Giải pháp về hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 63)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.4.Giải pháp về hoạt động Marketing

Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Thúc đẩy hoạt động Marketing nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng,

nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường qua đó gia tăng thị phần. Các biện pháp cụ thể:

Thứ nhất, Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng hiện đại trên thế giới, tiến hành hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với hoạt động Marketing của ngân hàng mình, với tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước và hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, Từ việc nghiên cứu thị trường, cần đưa ra được các sản phẩm có tính năng vượt trội so với ngân hàng khác. Đối với các sản phẩm mới, cần giới thiệu cho khách hàng hiểu về công dụng cũng như tính năng một cách đơn giản nhất. Tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách phù hợp.

Thứ ba, Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm nhằm nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Qua đó tư vấn, giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng. Vô hình chung, ngân hàng đã quảng bá được hình ảnh, uy tín của ngân hàng.

Thứ tư, Các NHTM phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing nói riêng. Do đó các NHTM cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 63)