28
Theo báo cáo mới nhất của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong tháng 5-2013 ước đạt 286.200 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2012. Lũy kế năm tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến TP.HCM ước hơn 1,627 triệu lượt, chỉ tăng 7,2% so với cùng kỳ trong khi tốc độ tăng cùng thời điểm năm trước đạt hơn 10%, điều này cho thấy 5 tháng đầu năm 2013 lượng khách đến TP. Hồ Chí Minh giảm và thị trường khách có phần ít sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với tình hình chung của cả nước và các tỉnh thành khác thì con số 7,2% cũng là một con số ấn tượng.
2.2.1.2 Khách nội địa
Bảng 2.2.1.2: So sánh khách nội địa của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính : Triệu lượt người
Tp. Hồ Chí Minh (I) Việt Nam ( II )
Năm Thực hiện % Cùng kỳ Tỉ trọng (I/II) Thực hiện % Cùng kỳ 2008 8 +15,35 38,1% 21 +10,08 2009 10,4 +30 41,6% 25 +19,05 2010 11,2 +7,69 40% 28 +12 2011 12 +7,14 40% 30 +7,14 2012 15 +25 43,15% 32,5 +8,33
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh
Khách nội địa tới TP. HCM có xu hướng tăng qua các năm. Khách nội địa tới TP. HCM năm 2008 là 8 triệu lượt người, chiếm 38,1% tổng lượt khách nội địa cả nước. Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới làm lượng khách quốc tế giảm nhưng với chương trình kích cầu du lịch “ Ấn tượng Việt Nam” đã thúc đẩy lượng khách nội địa cả nước tăng đột biến, đạt 25 triệu lượt khách, lượng khách nội địa tới TP. HCM năm 2009 cũng đạt 10,4 lượt người, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2008, chiếm tỉ trọng 41,6% cả nước. Đến năm 2010 và 2011 TP
29
vẫn duy trì mức tăng trưởng đều với mức tăng 7,69%(2010) và 7,14% (2011) so với cùng kỳ,chiếm 40% tổng số khách nội địa cả nước. Số lượng khách nội địa tăng mạnh vào năm 2012(tăng 41,51% so với cùng kỳ), tổng lượng khách đạt 32,5 triệu lượt, trong đó số lượt khách tới TP. HCM là 15 triệu lượt chiếm 46,15% tổng lượt khách. Dự báo với việc thực hiện “Chương trình kích cầu du lịch năm 2013”, TP. HCM sẽ tiếp tục thu hút lượng khách nội địa trong thời gian tới.
2.2.2. Về thị trường khách
2.2.2.1 Thị trường khách quốc tế
Bảng 2.2.2: Top 10 thị trường khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh
Xếp hạng Quốc gia 1 Mỹ 2 Nhật Bản 3 Đài Loan 4 Hàn Quốc 5 Úc 6 Trung Quốc 7 Malaysia 8 Singapore 9 Pháp 10 Anh
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh
Thị trường khách tới TP. Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú đến từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Dẫn đầu trong lượng khách quốc tế đến TP. HCM là Mỹ. Bên cạnh đó, những năm gần đây, lượng khách Châu Á đến TP. HCM tăng mạnh, tiêu biểu là các nước Nhật Bản ở vị trí thứ 2, Đài Loan ở vị trí thứ 3, đứng thứ 4 là Hàn Quốc, tiếp sau đó là một số quốc gia Châu Á khác.
30
2.2.2.2 Thị trường khách nội địa
Bên cạnh lượng khách quốc tế đa dạng và phong phú thì thị trường khách nội địa tới TP cũng sôi động không kém. Với nguồn khách chủ yếu từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau,.... Hiện nay, TP cũng đang tích cực hợp tác với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nhằm liên kết mở các chương trình du lịch, xây dựng các tuyến điểm du lịch mới và thu hút khách từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Đà Lạt. Hy vọng với sự tích cực trong công tác thu hút khách du lịch sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho TP. HCM trong 2013 và những năm tiếp theo.
2.2.3 Về doanh thu du lịch
Bảng 2.2.3: So sánh doanh thu du lịch Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Tỉ đồng
TP. Hồ Chí Minh (I) Việt Nam (II)
Năm Thực hiện % Cùng kỳ Tỉ trọng (I/II) Thực hiện % Cùng kỳ 2008 31.000 29,17 51,67 60.000 7,14 2009 38.334 23,65 56,37 68.000 13,33 2010 44.918 17,17 47,28 95.000 39,71 2011 56.842 26,55 43,72 130.000 36.84 2012 71.279 25,39 44,55 160.000 23,08
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Doanh thu du lịch tăng nhanh qua các năm (2008-2012), mặc dù năm 2009 lượng khách du lịch có giảm song doanh thu du lịch vẫn tăng đáng kể. Doanh thu du lượng khách du lịch có giảm song doanh thu du lịch vẫn tăng đáng kể. Doanh thu du lịch năm 2012 đạt 71.279 tỷ đồng, tăng 25,39 % so với năm 2011, chiếm 44,55% doanh thu du lịch Việt Nam (doanh thu du lịch cả nước đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 23,08 %) và đóng góp khoảng 11% GDP của thành phố.
