Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch tại HòaBình

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch tại HòaBình

Hòa Bình là tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và văn hóa để phát triển du lịch. Hiện nay tỉnh đã có những chính sách và công tác đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú, đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn nhiều những bất cập, điểm yếu kém cần khắc phục trong thời gian sớm nhất để du lịch Hòa Bình có thể phát triển tương xứng với điều kiện sẵn có.

Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình rất phong phú và đa dạng, bao gồm 57 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng nhưng hầu như chưa được khai thác và phục vụ du lịch theo đúng tiềm năng. Hiện nay, việc quản lý các điểm du lịch còn cồng kềnh và nhiều ban ngành, chính vì vậy dẫn đến sự phối hợp không đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới, từ các ngành xuống

48

các địa phương có điểm du lịch. Chính vì vậy, việc khai thác các điểm du lịch chưa đúng mức, có nơi phát triển du lịch ồ ạt, thiếu quy hoạch gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất dần đi bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương, ô nhiễm môi trường, và xảy ra các tệ nạn xã hội...

Nhu cầu phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống người dân địa phương, phát triển tại chỗ sản phẩm du lịch đang là mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh. Có nhiều địa phương tài nguyên du lịch vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác và quy hoạch du lịch cũng như ít được các nhà đầu tư chú ý, khai thác tiêu biểu như các hang động tại huyện Lạc Thủy, huyện Tân Lạc, và tài nguyên rừng vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đánh thức về du lịch.

Các điểm di tích lịch sử, văn hóa đã được cấp hạng di tích cấp quốc gia như khu mộ cổ Đống Thếch...nhưng chưa có chính sách phát triển, hoặc điểm du lịch chưa nhấm vào đối tượng du lịch, nên hiện nay đang dần xuống cấp, hoang tàn.

Nhiều điểm du lịch do hoạt động du lịch phát triển, trong việc quy hoạch du lịch không tính đến các hậu quả du lịch, mà chỉ tính đến lợi nhuận đạt được từ du lịch và mục tiêu kinh tế, nên đang dần mất dần đi bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số, do xu hướng hiện đại hóa tác động đến đời sống người dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống của dân tộc như dân tộc Thái Trắng tại Mai Châu Hòa Bình, hiện nay người dân chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Kinh để giao tiếp hàng ngày, thế hệ trẻ tuổi đa phần sinh hoạt, giáo dục giống người Kinh trong ăn mặc, giai tiếp hàng ngày, quần áo.... Các nghi lễ, lễ hội, các trò chơi dân gian của đồng bào thì ít khi biểu diễn cho du khách thưởng thức. Vì vậy, cần có chính sách và lựa chọn loại hình tín ngưỡng, và chọn lọc để phục vụ nhu cầu du lịch cũng là điều nên làm đối với việc bảo tồn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Hòa Bình đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch. Toàn tỉnh đã thu hút 74 dự án đầu tư vào du lịch; 33 dự án đã được cấp phép đầu tư, trong đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích đất khoảng 654,677 ha, tổng số vốn đầu tư khoảng 1.309,5 tỷ đồng, thu hút việc làm cho hơn 550 lao động; 41 dự án đang tiến hàng các thủ tục đầu tư với diện tích 3.214,8 ha, tổng số vốn đăng ký 7.132,6 tỷ đồng. Về đầu tư cơ sở với tổng số vốn

49

đầu tư là 142,59 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ Trung ương khoảng 122,563 tỷ đồng, vốn từ địa phương 20,027 tỷ đồng [11,tr.4].7

Mặc dù, trong thời gian qua hoạt động du lịch tại Hòa Bình đã có những bước chuyển biến nhất định, không thể phủ nhận những thành quả đã đạt được, đời sống của người dân nhiều địa phương được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng đảm bảo, tiếp thu nhiều yếu tố công nghệ trong phục vụ du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều tồn tại, hạt sạn thiếu định hướng phát triển, thiếu đầu tư tôn tạo, nhiều tiềm năng bị mai một, khai thác chưa có hiệu quả.

