Kiến nghị với các công ty lữ hành, các tổ chức du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.4.Kiến nghị với các công ty lữ hành, các tổ chức du lịch

-Các công ty lữ hành cần nghiên cứu và tìm hiểu những chính sách của chính quyền địa phương, nhu cầu đi du lịch của du khách trong việc tìm kiếm thị trường khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa Mường Hòa Bình và các dân tộc thiểu số tại tỉnh. Việc xây dựng những chương trình, lộ

87

trình tham quan cho du khách là rất cần thiết. Các công ty lữ hành nên khảo sát dịch vụ trước khi cung cấp cho khách hàng, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh và biết được các dịch vụ, đặc sản của địa phương, những lưu ý khi đi du lịch cung cấp cho khách hàng, làm như vậy tính khách quan được đảm bảo đúng yêu cầu, du khách khi tham quan du lịch, họ được trải nghiệm theo đúng những thông tin được cung cấp cũng giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín với du khách, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp là marketing không mất bất cứ chi phí nào.

-Cần đưa ra các kiến nghị, yêu cầu về sản phẩm du lịch với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình từ nhu cầu thực tế của khách hàng, để Sở có thông tin và điều chỉnh dịch vụ phù hợp nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của địa phương mà vẫn đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là việc làm hết sức cần thiết và nên làm, khi các điểm du lịch cung cấp các thông tin chính xác, cùng với việc quy hoạch và khảo sát du lịch trước khi xây dựng dự án kêu gọi đầu tư từ bên ngoài sẽ đem lại hiệu quả chân thực và thực tiễn nhất, đáp ứng đúng nhu cầu và kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.

-Yêu cầu các doanh nghiệp du lịch cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mình, cũng như tuyên truyền cho khách du lịch bảo vệ rừng, môi trường tự nhiên, tài nguyên và vật chất trong quá trình đi du lịch. Các công ty du lịch có thể đưa các thông tin cần thiết cho du khách khi đến một điểm du lịch cụ thể nào đó, để du khách có thể ghi nhớ những điều cần biết khi đi du lịch. Trong khi đi du lịch, du khách được hướng dẫn viên nhắc nhở một lần nữa về những yêu cầu trong khi đi du lịch nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức cũng như trách nhiệm của du khách khi tham gia vào hoạt động du lịch tại các bản làng dân tộc. Việc nâng cao ý thức của du khách giúp cho điểm du lịch luôn sạch đẹp, cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn nhằm lưu giữ những ấn tượng tốt đẹp của các đoàn khách khi đến sau này.

-Cần giới thiệu cho du khách nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số, và những kiêng kỵ trong giao tiếp để du khách hiểu và nên tránh những vấn đề đấy. Chính điều này sẽ tác động đến dân cư địa phương trong thái độ thân thiện và tôn trọng du khách, coi họ như những người bạn từ xa đến chơi. Đây cũng được đánh giá là yếu tố phát triển du lịch bền vững. Mỗi du khách đều muốn được trải nghiệm

88

cuộc sống của người dân, hiểu biết về những nét văn hóa, tín ngưỡng, những điều kiêng kỵ sẽ kéo gần khoảng cách của người dân địa phương với du khách, không còn sự phân biệt và gây tâm lý khó chịu khi du khách lỡ phạm vào điều cấm kỵ của dân bản.

Tiểu kết chƣơng 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đã khép lại luận văn, những giải pháp phát triển du lịch, kiến nghị các ban ngành các cấp và đưa ra các mục tiêu du lịch của tỉnh Hòa Bình. Có thể thấy rằng, các mô hình du lịch phát triển phù hợp với các sản phẩm du lịch đang hiện có tại các địa phương. Cũng cần có những quy chế, chế tài đối với việc phát triên sản phẩm du lịch trong vấn đề khai thác các giá trị văn hóa sao cho phù hợp, tránh được sự nhàm chán, nhưng vẫn giữ gìn được truyền thống văn hóa Mường Hòa Bình, đây là một công việc rất quan trọng.

Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa Mường tại Hòa Bình là có cơ sở, và nó hữu ích với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo tính liên kết vùng, liên kết ngành chặt chẽ, đòi hỏi xây dựng các dự án, các chương trình hỗ trợ người dân nhận thức, có kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa của dân tộc mình. Mặc dù hiện nay các sản phẩm du lịch văn hóa Mường nói chung, các dân tộc thiểu số tại Hòa Bình nói riêng cũng đang có định hướng và triển khai thí điểm, song không tránh khỏi thông tin chưa đầy đủ, các chương trình tua còn mờ nhạt, hoặc theo lối chương trình cũ nên dễ gây nhàm chán với du khách. Vì vậy, để phát triển du lịch tại tỉnh rất cần có sự tham gia của vai trò các cấp ủy Đảng, các ban ngành, chính quyền trong việc định hướng quy hoạch du lịch, cần có các bước tiến hành thận trọng và đúng hướng.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng và quyết định trong việc phát triển sản phẩm du lịch Mường Hòa Bình cần phải kể đến cư dân địa phương, nếu giá trị văn hóa của dân tộc được cư dân bảo tồn và phát triển, gìn giữ yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua hoạt động du lịch sẽ vừa góp phần giáo dục thế hệ trẻ nhận thức được văn hóa của dân tộc mình, vừa có ý thức giữ gìn và bảo vệ, và quan trọng hơn du lịch sẽ mang đến việc nâng cao đời sống cho người dân, vì vậy cần người dân có nhận thức và trách nhiệm trong việc phát triển du lịch.

