Tổng kết những thành tựu và hạn chế của du lịch MICE tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)

7. Nội đung kết cấu đề tài

2.6. Tổng kết những thành tựu và hạn chế của du lịch MICE tại TP.HCM

2.6.1 Thành tựu

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuật...và là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh được Tổ chức Liên hiệp Quốc tế xếp vào loại đô thị lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Thành phố có sẵn nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch MICE, khi mà các doanh nghiệp lớn, các công ty xuyên quốc gia luôn muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh vào một thị trường mới và năng động như TP. HCM. Đây là điểm đầu tiên thu hút khách MICE đến với thành phố. Trải qua một thời gian hình thành và phát triển, du lịch MICE tại thành phố đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Thứ nhất là sự quan tâm đến du lịch MICE từ các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cho thấy loại hình du lịch này đã và sẽ trở thành trọng tâm phát triển du lịch Thành phố trong thời gian tới. Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch thành phố phối hợp cùng với Uỷ ban Nhân dân TP.HCM cũng đã xây dựng đề án phát triển du lịch đường sông dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2013 cùng với việc tập trung phát triển các tour MICE mới lạ, hấp dẫn cho thấy địa phương đã nhận thức rõ được tiềm năng lớn mà du lịch MICE mang lại.

Thứ hai là sự tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, hiện nay thành phố có 1 hệ thống khách sạn 4 – 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Sheraton, Caravelle, Sofitel Plaza, New World, Renaissance Riverside, Equatorial, Legend Saigon, Rex, Majestic...có khả năng cung cấp các phòng họp đạt tiêu chuẩn cao với sức chứa từ 300 đến 800 chỗ cùng các phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ hội nghị, hội thảo.

Thứ ba là các doanh nghiệp du lịch đã có sự quan tâm đến chất lượng dịch vụ để dần nâng cao và hoàn thiện dịch vụ du lịch MICE. Với những hoạt động tích cực

62

của các công ty lữ hành lớn như Saigontourist hay Viettravel trong việc xúc tiến và quảng bá du lịch MICE của Thành phố đến với bạn bè quốc tế.

Thứ tư là Thành phố bước đầu đã có sự đầu tư xây dựng một số Trung tâm hội chợ triển lãm có qui mô lớn nhằm tổ chức các kỳ hội chợ giới thiệu sản phẩm hay hội chợ du lịch trong nước và các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó, Thành phố đã thành lập Câu lạc bộ MICE và có những kế hoạch xúc tiến thành lập MICE Bureau - Tổ chức xúc tiến và phát triển MICE để có thể quản lý và phát triển MICE tốt hơn nữa.

2.6.2 Hạn chế

Trước tiên phải đề cập đến tình hình nhân lực phục vụ cho du lịch MICE. Tại địa phương chỉ mới có các ngành đào tạo quản trị du lịch hoặc quản trị nhà hàng khách sạn, chưa có một cơ sở nào đào tạo về kinh doanh loại hình MICE hay đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tổ chức sự kiện. Nguồn cung ứng lực lượng được đào tạo không đủ để đáp ứng cho du lịch chất lượng cao. Do đó, đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch nói chung và MICE nói riêng của địa phương còn thiếu và yếu. Nguồn nhân lực bao gồm cả lực lượng hướng dẫn viên du lịch; nhân viên tại khách sạn và nhân viên tổ chức sự kiện chưa được đào tạo bài bản về loại hình kinh doanh MICE cũng như chưa trang bị tốt các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, năng động và khả năng ngoại ngữ vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của đối tượng khách MICE khó tính.

Thứ hai là về hoạt động xúc tiến quảng bá, tuy có nhiều bước tiến dài nhưng vẫn chưa vững chắc. Một trong những lý do chính là chưa có một tổ chức chuyên trách trong việc tổ chức và xúc tiến phát MICE, do đó các đơn vị kinh doanh trong chuỗi kinh doanh MICE hoạt động rời rạc, nhỏ lẻ thiếu sự liên kết để có thể thâm nhập sâu vào thị trường MICE quốc tế.

Thứ ba là cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch MICE :Trong đợt khảo sát và tư vấn hướng phát triển cho thị trường du lịch MICE tại Hồ Chí Minh mới đây các chuyên gia Tổ chức Du lịch Quốc tế cũng đã nhận định một trong những cản ngại lớn nhất là cơ sở hạ tầng của thành phố này vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận cơ hội

63

to lớn từ MICE. Cụ thể, theo các chuyên gia này, để phát triển loại hình du lịch MICE Việt Nam cần phải có những trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị đủ lớn (với sức chứa hàng ngàn người) và mang tầm quốc tế. Trong khi đó TP. HCM là đô thị loại 1 của Việt Nam vẫn đang thiếu trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị. Vì vậy, đón những đoàn MICE vài trăm khách, các công ty du lịch phải xoay sở đủ kiểu: từ vé máy bay, khách sạn đều phải xé lẻ đoàn thành từng nhóm nhỏ mới giải quyết được, đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch.

