Thị phần thanh toán hàng Xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 36)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.2.2.2. Thị phần thanh toán hàng Xuất khẩu

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế đối ngoại, sự cạnh tranh của các NHTM VN trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu quốc gia, cuộc chạy đua giành thị phần TTQT giữa các ngân hàng càng quyết liệt.

Thị phần thanh toán hàng xuất của Maritimebank được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng XK của Maritimebank và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Doanh số (tỷ USD) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giảm (%) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giả m (%) Doanh số (tỷ USD) Tốc độ tăng/giả m (%) Maritimebank 1,939 3 1,717 6 -11,43 2,141 6 24,69 2,72 27,00 Cả nước 62,69 57,10 -8,92 72,19 26,43 96,2 6 33,34

Thị phần

(%) 3,09 3,01 -0,08 2,97 -0,04 2,83 -0,14

(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritimebank và báo cáo tổng cục thống kê từ năm 2008 đến 2011)

Qua bảng 2.5, ta thấy được những điều sau:

Thứ nhất, doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank tăng mạnh

trong ba năm trở lại đây.

Điều đáng nói ở đây là mức tăng 24,69% năm 2010 và 27,0% năm 2011 về doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank là một thành tích từ sự nỗ lực của Maritimebank trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi liên quan đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2008 chứng kiến những biến động chưa từng có về giá hàng xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, lạm phát, nhập siêu có thêm yếu tố thuận lợi để kiềm chế, trong khi xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Từ tháng 9/2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã bắt đầu thể hiện trong các hoạt động XK của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng đồng loạt giảm giá mạnh. Những khó khăn trên đã tiếp tục thể hiện trong năm 2009. Lý do này khiến kim ngạch XK của Việt Nam giảm quá sâu so với năm 2008. Tổng kim ngạch XK cả năm đạt 57,29 tỷ USD, thua xa kế hoạch đề ra của năm là 64,6 tỷ USD, giảm 8,6% so với việc thực hiện năm 2008. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống dốc của kim ngạch XNK là do giá giảm dù nhiều mặt hàng tăng thêm về lượng. Ngoài ra, nguyên nhân chính vẫn là khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến thương mại giảm sút, sản xuất đình trệ, tiêu dùng hạn chế ở mức tối đa tại những nước vốn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… Nền kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi sau khủng hoảng với sự cải thiện đáng kể về kim ngạch xuất khẩu. Sự kết hợp giữa một số chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và quyết tâm của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi từ

khủng hoảng đã đẩy sản lượng xuất khẩu 57,1 tỷ USD năm 2009 lên 72,19 tỷ USD năm 2010 và 96,26 tỷ USD năm 2011. Maritimebank đã tận dụng được thuận lợi đó và nâng cao doanh số thanh toán hàng xuất của mình, đạt 2,72 tỷ USD năm 2011, chiếm thị phần 2,83% trong tổng doanh số hàng xuất của cả nước.

Thứ hai, thị phần thanh toán hàng XK của Martimebank có xu hướng

giảm dần qua các năm, đặc biệt là năm 2011.

Trong năm 2009, kim ngạch XK của cả nước giảm 8,92% dẫn tới sự giảm 11,43% về doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank so với năm 2008, thị phần thanh toán hàng xuất của ngân hàng giảm 0,08%, đạt 3,01%. Tiếp diễn tình trạng này, thị phần thanh toán hàng xuất của Ngân hàng đi xuống vào năm 2010 (đạt 2,97%) và năm 2011, con số này ở mức 2,83%, bất kể sự tăng lên đáng kể về doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank.

Điều này có thể giải thích bằng việc so sánh tốc độ thay đổi kim ngạch xuất khẩu toàn quốc với tốc độ thay đổi doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank. Cụ thể là, vào năm 2010 và 2011, trong khi kim ngạch xuất khẩu quốc gia tăng lần lượt 26,43% và 33,34% thì doanh số thanh toán hàng xuất của Ngân hàng chỉ đạt trên dưới 25%. Tốc độ tăng của doanh số thanh toán hàng xuất của Maritimebank nhỏ hơn tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu nên dẫn đến sự sụt giảm về thị phần thanh toán hàng xuất của ngân hàng.