89

KẾT LUẬN

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đang coi đây là mô hình phát triển du lịch bền vững và gắn kết cộng đồng tại vùng du lịch. Hoạt động du lịch đã và đang tạo ra các giá trị tích lũy bền vững trong xã hội, và càng ngày càng được khách du lịch yêu thích và lựa chọn hình thức đi du lịch.

Tại Việt Nam hoạt động du lịch dựa vào các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đã có bước phát triển trong những năm gần đây. Đặc biệt, với tiềm năng giá trị văn hóa đặc sắc và tiêu biểu của người Mường Hòa Bình cần có các chính sách hỗ trợ và phát triển phù hợp nhằm biến tiềm năng du lịch thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của vùng. Qua hoạt động du lịch, người dân địa phương có ý thức nâng cao hiểu biết tại chỗ về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hiện nay, du lịch văn hóa Mường tại Hòa Bình chưa thực sự phát triển, sản phẩm du lịch còn mờ nhạt, chưa tạo điểm nhấn về sản phẩm. Hầu hết, các điểm du lịch ở các địa phương đang được triển khai xây dựng mô hình du lịch, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, hoặc do chính cộng đồng của người dân đứng ra tổ chức trên cơ sở tự tìm hiểu thông tin và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tại Hòa Bình, với các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi là các nôi của người Mường – chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình. Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa Mường Hòa Bình đang từng bước được triển khai, và tìm hiểu, phát triển thí điểm tại một vài địa phương trong huyện. Nhờ có hoạt động du lịch một mặt phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, một mặt qua đó người dân có kinh nghiệm trong truyền bá văn hóa của dân tộc mình đến bè bạn trên thế giới, ngoài ra tuyên truyền và gìn giữ văn hóa lâu đời của ông cha để lại. Mặc dù, tại các huyện đã có những định hướng khá cụ thể trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Mường, nhưng du lịch tại các huyện vẫn chưa tìm được hướng đi thích hợp. Do cuộc sống ngày càng đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng, nên hầu hết các huyện gặp nhiều khó khăn trong khôi phục các nếp

90

nhà truyền thống, hoặc xây dựng mô hình văn hóa Mường tại các bản. Chính vì vậy, việc khuyến khích, chỉ dẫn người dân tìm hiểu lợi ích của phát triển sản phẩm du lịch và có ý thức tham gia du lịch, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các công ty du lịch trong việc xây dựng các điểm du lịch lành mạnh và văn hóa là rất cần thiết.

Tại các điểm du lịch đang khai thác hoạt động du lịch đã thu hút số lượng khách du lịch ngày càng có xu hướng gia tăng, tuy nhiên cần nhân rộng đến du khách việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, cần có quy hoạch khai thác hoạt động du lịch hợp lý, phân bổ các ngành liên quan trong vấn đề đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm cho du khách. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác quản lý, lãnh đạo tại điểm du lịch, giúp hoạt động du lịch ngày càng hoàn thiện và ổn định trong tương lai.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu khoa học du lịch cũng như nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Mường Hòa Bình phát triển và trở thành điểm nhấn du lịch tại Hòa Bình. Mặc dù, tác giả đã cố gắng hết sức vào việc hoàn thành luận văn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và độc giả quan tâm với tinh thần thực sự cầu thị.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1.Trịnh Lê Anh , Sản phẩm du lịch văn hóa và vai trò của văn hóa quản lý du lịch ở Việt Nam, hội thảo khoa học, Đại học KHXH&NV, Hà Nội.2012.

2.Trần Thúy Anh (chủ biên), Giáo trình Du lịch văn hóa và những vấn đề lý luận và nghiệp vụ,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.

3. Hoàng Hữu Bình (chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.1998.

4. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa, Hà Nội,1995. Một số bài viết trong công trình này còn được in thành sách Người Mường ở Hòa Bình và bằng tiếng Pháp.

5.Jeanne Cuisinier, Người Mường -địa lý nhân văn và hội học,Nxb Lao động, Hà Nội, 1995.

6. Bế Viết Đẳng (chủ biên), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996.

7. Nguyễn Khoa Điềm, “Văn hóa và truyền thống cả các dân tộc thiểu số trong cuộ sống hôm nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 2000.

