Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 67)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6.3. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Kim Bôi

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: cơ sở hạ tầng tại huyện Kim Bôi tương đối phát triển, ngoài hai trục chính quốc lộ là đường 21A và đường 12, còn có thêm các tuyến chính trong vùng và các tuyến nhỏ đến cơ sở của huyện. Huyện cũng thuộc địa bàn của vùng ATK nên hệ thống giao thông thuận tiện đi lại. Quốc lộ 21A có chiền dài 26 km chạy suốt theo chiều dọc của huyện về phía Đông, đường được chải nhựa rộng khoảng 7m, hành lang mỗi bên đường rộng khoảng 15m.

Tỉnh lộ 12B có chiều dài 47 km, chạy dọc theo chiều ngang của huyện, từ dốc Cun đến xã Thanh Nông. Diện tích mặt đường có chiều rộng 6 m, hàng lang mỗi bên đường khoảng 10 m. Hai đường chính của huyện là trục giao thông liên hết với các tỉnh khác trong cùng khu vực. Ngoài ra, hiện nay có thêm đường mòn Hồ Chí Minh góp phần thuận lợi cho phát triển du lịch của toàn huyện. Toàn huyện hiện nay có khoảng 28 cầu bê tông cốt thép, được giữ kiên cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đi lại. Tuy nhiên, tình trạng các công trình giao thông đang xuống cấp, chất lượng đường chưa đảm bảo về giao thông. Ngoài ra, các hiện tượng thiên tai như sạt lở đất cũng làm cản trở về giao thông nghiêm trọng.

Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch: hiện nay toàn huyện có tổng 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong đó có 11 cơ sở nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao. Nhìn chung, cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện được đánh giá cao, chủ yếu tập trung tại các điểm: nhà nghỉ Mớ đá Kim Bôi, Khu nghỉ dưỡng Vresort, khu nghỉ dưỡng Cửa Thác Tú Sơn. Hiện nay, huyện đang mở rộng dự án xây dựng khu resort 5 sao liên kết với sân gôn Phượng Hoàng thuộc huyện Lương Sơn nhằm hướng đến dòng khác cao cấp, và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh.

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch

-Các công ty du lịch: các công ty lịch trên địa bàn Hà Nội như Khánh Sinh tour, HG travel, Open tour …chủ yếu phát triển sản phẩm du lịch với các chương trình, tour hàng ngày. Khách du lịch chủ yếu là nội địa, hoạt động chính là thưởng

61

thức không khí tại điểm đến và tìm hiểu hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân bản đang sinh sống.

Các loại hình du lịch: du lịch tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, tổ chức các hoạt động dã ngoại, có thể đi trong ngày.

Du lịch chữa bệnh: chủ yếu khai thác các mỏ nước khoáng, nóng phục vụ hoạt động du lịch chữa bệnh điển hình xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Tại đây khoáng nóng với nhiệt độ thấp, từ 34 -36 độ C, không nóng đến mức tạo ra hơi nóng trên bề mặt nước, nhưng nhiệt độ cung cấp hàm lượng khoáng đầy đủ , du khách có thể ngâm mình dưới nước chữa bệnh, thư giãn và dưỡng da. Sau khi tắm , du khách có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực của người Mường với cỗ lá lợn thui, canh gà măng chua, cơm lam, cá suối rừng…Hoặc cũng có thể tham quan các điểm du lịch như Khu mộ cổ Đổng Thếch, các làng dân tộc Mường…

Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần: bao gồm khu nghỉ dưỡng khách sạn Công đoàn Kim Bôi, khu du lịch Vresort. Tại các khu nghỉ dưỡng du khách được cung cấp đầy đủ các dịch vụ như massage, tắm bể bơi, sân gôn, khu vui chơi, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản địa phương, khách sạn, riêng tại khách sạn Công đoàn Kim Bôi, du khách có thể tắm khoáng tại 2 bể bơi trong nhà và 1 bể bơi ngoài trời thuộc sự quản lý của khách sạn, buổi tối quý khách có thể tham gia chương trình đốt lửa trại, karaoke …

Du lịch MICE: du lịch tổ chức các sự kiện, hội thảo tại khu du lịch Vresort, khách sạn Công đoàn Kim Bôi. Tại các khu du lịch này có các phòng hội nghị, hội thảo nhằm phục vụ nhu cầu hội họp của du khách, có khu nhà hàng, sân bóng, bể bơi, khách sạn nhằm phục vụ nhu cầu của du khách.

