KẾT LUẬN CHƯƠNG
2.2.2.4. Mối tương quan giữa thanh toán hàng xuất và nhập khẩu
Mức độ tương quan giữa thanh toán hàng xuất và hàng nhập của Maritimebank thể hiện một sự mất cân đối. Doanh số thanh toán xuất khẩu nhìn chung chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng doanh, chỉ đạt khoảng trên dưới 40% doanh số thanh toán hàng nhập.
Biểu đồ 2.7: Doanh số thanh toán hàng nhập, xuất tại Maritimebank từ năm 2008 đến 2011
Đơn vị: tỷ USD
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Maritimebank từ năm 2008 đến 2011)
Sự mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất và nhập của Ngân hàng là do một số nguyên nhân sau:
Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu
Biểu đồ 2.8: Cán cân thanh toán XNK của Việt Nam 2008 – 2011
Đơn vị: Tỷ USD
(Nguồn: Trang web chính thức của tổng cục thống kê)
Tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2011 đạt 202,03 tỷ USD, tăng 28,7% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 96,26 tỷ USD, tăng 33,34%, nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD, tăng 24,73%. Dù tốc độ tăng nhập khẩu đang có chiều hướng giảm dần so với tốc độ tăng xuất khẩu nhưng nhìn chung vẫn trong tình trạng nhập siêu với con số là 9,51 tỷ USD trong năm 2011, gấp 1,88 lần của nhập siêu năm 2006 (5,06 tỷ USD) và gấp 8,49 lần nhập siêu năm 2001 (1,12 tỷ USD). Với tình trạng nhập siêu kéo dài của đất nước, sự mất cân đối giữa thanh toán hàng XK và NK không chỉ diễn ra ở Maritimebank mà còn là điều không thể tránh khỏi ở rất nhiều ngân hàng khác.
Theo bảng 2.9 sau, chỉ có VCB là ngân hàng duy trì được sự cân đối giữa thanh toán hàng xuất và nhập. Kể cả hai ngân hàng lớn như Vietinbank và BIDV cũng duy trì tình trạng doanh số thanh toán XK chỉ chiếm khoảng tầm 50% so với doanh số thanh toán NK.
Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh số thanh toán hàng XK và NK của một số NHTM Việt Nam
Năm VCB Vietinbank BIDV Maritimebank XK NK XK NK XK NK XK NK 2008 53,80 46,20 43,82 56,18 31,87 68,13 24,59 75,41 2009 51,78 48,22 37,71 62,29 30,45 69,55 27,04 72,96 2010 52,77 47,23 34,04 65,96 25,02 74,98 26,75 73,25 2011 50,07 49,93 35,85 64,15 29,37 70,63 27,48 72,52
(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMVN từ năm 2008 đến 2011)
Hiện tượng này có thể tổng kết do các nguyên nhân sau:
Trước năm 1991, hầu hết thanh toán XNK trên toàn quốc đều phải tập trung qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng này có một đội ngũ khách hàng truyền thống có hoạt động thanh toán XK với các mặt hàng có kim ngạch XK lớn như dầu thô, gạo, cafe, cao su…
Các NHTM chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán hàng XK dẫn đến
mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh của dịch vụ thanh toán hàng XK của Maritimebank chưa cao nên mức độ tăng trưởng dịch vụ này còn thấp.
Với Maritimebank, tỷ trọng doanh số thanh toán hàng xuất chỉ quanh mức 27%, điều này cho thấy sự mất cân đối lớn giữa doanh số thanh toán hàng xuất và hàng nhập.
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng thị phần TTQT của Ngân hàngTMCP Hàng hải Việt Nam TMCP Hàng hải Việt Nam