Thị phần thanh toán hàng Nhập khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 40)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.2.2.3. Thị phần thanh toán hàng Nhập khẩu

Bảng 2.8 sau đây cho thấy thị phần thanh toán hàng nhập của Maritimebank đang diễn biến khá khả quan trong những năm gần đây. Con số này giảm mạnh vào từ 7,32% năm 2008 xuống còn 6,92% năm 2009 nhưng sau đó đã dần phục hồi trở lại và đạt tỷ lệ 8,44% năm 2011.

Bảng 2.8: Tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng NK của Maritimebank và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Doanh số (tỷ USD) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giảm (%) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giả m (%) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giả m (%) Maritimeban k 5,947 7 4,634 9 -22,07 5,864 9 26,54 7,1795 22,41 Cả nước 80,71 69,95 -13,33 84,80 21,23 105,77 24,73 Thị phần (%) 7,37 6,63 -0,74 6,92 0,29 6,79 -0,13

(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritimebank và báo cáo tổng cục thống kê từ năm 2008 đến 2011)

Quan bảng 2.8, ta thấy:

Thứ nhất, về vấn đề doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Maritimebank. Con số này có biến động cùng chiều với biến động của kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,33% so với năm 2008, xuống còn 69,95 tỷ USD. Như một hệ quả, doanh số thanh toán hàng nhập của Maritimebank giảm 22,07%, xuống còn 4,6349 tỷ USD.

Sang năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng 21,23% so với năm 2009, lên 84,80 tỷ USD. Maritimebank đã tận dụng thời cơ này và nâng doanh số thanh toán hàng nhập của mình lên tới 5,8649 tỷ USD, tương ứng với mức tăng 26,54%. Đây quả là một con số ấn tượng với hoạt động TTQT của ngân hàng. Diễn biến này vẫn tiếp diễn trong năm 2011 với doanh số thanh toán hàng nhập của Ngân hàng tăng 22,41% so với năm 2010, đạt mức 7,1795 tỷ USD trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam có những thay đổi phức tạp. Những biến động tăng giảm giá hàng hóa nhập khẩu và sự thay đổi về chính sách điều hành tỷ giá cũng như thuế nhập khẩu của chính phủ, cộng với sự biến động tỷ giá trên thị trường làm cho kim ngạch nhập khẩu biến động thất thường. Tuy nhiên, Maritimebank vẫn giữ vững được tốc độ tăng về doanh số thanh toán hàng nhập của mình, đây là một thành quả đáng ghi nhận của Ngân hàng.

Thứ hai, thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của Martitimebank dao động theo xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Sau sự sụt giảm từ 7,37% năm 2008 xuống 6,63% vào năm 2009, thị phần thanh toán hàng nhập của Maritimebank đã có sự phục hồi vào năm 2010, đạt 6,92% vào năm này. Tuy nhiên, con số này lại một lần nữa suy giảm vào năm 2011, đạt 6,79%, tuy vẫn cao hơn so với năm 2009, nhưng thấp hơn thị phần năm 2010 là 0,13%.

Nguyên nhân của diễn biến này là do có sự khác biệt giữa tốc độ tăng về kim ngạch nhập khẩu toàn quốc và doanh số thanh toán hàng xuất của Ngân hàng. Trong khi tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu ngày càng lớn (từ 21,23% năm 2010 lên 24,73% năm 2011) thì tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank lại có xu hướng giảm (từ 26,54% năm 2011 xuống 22,41% năm 2011)

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng phức tạp giữa các Ngân hàng trong lĩnh vực TTQT, với sự gia nhập của các NHTM khác, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài, thì sự gia tăng thị phần thanh toán hàng nhập của Maritimebank thực sự đáng chú ý.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w