Hoạt động du lịch của tỉnh: do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế chung trên toàn thế giới, cho nên nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh từ 2011 đến tháng 7 năm 2013 hầu như ít, hoặc không có. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh hiện vẫn còn chưa đúng mức, chưa tương xứng và phát triển đúng tiềm năng, manh múm và nhỏ lẻ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp hầu như chỉ có thể đáp ứng một phần trong nhu cầu thực tế về du lịch, vẫn còn thiếu sự thống nhất trong khai thác cơ sở hạ tầng du lịch. Tại các địa phương, chủ yếu cơ sở vật chất phụ thuộc vào các dự án, các tổ chức phi chính phủ đầu tư kêu gọi, nên ở các nơi không có sự đầu tư cơ sở vật chất và các công trình hạ tầng bị xuống cấp, thô sơ nghiêm trọng. Đây cũng là khó khăn chung của các tỉnh đang trong thời kỳ bước đầu phát triển và chú trọng các ngành dịch vụ trọng điểm trong đó có du lịch.

Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Hòa Bình

Năm

Tổng lƣợt khách (nghìn lƣợt)

Lƣợt khách (nghìn lƣợt) Doanh thu (triệu đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2009 946 78 868 571.240 20.485,7

2010 1.200 84 1.116 820.097 23.840,2

2011 1.300 90 1.210 1.281,8 3.620,05

2012 801 65.5 735.5 980.452 1.420,2

Quý 2 /2013 899.197 76.806 822.391 45.874 127.861

(Báo cáo hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hòa Bình- Nguồn Sở VNTT& DL Hòa Bình T10.2013)

7 . Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tình hình phát triển du lịch, dịch vụ 2005 -2010

50

Từ bảng số liệu trên đây, có thể nhận thấy số lượng khách và doanh thu trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2009 đến tháng 7 năm 2013 số lượng khách du lịch có sự chuyển biến rõ rệt, số lượng du khách quốc tế tăng từ 78 nghìn lượt, lên đến 76.806 nghìn lượt; khách du lịch nội địa tăng từ 868 nghìn lượt lên đến 822.391 nghìn lượt; doanh thu từ khách du lịch cũng theo đà tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ du lịch tại Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng hoạt động và phát triển về du lịch, tuy nhiên thực tế hiện tại hoạt động du lịch Hòa Bình còn thiếu các sản phẩm du lịch, chưa đa dạng và phong phú về mẫu mã, ngoài ra các sản phẩm du lịch tại các điểm na ná giống và tương đồng nhau, dễ gây nhàm chán với du khách. Chính vì vậy mà nhu cầu của du khách chưa đáp ứng đúng và đủ, người dân chưa có thêm các khoản thu nhập khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bảng 2.2. Doanh thu du lịch của huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi Số liệu (quí I 2013) Huyện Tân Lạc Huyện Lạc Sơn Huyện Cao Phong Huyện Kim Bôi Tổng thu nhập 634 triệu đồng 602 triệu đồng 1.3 tỷ đồng 10.11 tỷ đồng

Quốc tế 25 triệu đồng 165 triệu đồng 300 triệu đồng 1.9 tỷ đồng

Nội địa 609 triệu đồng 437 triệu đồng 1 tỷ đồng 8,2 tỷ đồng

(Báo cáo hoạt động du lịch – Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, 2013)

Tình hình hoạt động du lịch tại các huyện: Từ bảng kết quả doanh thu của các huyện trên chúng ta có thể thấy, lượng khách đến với Hòa Bình có chuyển biến rõ rệt, số lượng khách năm nay tăng hơn so với các năm trước. Đặc biệt lượng khách đến với huyện Cao Phong chiếm 43,5% trong tổng số lượng khách trên toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Kim Bôi với 37,3%. Đối với Tân Lạc và Lạc Sơn số lượng khách đến còn hạn chế nhưng với những địa điểm du lịch còn nhiều tiềm năngchưa phát huy hết như hiện nay, trong tương lai sẽ là sẽ phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy, các địa điểm du lịch trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, thu hút ngày một đông lượng du khách trong nước và quốc tế đến với Hòa Bình.Tạo ra sự thay đổi đang kể trong đời sống kinh tế xã hội tại các địa phương có địa điểm tham quan có

51

thể kể đến bản Giang Mỗ huyện Cao Phong, xóm Cú xã Tử Nê, xã Phong Phú huyện Tân Lạc…

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)