b. Nguyên nhân chủ quan
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hố
3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối
Hoạt động TTQT gắn liền với ngoại hối nên một cơ chế quản lý ngoại hối linh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngoại thương. Việt Nam cần sớm nghiên cứu và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Do đó, NHNN cần tăng cường việc giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong
ngày bằng việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, quyền chon,… Việc phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phục vụ cho hoạt động TTQT diễn ra trôi chảy. Thông qua thị trường này, NHNN có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chuẩn xác.
Về chính sách tỷ giá, cũng như các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, có độ thanh khoản cao, doanh số giao dịch lớn nhất và chi phí thấp nhất thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu. Hiện nay, lựa chọn chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết là hoàn toàn hợp lý, vừa xây dựng tỷ giá trên quan hệ cung cầu vừa có những điều tiết để giảm thiểu những hạn chế của thị trường tự do. Tuy nhiên, yếu tố cung cầu trong việc xác định tỷ giá của NHNN chưa thực sự cao, tỷ giá vẫn mang nặng tính áp đặt, do đó mà tỷ giá của các NHTM gần như luôn ở mức cực đại trong biên độ cho phép theo tỷ giá NHNN công bố. Ngoài ra, gia nhập WTO cũng là quá trình hội nhập về tỷ giá và từng bước thực hiện chức năng chuyển đổi VND trong mậu dịch đa phương và song phương. Tuy nhiên, tỷ giá này về cơ bản trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng dựa căn bản vào tỷ giá giữa VND và USD làm căn cứ tính toán.
Nhìn chung, để có thể tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái cần có một quá trình và nó chỉ có thể “an toàn” bằng thực lực của nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với nền kinh tế của các nước phát triển. Cần nỗ lực đưa giá trị đồng VN trở về đúng giá trị thực của nó mới có thể đánh giá đúng được sức mạnh của nền kinh tế, không tạo ra những cơn sốt giả và tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ ngoại tệ diễn ra.