Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng Hàng Hải TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 55)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng Hàng Hải TMCP Việt Nam

Hải TMCP Việt Nam

Maritimebank từ khi thành lập (12/07/1991) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân. Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Maritimebank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Để giải quyết bài toán khó đó, riêng về mảng hoạt động TTQT, Maritimebank đã có những định hướng cụ thể như sau:

- Tiếp tục mở rộng hoạt động TTQT, phát triển hoạt động hợp tác quốc tế và kinh doanh ngoại hối ngang tầm với vị thế và tiềm năng của Maritimebank.

- Củng cố và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, góp phần vào chiến lược tăng cường huy động vốn từ bên ngoài. Xây dựng tiêu thức đánh giá phân loại hoạt động của ngân hàng đại lý để có chính sách đối ngoại phù hợp. Tổ chức mạng lưới thông tin đối ngoại nhanh nhạy, trong hệ thống ngân hàng Maritimebank, tổ chức đúc rút kinh nghiệm để hạn chế rủi ro trong TTQT.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng công tác TTQT, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM khác. Tận dụng lợi thế về mạng lưới rộng lớn, lượng khách hàng đông đảo để phấn đấu đảm bảo doanh số TTQT, nâng cao thị phần TTQT.

- Đưa các sản phẩm dịch vụ TTQT thực sự là hoạt động tiên phong của Maritimebank trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển mạnh và đa dạng hóa các sản phẩm TTQT, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế trên khắp các châu lục. Đặc biệt là thiết lập quan hệ với các ngân hàng ở thị trường Châu Phi, Nam Mỹ để đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.

- Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực TTQT, đảm bảo trình độ ngang hàng với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chủ động giới thiệu các loại hình dịch vụ TTQT cho khách hàng và có khả năng tư vấn cho khách hàng.

- Hoạt động TTQT không thể tách rời các mảng hoạt động khách của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Khách hàng rất đa dạng gồm cả khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài. Vì vậy, Maritimebank định hướng xây dựng chiến lược tổng thể về chính sách khách hàng, Marketing, chính sách phí dịch vụ cũng như chính sách vốn, tín dụng, ngoại tệ, tài trợ thương mại. Ngược lại, hoạt động TTQT là mắt xích không thể thiếu, gắn kết các mảng hoạt động của

ngân hàng nên cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ, hài hòa giữa các hoạt động của ngân hàng.

3.2. Giải pháp mở rộng thị phần TTQT của Ngân hàng TMCPHàng hải Việt Nam Hàng hải Việt Nam

Trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cả trong và ngoài nước là một thách thức lớn đối với Maritimebank nếu muốn duy trì vị trí và nâng tầm trong hoạt động TTQT. Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị để giữ vững và mở rộng thị phần TTQT của NH TMCP Hàng hải Việt Nam:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 55)