Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch

Từ việc nghiên cứu và đánh giá điều kiện thực tế để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, các nhà quản lý du lịch, hoạch định du lịch có thể tiếp cận và tìm

1 .Bản tin du lịch, Sổ tay về phát triển sản phẩm du lịch,Hội đồng khoa học kỹ thuật –Tổng cục du lịch, Hà

22

hiểu quy trình phát triển sản phẩm du lịch một cách có hệ thống và theo định hướng yêu cầu của thị trường, cần các yếu tố cơ bản như sau:

- Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế chiếm vị trí quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch. Hầu như tất cả hoạt động của kinh tế đều có tác động đến du lịch, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ngành, có thể kể đến như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế...như khủng hoảng kinh tế tài chính cuối những năm 1990 tại Châu Á, hay dịch Sar năm 2003, sự kiện khủng bố tấn công tòa tháp đôi của Mỹ ngày 21/9/2001 hoặc một vài dịch cúm lợn, dịch gia cầm cũng là nguyên nhân trực tiếp giảm sút kinh tế trong ngành du lịch. Bên cạnh đó, nền kinh tế ổn định cũng góp phần gia tăng kinh tế ngành du lịch như sự phục hồi về kinh tế sau chiến tranh tại các nước công nghiệp, sự cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng phát triển, công nghiệp hóa phát triển kéo theo quỹ thời gian rảnh rỗi tại các nước này tăng lên. Đây cũng là yếu tố cơ bản của cầu du lịch.

- Các yếu tố thuộc về công nghệ: sự phát triển của công nghệ điện tử giúp cho các doanh nghiệp có thể tìm hiểu cụ thể điểm đến thông qua hình ảnh, tư liệu, hỗ trợ tìm kiếm các thông tin trực tuyến, làm mới sản phẩm du lịch của doanh nghiệp. Đối với du khách việc tìm kiếm sản phẩm du lịch, lên kế hoạch đi du lịch, đặt vé máy bay, đặt chỗ khách sạn đã trở lên phổ biến trong những năm gần đây. Nếu như trước đây bạn cần tìm kiếm thông tin du lịch hoặc đặt dịch vụ phải đặt qua thư từ, và chờ đợi thì bây giờ đây bạn có thể ngồi tại nhà cũng đặt được các dịch vụ trên toàn thế giới thông qua công nghệ điện tử. Tại các điểm đến du lịch nếu không áp dụng công nghệ thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch như từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch…thì điểm đó sẽ lạc hậu và thất bại hoàn toàn trước các điểm đến khác, trước các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì vậy các tiến bộ về công nghệ đã làm thay đổi toàn bộ hoạt động du lịch trên toàn thế giới, xu hướng nhu cầu đi du lịch, và vẫn còn tiếp tục thay đổi và ảnh hưởng đến hoặt động thiết kế và phân phố sản phẩm trong nhiều năm tới.

- Các yếu tố chính trị: ngày nay sự toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu của xã hội, để đảm bảo các yếu tố chính trị thuận lợi nhiều quốc gia trên thế giới đã tạo điều kiện trong việc nới lỏng thủ tục là visa , nhập cảnh cho khách du lịch. Không

23

như trước đây do có những rào cản về chính trị cho nên việc cấp visa du lịch hầu như là khó khăn, hoặc hạn chế cho khách du lịch. Như hiện tại ở Việt Nam đang được áp dụng visa 3 nước Đông Dương chương trình “Một visa đi du lịch ba nước ” – bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, đây là một chính sách mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và các công ty lữ hành. Trong tương lai thủ tục cấp thị thực có xu hướng đơn giản và nhanh chóng, sẽ đáp ứng nhu cầu đi du lịch đi lại giữa các quốc gia được thuận tiện và nhanh chóng.

- Marketing: Marketing có tác động rất lớn đến các kênh tiếp nhận thông tin về sản phẩm du lịch, ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu marketing sẽ mang đến kết quả chính xác hơn là khảo sát nhu cầu, phân khúc thị trường trong việc xây dựng sản phẩm du lịch.