31
2.2.3. Hệ thống cơ sở lưu trú
Có thể nói một trung tâm kinh tế, thương mại lớn như TP. Hồ Chí Minh là điều kiện cực kì thuận lợi để phát triển hệ thống các khách sạn cao cấp và sang trọng bậc nhất. Hầu hết những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Starwood quản lý và điều hành.
Đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây. Trong đó, khách sạn Park Hyatt Saigon được Tạp chí Robb Report bình chọn là một trong 100 khách sạn hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng uy tín hằng năm về các khách sạn tốt nhất tại 100 thành phố trên toàn thế giới.
Tính đến tháng 6-2011, TP đã có gần 1.500 cơ sở lưu trú, với 9.300 phòng đã được phân loại, xếp hạng sao. Trong đó, có 69 khách sạn cao cấp với 13 khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế như New World, Sofitel, Park Hyatt, Legend, Equatorial..., 10 khách sạn 4 sao, khoảng 46 khách sạn 3 sao và hơn 700 cơ sở lưu trú du lịch khác tạo thành một hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đứng đầu cả nước về quy mô lẫn chất lượng phục vụ.
Ngành Du lịch TPHCM còn có một hệ thống các Dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn, phục vụ mua sắm và ăn uống cho khách du lịch. Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách. Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực.
2.3. Du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh
Nhắc đến TP.HCM người ta sẽ nghĩ ngay tới một thành phố sầm uất và náo nhiệt, một trung tâm Kinh tế- Chính trị lớn nhất cả nước, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài nước được tổ chức tại đây. Với lợi thế là một đô thị phát triển vượt trội, từ sau ngày độc lập cho đến nay, thành phố đã có những bước chuyển mình rõ rệt và mạnh mẽ từ hệ thống giao thông cho
32
đến cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách, đặc biệt là đối tượng khách MICE – những khách hàng mang lại nguồn thu đáng kể. Có thể nói TP.Hồ Chí Minh là nơi khởi nguồn cho du lịch MICE Việt Nam, ngay từ đầu năm 2005, MICE đã xuất hiện tại TP. HCM với đoàn khách MICE đầu tiên của Saigontourist, tuy loại hình này còn khá mới mẻ song nó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm bởi khoản lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM, có 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố trong năm 2011, khoảng 20% trong số này, tương đương 700.000 lượt là khách doanh nhân đến để làm ăn, tìm cơ hội kinh doanh hoặc kết hợp du lịch, tham gia các sự kiện... khách MICE nội địa cũng chiếm một số lượng lớn (3,6 triệu lượt, chiếm 30% tổng số khách nội địa tới TP. HCM). Vào cuối năm 2012, lần đầu tiên TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức gian hàng riêng tại hội chợ chuyên về MICE ở Thái Lan. Khách MICE là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn TP.HCM, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm 2010 (Số liệu thống kê phòng R&D Sacomreal-S tháng 9/2011).Trong năm 2011 TP.HCM tập trung thu hút dòng khách MICE. Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến.
Ngày nay, nói đến việc tổ chức các sự kiện phải nói đến TP.HCM. Với rất nhiều sự kiện diễn ra hàng năm và đã trở thành thương hiệu quốc gia. Điển hình là Hội chợ Du lịch quốc tế hằng năm (ITE) với nhiều quốc gia tham gia. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện khác cũng đã trở thành truyền thống của ngành Du lịch TP như Ngày hội du lịch TP.HCM, Liên hoan ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ…Để du lịch MICE có được như ngày hôm nay, phải kể đến sự đóng góp to lớn của hệ thống các cơ sở kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của công ty Saigontourist, một trong những doanh nghiệp đầu tiên đã đặt nền móng cho ngành du lịch thành phố.
33
Hình 2.3.3: Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM
34
Hình 2.3.2 : Lễ hội trái cây Nam Bộ 2013
Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, một trong những đơn vị đưa MICE vào hoạt động sớm nhất tại Việt Nam cho biết, hiệu quả của MICE tạo doanh thu lớn nhờ đối tượng khách đông, tập trung, có khi đến vài trăm người, có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày. Trong tình hình kinh tế thế giới gây ảnh hưởng nhất định tới du lịch, tuy nhiên Việt Nam vẫn là điểm đến của nhiều đoàn khách quốc tế Mỹ, Ðức, Thái-lan, Nhật Bản, Trung Quốc với số lượng tới hàng nghìn người, bên cạnh lượng khách nội địa đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm 2010, Saigontourist đã phục vụ hơn 65.000 khách MICE trong nước và quốc tế.
