Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 57)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.1.1.Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động TTQT

Hiện nay, Maritimebank đang áp dụng mô hình TTQT tập trung, với một trung tâm thanh toán XNK và tài trợ thương mại được thành lập để tổ chức quản lý hoạt động thanh toán XNK theo hướng tập trung hoá các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hội sở chính của Ngân hàng. Với mô hình này thì các chi nhánh của Maritimebank sẽ trở thành các kênh phân phối, tiếp nhận giao dịch từ khách hàng và chuyển giao dịch về trung tâm thanh toán XNK xử lý nhằm chuyên môn hoá và nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK.

Để mô hình này phát huy được hiệu quả, Maritimebank cần nhanh chóng triển khai một số biện pháp sau:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức và mạng lưới TTQT: Bộ máy tổ chức và

mạng lưới hệ thống TTQT ngày càng được phát triển và mở rộng theo yêu cầu thực tế cũng như công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại. Do vậy, Maritimebank cần chấn chỉnh lại hệ thống của mình để việc vận hành hoạt động TTQT được hiệu quả. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT. Trên cơ sở ổn định mô hình tổ chức, cần phải có các quyết định, hướng dẫn tổ chức mô hình tổ chức mạng lưới kênh phân phối của các chi

nhánh sao cho đảm bảo các chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, ngoại ngữ để làm tốt công tác tiếp thị, tư vấn cho khách hàng.

Tổ chức TTQT có hiệu quả: Maritimebank cần nâng cấp hệ thống và tổ

chức dây chuyền TTQT đồng bộ, hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động TTQT được diễn ra nhanh chóng, an toàn, chính xác. Đồng thời giữa các hệ thống các bộ phận phải có sự phối kết hợp đảm bảo cho yêu cầu thanh toán trôi chảy trên cơ sở hoàn thiện tính pháp lý và tăng cường sự hợp tác, thỏa thuận giữa các đối tác tham gia thanh toán.

Cần có chương trình chỉ đạo mạnh mẽ về công tác kinh doanh đối ngoại trong thời gian tới, thành lập nhóm nghiên cứu để xây dựng chiến lược

tổng thể về phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại cho toàn hệ thống. Mục đích đảm bảo từ TW đến các chi nhánh thấy được thực trạng và thách thức trong hoạt động TTQT của Ngân hàng, coi hoạt động TTQT là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác kinh doanh. Hàng kỳ, ban lãnh đạo cần đưa mục tiêu cụ thể về phát triển hoạt động TTQT cho từng đơn vị để thực hiện mục tiêu chung của Maritimebank.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC tế đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM (Trang 57)