Du lịch cộng đồng: tham quan và tìm hiểu đời sống của dân tộc Mường tại xóm Vay xã Thường Tiến, huyện Kim Bôi. Tại đây, du khách có thể tham gia sinh hoạt cùng với người dân trong bản, tìm hiểu cuộc sống hàng ngày, các dụng cụ nhà nông, làm ruộng, làm nương cùng dân bản, hoặc có thể mặc quần áo giống người bản chụp ảnh, dệt vải, trồng rau giống như người dân bản thực thụ. Đây là hoạt động du lịch tương đối hấp dẫn và thu hút du khách tham gia, đặc biệt là du khách nước ngoài.

62

Nguồn khách và doanh thu từ du lịch: theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2013 của toàn huyện tổng doanh thu là 10.110 tỷ đồng với 24.970 lượt khách trong đó khách quốc tế là 125 lượt khách, khách nội địa 24.845 lượt khách. Tổng số khách sử dụng phục vụ lưu trú là 11.454 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 28 lượt, khách nội địa là 11.426 lượt khách.

Bảng 2.6. Doanh thu hoạt động du lịch huyện Kim Bôi từ năm 2009 – 2013

Năm

Tổng lƣợt khách

(lƣợt)

Lƣợt khách Doanh thu (tỷ đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2009 93.836 637 81.689 8.26 10.762

2010 118.649 827 117.822 14.68 67.009

2011 120.618 744 119.874 3.720 111.498

2012 145.897 1023 140.874 19.74 82.164

Quý 1.2013 24.970 125 24.845 1.900 8.210

(Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Kim Bôi năm 2013)

Kim Bôi có sự dịch chuyển về lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng đáng kể từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2009 tổng số lượng khách là 93.836 lượt khách trong đó khách quốc tế là 637 lượt, khách nội địa là 81.689 lượt khách, đến đầu năm 2013 là 24.970 lượt khách trong đó khách quốc tế là 125 lượt khách, khách nội địa là 24.845 lượt khách. Điều đó, chứng tỏ lượng khách du lịch đến với Kim Bôi ngày càng tăng, một phần do nguồn tài nguyên du lịch của huyện hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư và xây dựng chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu du khách; doanh thu từ du lịch năm 2009 là 11.528 tỷ đồng trong đó nguồn thu từ khách quốc tế là 8.26 triệu đồng, từ khách nội địa là 10.762 triệu đồng, đến đầu năm 2013 tổng doanh thu từ du lịch là 10.110 triệu đồng trong đó nguồn thu từ khách quốc tế là 1.9 tỷ đồng, nguồn thu từ khách nội địa là 8.2 tỷ đồng. Điều đó, cho thấy rằng lượng du khách quốc tế có sự tăng đột biến về số lượng, doanh thu từ du lịch, hoạt động du lịch của huyện đáp ứng được nhu cầu du lịch tương đối cao của du khách. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của huyện là đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hầu hết các sản phẩm du lịch đều na ná với các địa

63

phương khác trong tỉnh, chính vì vậy cho nên sức thu hút mua sắm của du khách hầu như chưa có.

Một số đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa Mường tại Kim Bôi

Hiệu quả đã đạt được: hiện nay hoạt động du lịch của toàn huyện đã có khởi sắc và kết quả thu được rất đáng kể. Người dân gần các điểm du lịch ngoài công việc làm nương, họ đã phát triển thêm các ngành dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.

Những hạn chế còn tồn tại: mặc dù huyện đã có những chính sách phát triển du lịch, tuy nhiên sản phẩm du lịch của huyện còn đơn sơ, mộc mạc, chủ yếu là các sản phẩm nông sản của vùng. Đây là điểm yếu về thu hút du lịch của huyện, du khách muốn sử dụng thêm dịch vụ, chi tiêu và lưu trú thêm nhưng chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Văn hóa Mường của huyện chưa được phát triển đúng tiềm năng, đặc biệt là khu mộ cổ Đống Thếch đang bị lãng quên. Các lễ hội chưa được đầu tư và khai thác thu hút khách du lịch như tiềm năng đang có. Giải pháp cho du lịch huyện cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường dịch vụ bổ sung nhằm thu hút khách du lịch lưu trú dài ngày, tăng doanh thu và nguồn thu nhập cho huyện. Cần quảng bá, tuyên truyền và mở rộng du lịch cộng đồng nhằm lưu giữ văn hóa truyền thống của địa phương. Ngoài ra, nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển ngành dịch vụ du lịch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số trong toàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)