Bảng 2.6 : Thị phần thanh toán xuất khẩu của các NHTMVN

Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 VCB 29,24 30,1 26,56 24,78 BIDV 7,62 8,3 7,6 7,6 Agribank 5,35 7,12 8,6 7,16 Vietinbank 5,85 6,3 6,2 6,3 Maritimebank 3,09 3,01 2,97 2,83 Các NHTM khác 48,85 45,17 48,07 51,33

Theo bảng 2.6, Ngân hàng Ngoại thương vẫn là ngân hàng đứng đầu về thị phần thanh toán hàng xuất so với các NHTM cả nước. Tại Việt Nam, VCB được coi là ngân hàng có tuổi đời lâu nhất trong lĩnh vực thanh toán hàng XK. Chính vì vậy, doanh số thanh toán hàng XK của VCB luôn chiếm khoảng 25% thị phần thanh toán XK cả nước. Con số này tăng đến năm 2009 đạt mức 30,1%, nhưng có khuynh hướng giảm dần trong hai năm trở lại đây, chỉ đạt 24,78% trong năm 2011.

Thị phần thanh toán hàng xuất của Maritimebank cũng đi theo chiều hướng xấu trong những năm gần đây. Bên cạnh việc thị phần khá khiêm tốn trong tổng doanh số XK cả nước (chỉ ở mức trên 3%), con số này còn biến động theo chiều hướng giảm, so với 2008, con số này đã giảm 0,26% vào năm 2011.

Một số lý do sau có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên:

 Ngân hàng ngoại thương VN luôn có một số lượng lớn các khách hàng thực hiện thanh toán xuất khẩu thường xuyên chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty chè Việt Nam… Những ngành hàng này đều có doanh số xuất khẩu lớn trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.

 Từ năm 1991, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại. Cho nên, từ đó, VCB không còn là ngân hàng giữ vị trí độc quyền trong thanh toán XNK. Các ngân hàng mới bước vào lĩnh vực này, nhận thấy những ích lợi do hoạt động này mang lại đã bằng mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng về phía mình.

 Nhiều doanh nghiệp XNK lớn hiện nay có cổ phần trong các NHTM cổ phần nên họ chủ yếu giao dịch tại ngân hàng mình.

 Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang cố gắng thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn. Bản thân các ngân hàng nước ngoài có một số ưu điểm nổi bật về vốn, công nghệ, mạng lưới đại lý, công tác Marketing…

Bảng 2.7 : Thị phần tương đối thanh toán xuất khẩu của Maritimebank so với một số NHTM khác

Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 Maritimebank/VCB 10,57 10,00 11,18 11,42 Maritimebank/BIDV 40,55 36,27 39,08 37,24 Maritimebank/Agribank 57,76 42,28 34,53 39,53 Maritimebank/Vietinban k 52,82 47,78 47,90 44,92

(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMVN từ năm 2008 đến 2011)

Từ bảng 2.7 cho thấy, thị phần thanh toán tương đối hàng xuất của Maritimebank so với các ngân hàng mạnh về TTQT đang dần được cải thiện trong những năm vừa qua. Đáng chú ý nhất là thị phần tương đối so với Vietcombank, con số này tăng dần từ 10,57% năm 2008 đạt mức 11,42% năm 2011. Sự tăng lên đáng kể này cho thấy năng lực cạnh tranh trong thanh toán hàng xuất của Maritimebank đã được nâng cao rõ rệt.

Với ba NHTM còn lại, Maritimebank thể hiện những dấu hiệu tương tự nhau. Thị phần tương đối thanh toán hàng xuất so với BIDV, Agribank và Vietinbank đều giảm mạnh từ năm 2008 đến năm 2009, nhưng phục hồi trong thời gian sau đó. Đến 2011, thị phần thanh toán tương đối so với các ngân hàng này của Maritimebank đã đạt mức trên dưới 40%.

Những số liệu trên cho thấy hoạt động thanh toán hàng xuất của Maritimebank ngày càng phát triển, năng lực cạnh tranh được nâng cao đáng kể. Sự phát triển nàyphần lớn xuất phát từ những nỗ lực của bản thân ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w