- Sự an toàn của điểm đến: Đây được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất ở việc du khách lựa chọn điểm đến đấy trong chuyến du lịch của mình.

- Chiến lược điểm đến cho sự phát triển sản phẩm du lịch

+ Các nguồn lực và các thuộc tính của điểm đến

Các nguồn lực và thuộc tính của điểm đến được xem xét và đánh giá ở nhiều góc cạnh của hiện tượng, sự việc, có thể kể đến các yếu tố như: yếu tố về tự nhiên, văn hóa, các loại hình và quy mô du lịch, vị trí của điểm đến có thể so sánh với các khu vực khác, hoặc các vùng, nước khác. Trong đó có thể thấy rất rõ yếu tố tự nhiên và văn hóa thường không có nhiều biến đổi, nhưng việc mở rộng và xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ hoạt động du lịch thì thường bị biến đổi bởi các hiện tượng khác. Chính vì vậy, cần tìm hiểu và cân bằng các dịch vụ khác nhau nhằm đem lại mục tiêu chung về phát triển kinh tế, xây dựng sản phẩm du lịch đáp ứng sản phẩm cho thị trường du lịch.

+ Cơ hội thị trường

Cơ hội thị trường được đánh giá là tiêu chí quan trọng đưa đến thông tin sản phẩm có được lựa chọn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch tại điểm du lịch hay không. Trên cơ sở đó, cơ hội thị trường đưa ra những tiềm năng trong việc phát triển du lịch và nghiên cứu thị trường du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách trong các giai đoạn khác nhau.

24 + Các yếu tố của sản xuất và tiềm năng đầu tư

Các yếu tố của sản xuất và tiềm năng đầu tư có thể kể đến các yếu tố như yếu tố về tài nguyên du lịch, nguồn lao động sẵn có để phục vụ cho hoạt động du lịch, vốn đầu tư trong du lịch đến từ nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau như các dự án đầu tư, của Chính phủ, địa phương hoặc các doanh nghiệp lớn, nhỏ trên thị trường, các doanh nghiệp du lịch khai thác điểm du lịch.

Tất cả các yếu tố trên đây mang đến những thuận lợi cơ bản trong phát triển sản phẩm du lịch, và được đánh giá là tâm điểm của hoạt động du lịch.

+ Các chính sách và các hệ thống

Tiềm năng của một điểm du lịch có được khai thác phục vụ du lịch hay không phụ thuộc rất lớn và các chính sách mà nhà quản lý, lãnh đạo theo đuổi. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào sự quan tâm của chính quyền, cũng như việc xác định rõ vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của điểm du lịch nói riêng, ngành du lịch nói chung.

+ Các biến trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Các biến trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch có thể kể đến đó là thị trường và phân khúc của nó, điều này đưa ra những câu hỏi như thị hiếu và xu thế hướng trong các thị trường đó là gì ? Và thị trường đó tồn tại được trong bao lâu ? Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như các dịch vụ khác có thuận lợi và khó khăn gì ? Mức độ cạnh tranh với các điểm đến khác như thế nào, và điểm đến đạt mức độ an toàn hay không an toàn ? Đây chính là điểm chốt của vấn đề và lý giải việc xây dựng sản phẩm du lịch đạt được sự thành công hay không thành công, nên cần có chi tiết và chính xác các thông tin nhằm đưa ra kết quả đúng như mục tiêu mong đợi.

-Vai trò của các cơ quan quản lý điểm đến trong phát triển sản phẩm du lịch: Trong việc quản lý điểm đến nhằm phát triển sản phẩm du lịch thì vai trò của các cơ quan quản lý là rất quan trọng. Từ việc định hướng sản phẩm, cách triển khai và phát triển sản phẩm, quảng bá hình ảnh sản phẩm…đều cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của xã hội, cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường, xã hội và chất lượng cuộc sống. Vai trò của chính phủ trong hoạt động du

25

lịch ở đây là việc định hướng để tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp, có thể xây dựng các sản phẩm du lịch theo phương diện như du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm với môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nhận thức của du khách trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và hoạt động sống xung quanh họ.

1.5. Kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới về việc phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 28)