8.Phạm Trương Hoàng, Phạm Thị Thanh Hường (2012), Một số vấn đề trong phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam, hội thảo khoa học, Đại học KHXH&NV, Hà Nội.2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 1998.

10. Nghiêm Thị Thu Huyền(2012). Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng người Mường thuộc hai huyện Kim Bôi và Tân Lạc( tỉnh Hòa Bình), luận văn cao học khóa QX2010, Đại học KHXH&NV, Hà Nội.2012.

11. Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi, Mo Mường, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1997.

12. Hoàng Nam, Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – văn hóa Việt Nam, Nxb VHDT, Hà Nội. 1998.

92

13. Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình, Nxb VHDT, Hà Nội, 2003.

14. Phạm Quốc Quân, Các di tích mộ Mường cổ ở Hòa Bình và Hà Tây, Luận án PTS Khoa học Lịch sử, Hà Nội, 1994.

15. Trần Hữu Sơn, Xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa, Đề tài NCKH, Sở văn hóa thể thao và du lịch Lào Cai,2008.

16. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

17. Bản tin du lịch, Sổ tay về phát triển sản phẩm du lịch,Hội đồng khoa học kỹ thuật –Tổng cục du lịch, Hà Nội, tháng 6.2012.

18. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Kim Bôi, Đề cương Quy hoạch phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2010 – 2020, Hòa Bình, 2010.

19. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc, Đề cương Quy hoạch phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2010 -2020, Hòa Bình, 2010.

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tình hình phát triển du lịch, dịch vụ 2005 2010 và phương hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, Hòa Bình, 2011.

21. Tổ chức CECAD, Báo cáo phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tử Nê và Thanh Hối ( Tân Lạc – Hòa Bình), Hà Nội, 2011.

22. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Phong, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2005 -2010, Hòa Bình, 2010.

23. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạc Sơn, Báo cáo tình hình hoạt dodongjdu lịch huyện Lạc Sơn giai đoạn 2005 -2010, Hòa Bình, 2010.

24. Hoàng Anh Nhân, Tuyển tập truyện thơ Mường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996. 25. Chính phủ, Nghị định về công tác dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, 2011. 26. Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc, Hòa

Bình, 1995.

27. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 1997. 28. Bùi Thiết, “Mở rộng các hoạt động du lịch là phương thức phát triển kinh tế bản

93

29. Trần Anh Dũng và Lại Văn Tới, Mộ Mường cổ: cấu trúc và táng tục, KCH 3/1986,31 -42.

30.Trần Đức Thanh (2005). Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2005.

31. Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Ngọc Thanh, Người Mường ở Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003. 32. Bùi Thanh Thủy, Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình với việc phát triển

du lịch và văn hóa, Luận án tiến sĩ văn hóa học, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 2012.

33. Nguyễn Khắc Tụng, Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1994.

34. Trần Quốc Vượng, Đôi điều về văn hóa Mường, Dân tộc và thời đại, số 23/1996.

35. Viện Dân tộc học, Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb KHXH, Hà Nội, 1987.

36. Trần Quốc Vượng, “Văn hóa Hòa Bình – văn hóa thung lũng”, Tạp chí Khảo cổ học, 1986.

Tài liệu Tiếng Anh

37. Thorpeness & Snape, Visit Aldeburgh, http://www.aldeburgh-uk.com/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38. Articles, Xidi world cultural heritage, http://www.buzzle.com/articles/hongcun- xidi-world-cultural-heritage.html.

39.Scenery, Cultural china,

http://scenery.cultural china.com/en/130scenery486.html.

Tài liệu qua Websides

40. Hòa Bình, Thông tin về tỉnh Hòa Bình,http://vi.wikipedia.org. 41. http://www.gso.gov.vn.

42. Mường Hòa Bình, www.vikipedia.org http://vi.wikipedia.org. 43. Báo Hòa Bình, Địa bàn phân bố dân tộc Mường Hòa Bình,

94

44. Phụ nữ net, Tục hỏi cưới xin của người Mường,http://www.phununet.com. 45. Nguyễn Xuân Thắng, Phát triển các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, http://vssr.org.vn. 46. Du lịch văn hóa, http://dulichvanhoa.blogspot.com.

47. Sổ tay du lịch, thăm làng dân tộc seongup ở Jeju,http://sotaydulich.com. 48. Phát triển là gì , http://vn.answers.yahoo.com.

49. Tài liệu ôn tập, phân tích nguyên lý về sự phát triển,

http://www.tailieuontap.com.

50. Báo Làng Nghề, Làng nghề truyền thống tại Mai Châu, Hòa Bình

http://www.langnghe.org.vn.

51. Vietnamplus, Lễ hội cầu phúc Đình Cỗi ở vùng đất Mường Vang Hòa Bình

http://www.vietnamplus.vn.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 93)