Hiện trạng hoạt động du lịch tại các huyện, tỉnh HòaBình

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6.Hiện trạng hoạt động du lịch tại các huyện, tỉnh HòaBình

2.6.1. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Tân Lạc

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hiện nay mạng lưới giao thông vận tải đi qua huyện Tân Lạc tương đối thuận tiện có quốc lộ 6, quốc lộ 12 A, quốc lộ 15 và đường 21. Tổng số đường bộ có 2.473 km, trong đó 94 km đường quốc lộ, đường ATK có 186 km đường địa phương có 2063 km. Cơ sở hạ tầng của huyện hiện nay

54

đang đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du lịch, tuy nhiên chất lượng đường xá đang xuống cấp, cần được hoàn thiện, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Cơ sở lưu trú, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:theo thống kê trên toàn huyện Tân Lạc có 2 khách sạn và gần 20 nhà nghỉ tập trung tại chủ yến tại thị trấn Mường Khến. Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch có nhà sàn hoặc nhà nghỉ nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Ngay tại các khu du lịch như Khu bảo tồn Ngọc Sơn –Ngổ Luông hiện nay có khoảng 4 nhà dân phục vụ lưu trú cho khách du lịch bao gồm nhà nghỉ Vườn Xanh, nhà nghỉ Rừng Xanh, Suối Mu 1 và Suối Mu 2. Tất cả các cơ sở lưu trú của huyện đều tuân thủ đảm bảo trang thiết bị và dịch vụ theo tiêu chuẩn.

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch:

-Các công ty du lịch: hiện tại các điểm du lịch tại Tân Lạc đang được các công ty du lịch thí điểm tổ chức các chương trình tour nhằm thu dần khoảng cách các điểm du lịch và đa dạng sản phẩm du lịch, đặc biệt xu hướng thay đổi điểm du lịch Mai Châu bằng điểm du lịch tại Tân Lạc, nhằm tránh sự nhàm chán và mong muốn ưa khám phá của du khách. Hiện tại có các công ty du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế lớn như HG travel, Fidi tour...Điểm du lịch hướng tới là động Hoa tiên, thác Trăng, núi Cột Cờ...Hi vọng trong tương lai, đây sẽ là lựa chọn yêu thích của du khách nghỉ ngơi cuối tuần.

Các loại hình và chương trình du lịch:

Du lịch cộng đồng Du lịch sinh thái Du lịch văn hóa

Bảng 2.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch huyện Tân Lạc từ năm 2011 - 2013

Năm

Tổng lƣợt khách

(lƣợt)

Lƣợt khách Doanh thu ( tỷ đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2011 7503 500 7003 670 1840

2012 6912 567 6345 680 1989

Quý 1.2013 2153 45 2.108 25 609

55

Nguồn khách và doanh thu từ du lịch: nguồn khách đến với Tân Lạc so với các huyện khác về du lịch còn nhiều hạn chế do cơ cấu, chính sách đầu tư, quảng bá hoạt động du lịch của huyện còn bất cập. Ngoài ra, Tân Lạc là một điểm huyện có tài nguyên du lịch song người Mường quen sống khép kín, ít va chạm với cuộc sống bên ngoài nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với du lịch, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm hướng dẫn cho khách về văn hóa Mường vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch. Nhìn vào lượng khách đến với Tân Lạc trong những năm qua có thể thấy có sự giảm nhẹ do các yếu tố tác động từ sự ảnh hưởng bởi nền kinh tế trong và ngoài nước: năm 2011, lượng khách đến là 7503 lượt khách, với doanh thu đạt 2510 tỷ đồng, sang đến năm 2012, lượng khách còn 6912 lượt khách với doanh thu 2669 tỷ đồng. và đến quý 1 năm 2013 đã có chuyển biến rõ rệt thông qua 2153 lượt khách đến với tổng doanh thu ước tính là 634 triệu đồng. Trong hoạt động kinh tế có dấu hiệu khởi sắc của những tháng đầu năm 2013, tình hình hoạt động du lịch đã dạt được những kết quả đáng mừng, đây là điều cần phát huy và khuyến khích sự phát triển du lịch tại địa phương, mở rộng và khai thác các sản phẩm dịch vụ bổ sung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Một số đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa Mường tại Tân Lạc

