KẾT LUẬN CHƯƠNG
2.2.2.1. Tổng quan thị phần TTQT của Maritimebank
Hoạt động TTQT tại Maritimebank chính thức được thực hiện từ những ngày đầu thành lập, trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, doanh số hoạt động thanh toán XNK khuynh hướng chung là không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng thì giảm đi và có một sự sụt giảm đáng kể vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bảng 2.1: Doanh số TTQT của Maritimebank từ 2008 đến 2011
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Doanh số TTQT 7,887 6,3525 8,0065 9,8995
Tốc độ phát triển -19,46% 26,04% 23,64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritimebank giai đoạn từ năm 2008 đến 2011)
Thời kỳ hậu khủng hoảng năm 2009 đã chứng kiến sự sụt giảm 19,46% doanh số TTQT của Maritimebank. Điều này dễ dàng được giải thích bằng tác động khách quan của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đến năm 2010, Maritimebank đã lật ngược tình thế với doanh số TTQT là 8,0065 tỷ USD. Và với sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2011, lần đầu
tiên Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 200 tỷ USD, Maritimebank cũng đã thu được sự tăng lên đáng kể trong doanh số TTQT, đạt 9,8995 tỷ USD ở mức tăng 23,64% so với năm 2010.
Chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT truyền thống tại Maritimebank ngày càng phát triển, thể hiện ở quy mô và trị giá của các phương thức TTQT chủ yếu như L/C, nhờ thu, chuyển tiền.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng sử dụng các phương thức TTQT tại Maritimebank
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Maritimebank từ năm 2008 đến 2011)
Những năm trước đây, phương thức TTQT được ưa chuộng tại các NHTM VN là tín dụng chứng từ, thường chiếm khoảng 70% doanh số, sau đó là chuyển tiền, nhờ thu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tại các NHTM VN đã có sự dịch chuyển trong sử dụng các phương thức thanh toán. Thực trạng sử dụng các phương thức TTQT tại Maritimebank cũng đã có sự dịch chuyển qua các năm, tỷ trọng phương thức L/C giảm đi trong khi tỷ trọng phương thức chuyển tiền tăng lên.
Thanh toán L/C
Tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng cao và quan trọng đối với các NHTM. Đây cũng là nguồn thu TTQT chính của các NHTM. Trong điều kiện Việt Nam là một nước nhập siêu, phương thức thanh toán L/C NK luôn là phương thức phát triển mạnh của ngân hàng. Doanh số phương thức này luôn chiếm khoảng một nửa trong doanh số chung của hoạt động thanh toán NK.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán L/C xuất, nhập tại Maritimebank
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2008 2009 2010 2011
L/C xuất khẩu 0,7887 0,7496 0,8734 1,1423
L/C nhập khẩu 3,9435 2,9984 3,9305 4,7975
Về thanh toán XK, là một trong số các ngân hàng lớn ở Việt Nam, Maritimebank luôn thu hút được một số lượng lớn khách hàng đáng kể thanh toán XK qua ngân hàng, chiếm phần lớn trong các giao dịch của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Chuyển tiền quốc tế
Phương thức chuyển tiền quốc tế được triển khai ở Maritimebank từ những ngày đầu thực hiện nghiệp vụ TTQT, bao gồm chuyển tiền mậu dịch và phi mậu dịch. Trong đó, chuyển tiền mậu dịch thanh toán XNK chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80% doanh số chuyển tiền. Đây là phương thức TTQT đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nên ngay từ khi triển khai thực hiện đã thu được kết quả khá tốt, tăng trưởng liên tục qua các năm.