Thứ tư, hiện tại vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của loại hình MICE nên chưa quan tâm đầu tư chuyên nghiệp cho kinh doanh loại hình này, do đó các sản phẩm, các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu khách MICE tại các khách sạn cũng như tại các cơ sở lữ hành vẫn chưa có được một sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố.

Thứ năm là tình hình an ninh trật tự và giao thông đô thị vẫn còn nhiều bất cập khiến du khách chưa hài lòng. Cùng với đó là khó khăn về thủ tục hành chính, giấy tờ nhập cảnh, thủ tục còn chậm chạp, gây phiền hà cho khách du lịch

Thứ sáu, chính quyền địa phương vẫn chưa có một sự ưu đãi đặc biệt cũng như những khuyến khích, tạo môi trường tốt để các doanh nghiệp du lịch nói chung và các doanh nghiệp có kinh doanh loại hình MICE trong Thành phố phát triển. Mặc dù địa phương đã có những chính sách khuyến khích du lịch MICE quốc tế phát triển thông qua việc miễn thị thực visa, chính sách hoàn thuế GTGT tại sân bay nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở đề ra giải pháp

3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới

Sự phát triển của ngành du lịch nước ta những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập, ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, cũng đang tạo ra những cơ hội và là thách thức đối với phát triển du lịch.

Trước bối cảnh và xu hướng đó, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Trong chiến lược này, Tổng Cục Du lịch dự tính Việt Nam sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước. Năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước. Dự báo đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Du lịch MICE cũng trở thành một trong những hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của du lịch nước ta trong thời gian tới.

Từ năm 2010, Tổng cục Du lịch cũng đã có những biện pháp triển khai phát triển du lịch cả nước theo 4 trọng tâm chính đó là: chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược xúc tiến quảng bá, chiến lược đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường, trong đóviệc xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng tập trung vào thị trường khách cao cấp với những sản phẩm mới như du lịch MICE đã và đang đành được sự quan tâm đáng kể. Bởi du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng

65

mà còn để tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến mới mẻ, an toàn và thân thiện, điểm đầu tư hấp dẫn, có thể thấy rằng, du lịch MICE thật sự là một nguồn lợi vô giá đối với sự phát triển của ngành du lịch cũng như kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đặt biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đó là lý do mà những năm gần đây, du lịch MICE đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam.

3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch TP.HCM trong thời gian tới

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 984/QĐ-BVHTTDL ngày 12/3/2013 nhằm kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai chương trình kích cầu du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách du lịch nội địa và thu hút khách du lịch quốc tế từ các thị trường trọng điểm nhằm đạt mục tiêu khách quốc tế đến thành phố theo kế hoạch là 4.100.000 lượt, tăng 8 % so với năm 2012, tổng doanh thu du lịch sẽ đạt 81.970 tỷ đồng, tăng 15 % so với năm 2012.

Về du lịch MICE, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.Hồ Chí Minh đang cùng Hiệp hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh chuẩn bị cho kế hoạch thành lập trung tâm xúc tiến du lịch MICE, đây là một trong những hoạt động quan trọng để phát triển du lịch MICE của thành phố.

Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM cho biết, dự kiến trung tâm này sẽ trực thuộc Hiệp hội Du lịch. Ngoài mảng chính là MICE, trung tâm cũng sẽ thực hiện các hoạt động để quảng bá cho du lịch thành phố. Bên cạnh đó, sở vừa làm việc với Câu lạc bộ MICE Việt Nam để hợp tác trong các hoạt động xúc tiến du lịch MICE cũng như hoàn tất ấn phẩm riêng cho du lịch hội nghị tại TP.HCM. Vào cuối năm 2012,TP.HCM đã tổ chức gian hàng riêng tại hội chợ chuyên về MICE lần đầu tiên ở Thái Lan

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã hoàn tất đề án nghiên cứu phát triển MICE, đề ra hàng loạt hoạt động quảng bá loại hình du lịch này như tạo trang web, ấn phẩm, tổ chức hội chợ chuyên ngành cùng những giải pháp về đầu tư cơ sở hạ

66

tầng và nguồn nhân lực... Ngành du lịch hy vọng, với những nỗ lực mới, lượng khách doanh nhân đến TP.HCM sẽ đạt khoảng 988.000 lượt vào năm 2015.