Du khách đến với Tân Lạc hiện nay, biết tới Tân Lạc thông qua các kênh thông tin rất đa dạng. Nhưng qua khảo sát cho thấy 47,4% lượng khách biết Tân Lạc thông qua phương tiện Internet - kênh thông tin hiện đại phổ biến hiện nay. Cung cấp đến du khách mọi thông tin họ cần.

Đến Tân lạc, du khách đến với điểm du lịch Tử Nê - Thanh Hối với cảm tình đặc biệt, mong muốn tìm một không gian trong lành, gần gũi với thiên nhiên và chiêm ngưỡng khung cảnh tự nhiên tươi đẹp. Bên cạnh đó là mong muốn tìm hiểu nét văn hóa truyền thống lâu dài của cư dân nơi đây. Thông qua những nét văn hóa đặc sắc biểu hiện trên không gian sinh hoạt, sản phẩm thủ công … 57,9% lượng du khách mong muốn được tham gia các sinh hoạt cùng với cư dân địa phương – mong muốn được hiểu hơn về nét văn hóa của người Mường.

42,1% du khách đánh giá tốt chất lượng hoạt động du lịch tại Tử Nê. Tuy nhiên, chất lượng cơ sở hạ tầng tại đây không đạt được chất lượng tốt, 47,4% du

56

khách không hài lòng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này cho thấy, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần được nâng cao rất nhiều. Đi kèm với nó là các loại hình dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hạn chế, chưa đáp ứng được những nhu cầu của du khách trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Với mong muốn sống, trải nghiệm khoảng thời gian hòa vào thiên nhiên, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, du khách đến với Tân lạc rất hi vọng người dân sở tại giữ gìn truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Hiện nay huyện đang kêu gọi đầu tư qua các dự án đến các điểm du lịch trong huyện, thực tế đã có sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ các nước như Thụy Điển, Tây Ban Nha, xong hiện trạng đang khai thác du lịch không đáng kể, nhỏ lẻ, ngoài ra có những dự án vẫn còn đang trên giấy tờ chưa thực hiện.

Những hạn chế còn tồn tại: tại các điểm du lịch văn hóa Mường đều không còn nguyên sơ và theo nếp sống cũ. Hầu hết người Mường đang sinh sống với cuộc sống hiện đại, và khó phân biệt được người Mường nếu không nghe họ nói chuyện bằng tiếng dân tộc. Ngoài ra, hiện nay một hiện trạng là hầu hết tại các bản chỉ còn một số nhà sàn đang được lưu giữ nhằm phục vụ du lịch, còn lại đều là nhà bê tông, hiện đại. Nên đây cũng là vấn đề bất cập và khó khăn nếu muốn thúc đẩy và phát triển du lịch của huyện đặc biệt là giữ gìn văn hóa truyền thống Mường.

2.6.2.Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Lạc Sơn

Huyện Lạc Sơn có địa giới tiếp giáp với huyện Kim Bôi, phía tây giáp với huyện Tân Lạc , phía đông giáp với huyện Yên Thủy, phía nam giáp với các huyện Bá Tước, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa. Chính điều kiện địa lý thuận lợi này, cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại huyện, sẽ là điểm có thể tổ chức các tuyến du lịch kết hợp với các điểm du lịch khác xung quanh tỉnh tạo lên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch và tính liên kết vùng mạnh mẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: huyện Lạc Sơn tọa lạc ở phía nam của tỉnh Hòa Bình, có đường Hồ Chí Minh đi qua huyện nên rất thuận lợi phát triển du lịch. Hầu hết giao thông vận tải đi đến các điểm du lịch đều được xây dựng đầu tư nhằm đi lại thuận tiện, xong thực tế đường tương đối khó đi và đang trong tình trạng

57

xuống cấp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng thiên tai như xói mòn đất, sạt lở nên gây khó khăn cho việc đi lại tại đây.

Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch: huyện Lạc Sơn hiện nay chưa có hệ thống nhà hàng khách sạn nào, mà chỉ tồn tại dưới dạng nhà nghỉ, tập trung chủ yếu ở thị trấn Vụ Bản. Tính đến năm 2013 số lượng nhà nghỉ trên địa bàn là 7 với 80 phòng nghỉ.

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch: hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh chưa có các công ty du lịch khai thác các sản phẩm du lịch của huyện Lạc Sơn, chủ yếu là các công ty tại Hà Nội như HG travel, Eco- tours, còn lại hầu hết các công ty du lịch đều chưa biết đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, chủ yếu khai thác du lịch trách nhiệm tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông.

Các loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: tại đây có mỏ nước khoáng Quý Hòa, phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và xây dựng khu nghỉ dưỡng du lịch. Có thể kết hợp với du lịch tâm linh tại xã Quý Hòa.

Du lịch sinh thái: tham quan và tìm hiểu đời sống người dân tại đây, tham quan rừng tự nhiên. Các chương trình tour đi bộ theo tuyến của vùng đệm Cúc Phương qua các xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tự Do.

Du lịch di tích lịch sử văn hóa: tọa lạc trên đường Hồ Chí Minh, chiến khu cách mạng tại Mường Khói.

Du lịch nghiên cứu, tham quan khảo cổ học: tham quan điểm du lịch Mái đá Làng Vành thuộc xóm Vành xã Yên Phú, hang Khụ Trại...nơi chứa đựng những dấu tích lịch sử cách đây vài nghìn năm, là điểm du lịch phục vụ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử loài người. Phù hợp với các đối tượng tham quan là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên chuyên ngành nghiên cứu.

Nguồn khách và doanh thu từ du lịch: doanh thu từ du lịch tính đến quý 1 năm 2013 đạt 602 triệu đồng, so với các năm trước. Công ty du lịch Eco –tours với nguồn khách chủ yếu là khách Châu Âu, Thụy Điển, Đức…Khách Nội địa chủ yếu là các doanh nghiệp đoàn thể tự tổ chức, hoặc tự đi theo hình thức phượt. Doanh thu từ du lịch chiếm khoảng 20% tổng thu nhập của toàn huyện.

58

Bảng 2.5. Doanh thu hoạt động du lịch huyện Lạc Sơn từ năm 2011 -2013

Năm

Tổng lƣợt khách (lƣợt)

Lƣợt khách Doanh thu ( tỷ đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2011 4.080 51 3.209 401 1.260

2012 6.190 85 6.105 487 1.336

Quý 1.2013 10.610 420 10.190 165 437

( Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạc Sơn năm 2013)

Lạc sơn có hoạt động du lịch phát triển mạnh so với các địa điểm du lịch khác tại tỉnh Hòa Bình. Số lượng doanh thu và lượt khách trong những năm qua không ngừng tăng. Nhìn vào bảng doanh thu và lượt khách ở trên có thể thấy lượng khách năm sau cao hơn năm trước (năm 2012 doanh thu tăng 162 triệu đồng, với lượt khách tăng lên là 2.110 lượt so với năm 2011), trong đó cơ cấu khách nội địa chiếm một tỉ trọng lớn. Điều này khẳng định sự quan tâm, chú ý đặc biệt của khách nội địa đến với các địa điểm du lịch văn hóa trong nước. Trong 3 tháng đầu năm 2013, lượt khách có sự gia tăng đột biến 10.610 lượt nhưng tổng doanh thu khá thấp, không có sự cân đối với lượt khách đến. Đây là một dấu hỏi lớn trong công tác tổ chức và thực hiện dịch vụ. Cần đặt ra và tìm hiểu nguyên nhân cũng như những thực trạng dẫn đến điều này, đưa ra các biện pháp khắc phục lấy lại cán cân cân bằng doanh thu và lượt khách đến.