Bảng 2.3 : Tình hình hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Maritimebank
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2008 2009 2010 2011
Chuyển tiền
đến 1,1506 0,9686 1,2682 1,5777
Chuyển tiền đi 1,2944 1,0648 1,3739 1,7881
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Maritimebank từ năm 2008 đến 2011)
Cùng với sự tăng trưởng doanh số thanh toán, số lượng các ngân hàng có quan hệ đại lý với Maritimebank cũng tăng dần qua các năm. Trong năm 2010, hoạt động ngân hàng đại lý của Maritimebank có bước phát triển đột phá. Ngân hàng không chỉ đẩy mạnh việc thiết lập, phát triển quan hệ, cấp mới hạn mức với các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng lớn trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng các kênh thanh toán cũng như hoạt động tài trợ thương mại, mà còn duy trì và gia tăng được hạn mức của các ngân hàng cấp cho Maritimebank về việc xác nhận thư tín dụng, chiết khấu thương mại, phát hành bảo lãnh cũng như hạn mức kinh doanh ngoại hối thêm 70% so với năm 2009. Mạng lưới các ngân hàng đại lý trên khắp thế giới của Maritimebank trong năm 2010 cũng đạt hơn 500 đối tác, tăng 20% so với
năm 2009. Đến năm 2011, số lượng ngân hàng đại lý của Maritimebank đạt trên 600 đối tác tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong nỗ lực mở rộng thị phần TTQT, Maritimebank đã đạt được kết quả không nhỏ với mức tăng dần qua các năm và đạt 5,5% vào năm 2008. Tuy nhiên, thị phần của Ngân hàng đã có xu hướng giảm xuống trong những năm trở lại đây. Dù có một sự tăng lên nhỏ vào năm 2010, thị phần TTQT của Ngân hàng lại một lần nữa sụt giảm, chỉ còn 4,9% năm 2011. Đây là một vấn đề cần được giải quyết.
Bảng 2.4: Thị phần TTQT của NHTM Việt Nam
Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 VCB 22,7 20,4 20,0 19,2 BIDV 10,9 10,5 10,3 10,4 Agribank 8,0 7,6 7,3 7,1 Vietinbank 7,9 7,5 7,1 7,2 Maritimebank 5,5 5,0 5,1 4,9 Các NHTM khác 45,0 49,0 50,2 51,2
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM từ năm 2008 đến 2011)
Theo bảng 2.4, thị phần TTQT của các NHTM nhà nước đều có xu hướng giảm sút. Ngay cả Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng hàng đầu trong thanh toán đối ngoại nhưng những năm vừa qua vẫn không tránh được sự giảm sút thị phần trong hệ thống NHTMVN. Do sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu, phí thanh toán, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… đã làm cho thị phần của VCB bị san sẻ, từ 24,1% vào năm 2007, giảm còn 19,2% năm 2011. Tuy nhiên , có thể nói, cho đến nay, ngân hàng ngoại thương VN vẫn khẳng định được vị trí đứng đầu trong hoạt động TTQT của các NHTMVN, bỏ xa các đối thủ còn lại. Do VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai nghiệp vụ TTQT ở nước ta, có những ưu thế kinh nghiệm lâu năm và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước nên chiếm lĩnh thị trường TTQT ngay từ những buổi đầu.
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng trở lên khốc liệt. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, Maritimebank còn chịu sự cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống các ngân hàng cổ phần. Đến năm 2009, cùng tham gia giành giật thị trường còn có những ngân hàng 100% vốn nước ngoài với những thế mạnh nổi trội về vốn, kinh nghiệm làm cho thị phần TTQT của Maritimebank với tốc độ chậm lại. Năm 2010, thị phần TTQT của Maritimebank đã tăng trở lại từ 5,0% năm 2009 lên 5,1%. Tuy nhiên, đến năm 2011, con số này lại rơi xuống còn 4,9%.
Như đã trình bày ở chương 1, hoạt động TTQT bao gồm 2 mảng thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu. Để tìm hiểu rõ hơn về thị phần TTQT của Maritimebank trong những năm qua, phần tiếp theo sẽ xem xét cụ thể từng mảng hoạt động thanh toán XK và NK riêng.