Theo dự báo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố cũng cho biết, đến năm 2015, thành phố sẽ thu hút gần 4 triệu lượt khách quốc tế, trong đó hơn 900.000 lượt khách thương nhân và khoảng 5 triệu lượt khách MICE nội địa. Dự báo nhu cầu phòng khách sạn lên tới trên 70.000 phòng, như vậy thành phố sẽ cần thêm 12.000 phòng, trong đó có 6.000 phòng khách sạn 3- 5 sao phục vụ khách du lịch hội nghị.

Theo ông Khánh còn cho biết, Sở cũng đã làm việc với Câu lạc bộ MICE Việt Nam để hợp tác trong các hoạt động xúc tiến du lịch MICE cũng như hoàn tất ấn phẩm riêng cho du lịch hội nghị tại TP.Hồ Chí Minh. Chuyên gia của câu lạc bộ cũng đang hỗ trợ chỉnh sửa các ấn phẩm về MICE.

Trước đây, trong một hội nghị về phát triển MICE, nhóm nghiên cứu của trường đại học Georgetown (Mỹ) cũng đề xuất TP.Hồ Chí Minh nên thành lập Trung tâm quản lý hội nghị và khách du lịch (Convention and Visitors Bureau). Nhóm chuyên gia cho rằng, thành phố có rất nhiều lợi thế để hút khách hội nghị và cần có một tổ chức chuyên trách về quảng bá và thu hút khách nhằm tiếp sức cho ngành du lịch thành phố phát triển mạnh hơn thị trường dành cho khách có mức chi trả cao này.

3.2. Các giải pháp đề xuất

Đầu tư phát triển du lịch MICE sẽ là cơ hội lớn đối với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Từ kết quả điều tra ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ du lịch MICE, đánh giá của các nhà cung ứng cũng như những phương hướng phát triển của du lịch của cả nước và TP. HCM trong thời gian tới, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm, tạo dựng một thương hiệu du lịch MICE TP. HCM có chất lượng, uy tín trong khu vực và trên thế giới.

3.2.1. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của ngành du lịch được dự báo trong thời gian tới sẽ thiếu một số lượng không nhỏ, bên cạnh đó nguồn nhân lực trong ngành còn bị đánh giá

67

là còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng, yếu về trình độ và kỹ năng nghiệp vụ. Do đó cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo để đáp ứng tốt hơn nữa cả về chất và lượng.

Hiện nay, Thành phố cũng đã có rất nhiều cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du lịch, từ các trường cao đẳng, đại học cho đến các trung tâm đạy nghề hướng nghiệp. Tuy nhiên, một thực trạng phổ biến hiện nay là trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch còn nhiều yếu kém, khả năng giao tiếp với khách quốc tế còn nhiều nhạn chế, nhất là khi ngày càng có nhiều du khách từ các thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... trong khi số lượng nhân viên am hiểu những ngôn ngữ này còn quá ít. Vì vậy cần quan tâm chú trọng đến 2 vấn đề trước mắt đó là thu hút nguồn nhân lực cho ngành, đào tạo những nhân viên tương lai giỏi về nghiệp vụ kỹ năng và trình độ ngoại ngữ và tin học. Phát triển thêm nhiều lớp đào tạo các ngoại ngữ khác như Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, ...

Các trường học, cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch cần liên kết chặt chẽ với các khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế, vận dụng thực hành kỹ năng nhiều hơn để có một kỹ năng nghiệp vụ nhất định khi ra trường chứ không phải chỉ học lý thuyết suông.

Nguồn nhân lực sẽ là một nhân tố quyết định sự thành công, chất lượng và sự phát triển của những doanh nghiệp du lịch TPHCM.

3.2.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ MICE

Với nhu cầu ngày càng cao đi song song với những yêu cầu về chất lượng phục vụ ngày càng khắt khe của khách hàng, ngành khách sạn thành phố cần tiến hành nâng cao chất lượng phục vụ qua nhiều hình thức như:

Đẩy mạnh đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp nhiều khách sạn trong hệ thống. Trong đó có thể kể đến các dự án khách sạn đâng được đầu tư xây dựng điển hình như Saigontourist đầu tư cho Khách sạn Rex hơn 300 tỷ đồng để xây dựng khu mới, nâng chất lượng phục vụ thành 5 sao. Đầu tư cho khách sạn 4 sao Novotel Saigon Center (Hai Bà Trưng, quận 1) 250 phòng và khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre (Trần Hưng Đạo, quận 1) 300 phòng đang xây dựng sẽ đưa vào hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)