Tại Công ty du lịch Vietravel, lượng khách MICE chiếm tới 60% tổng số lượng khách tham gia du lịch. Hầu hết các công ty, các tập đoàn không chỉ đơn thuần đi du lịch thuần túy mà kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng đội ngũ phát triển ý tưởng sáng tạo theo nhóm (team building). Lượng khách quốc tế trong chín tháng đầu năm 2010 đạt hơn 22.000 lượt, trong đó khách Nhật Bản chiếm
35
khoảng 17.000 lượt, còn lại là khách từ các thị trường như Ðức, Pháp, Nga, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia.
Hình 2.3.3 : Tổ chức Teambuilding của Vietravel
Theo Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch, hình thức du lịch MICE vẫn luôn được coi là tiềm năng, các doanh nghiệp, các công du lịch cần phải tìm cách khai thác hiệu quả hơn mảng thị trường tour đầy tiềm năng và hấp dẫn này. Bởi theo tính toán của các công ty du lịch, loại hình du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp sáu lần loại hình du lịch thông thường. Sản phẩm MICE là tổng hợp của nhiều dịch vụ đòi hỏi các công ty du lịch luôn cung ứng dịch vụ trọn gói cho các đoàn gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng chương trình team building, chương trình tham quan... Các chương trình tour MICE của các công ty du lịch, lữ hành cạnh tranh ở việc chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức cũng như nghiệp vụ du lịch. Ðây cũng là cơ hội để các công ty lữ hành khẳng định vị thế và thương hiệu trong nền công nghiệp không khói này.
36
2.4. Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh 2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Nhằm có cái nhìn tổng quát và thực tế hơn về thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch này tại địa bàn, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của trên 120 du khách đã và đang tham dự các sự kiện MICE tại TP.HCM về chất lượng dịch vụ du lịch MICEtại TP.HCM.
Thống kê sơ bộ có10 phiếu không đạt yêu cầu và 110 phiếu đạt. Trên tổng số 110 phiếu khảo sát có 37 nam chiếm 33,64% và 73 nữ chiếm 77,36%, tất cả số khách được khảo sát đến từ TP.HCM và các tỉnh khác đều đã từng tham gia du lịch MICE tại TP.HCM.
Cách thức xây dựng phiếu khảo sát :
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên sự tham khảo từ một số phiếu điều tra của các nghiên cứu trước đó, đồng thời có sự chỉnh sửa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đề tài.
Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng phiếu trưng cầu ý kiến khách hàng, bao gồm 7 câu hỏi dưới dạng vừa định tính vừa định lượng (Mẫu phiếu đính kèm ở phụ lục) :
Từ câu 1 đến câu 4 là các câu hỏi về thời gian, địa điểm, hình thức và tần suất tổ chức loại hình du lịch MICE, du khách lựa chọn duy nhất 1 đáp án cho 1câu hỏi.
Câu 5 và câu 6 hỏi về các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển loại hình du lịch MICE theo đánh giá của du khách, đây là loại câu hỏi nhiều lựa chọn, với 3 lựa chọn cho 1 câu hỏi.
Câu 7 là câu đánh giá mức độ dựa theo cảm nhận của du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch MICE tại TP. HCM với 14 tiêu chí đánh giá có thang đo từ 1 đến 5 điểm, cụ thể :
Rất kém : 1
Kém : 2
Bình thường : 3
37
Rất tốt : 5
Sau khi tổng hợp kết quả từ các phiếu khảo sát, tiến hành tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đánh giá, cụ thể :
Nếu số điểm trung bình :
Dưới 2,4 : Chất lượng phục vụ kém, khách hàng thất vọng về dịch vụ 2,5 – 3,4 : Chất lượng phục vụ trung bình
3,5 – 4,4 : Chất lượng phục vụ tốt 4,5 – 5 : Chất lượng phục vụ tuyệt vời
Từ thang điểm đã cho đưa ra nhận xét về chất lượng dịch vụ du lịch MICE tại TP. HCM.
2.4.1.1 Về loại hình MICE
Biểu đồ 2.4.1.1: Thông tin thị trường khách MICE theo từng loại hình
Du lịch kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị 36.36% Du lịch kết hợp khen thưởng 32.73% Du lịch kết hợp hội họp 14.54% Du lịch kết hợp tổ chức sự kiện, triển lãm. 16.37%
Nguồn : Phiếu khảo sát khách hàng
Số lượng khách tới tham dự MICE tại T P . H C M trải đủ tất các loại hình, trong đó khách du lịch hội thảo, hội nghị (khách Conference), chiếm tỉ lệ cao nhất 36.36%, đây thường là những đoàn khách lớn trong và ngoài nước tham dự các kỳ họp thường niên của các tổ chức, hiệp hội quốc tế để bàn về những vấn đề quan
38
tâm hay các hội nghị tri ân khách hàng. Đây là loại hình khá phổ biến trong du