Một số đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa Mường tại Lạc Sơn

Đến với Lạc Sơn, 55,6% lượt khách đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch đạt chất lượng tốt. Số du khách đến với Lạc Sơn với mong muốn được tìm hiểu, cảm nhận những nét giá trị văn hóa của người Mường thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống, các tín ngưỡng lễ hội, nét sinh hoạt đời thường hàng ngày của cư dân (70,4% lượt khách). Trong đó, 63% lượt khách mong muốn được thưởng thức các nét văn hóa của người Mường thông qua hình ảnh những trang phục, ngôn ngữ… Thông qua những dịch vụ, những hoạt động họ được tham dự. Ngoài các hoạt động tham quan truyền thống, 29,6% lượt khách có nhu cầu và mong muốn được tham gia các hoạt động dã ngoại tại điểm: hoạt động đồng áng, đi bộ, cắm trại, dệt vải….

59

cùng với cư dân địa phương. Những hoạt động này giúp cho du khách có cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa, đồng thời tạo ra sự gần gũi rút ngắn khoảng cách giữa người dân và du khách, tạo sự thân thiện.

Đến với Lạc Sơn, 55,6% du khách quan tâm đến người Mường và văn hóa của họ. Những nét văn hóa được thể hiện qua ẩm thực, kiến trúc nhà cửa, trang phục truyền thống, tín ngưỡng lễ hội và tôn giáo đây chính là sự thu hút, động lực khiến du khách muốn lưu lại và tìm hiểu sự khác biệt giữa họ và người Mường tại đây.

Một số du khách đã có những nhận định, đánh giá về hoạt động du lịch tại Lạc Sơn: du khách Võ Thị Anh Mai, 27 tuổi, là Giảng viên khoa lịch sử của trường Đại học Vinh, Tp Vinh cho rằng: Tôi nhận thấy phát triển du lịch ở đây là rất cần thiết, vì thiên nhiên, con người nơi đây đều thân thiện. Du khách Nguyễn Thế Trang, 20 tuổi, là sinh viên khoa kế toán, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, địa chỉ Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nội cho rằng: Tôi rất thích thú với không khí trong lành và được khám phá cuộc sống của người dân bản nơi đây. Du khách Hoàng Công Cường, 35 tuổi, nhân viên du lịch, tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng: người dân địa phương rất thân thiện và hiếu khách, nếu có cơ hội quay trở lại tôi sẽ đến thêm lần nữa. Có thể thấy đại đa số các ý kiến đánh giá hoạt động du lịch đã bước đầu có khởi sắc, tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được thì còn rất nhiều những thiếu xót cũng như những khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung mang tính chất giải trí còn thiếu.

Hiệu quả đã đạt được: tại huyện đã có chính sách và phương hướng phát triển du lịch đến năm 2020, hiện nay đã bước đầu triển khai và thu được hiệu quả. Nguồn thu từ du lịch bước đầu đã giúp huyện giảm số lượng các hộ nghèo, nguồn lao động phục vụ trong du lịch đa dạng và đang dần ổn định.

Những hạn chế còn tồn tại: hầu hết các điểm du lịch tại huyện đi lại khó khăn, không thuận tiện liên kết các điểm du lịch trong và ngoài vùng, do còn hạn chế và yếu kém về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho du lịch. Theo điều tra của tác giả, nguồn khách du lịch không đồng đều các tháng trong năm, cho nên nguồn thu nhập từ du lịch của người dân hầu như chưa có. Ngoài ra, hoạt động xúc

60

tiến và quảng bá du lịch tại huyện chưa phát triển, cho nên hiệu quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.3. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Kim Bôi

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: cơ sở hạ tầng tại huyện Kim Bôi tương đối phát triển, ngoài hai trục chính quốc lộ là đường 21A và đường 12, còn có thêm các tuyến chính trong vùng và các tuyến nhỏ đến cơ sở của huyện. Huyện cũng thuộc địa bàn của vùng ATK nên hệ thống giao thông thuận tiện đi lại. Quốc lộ 21A có chiền dài 26 km chạy suốt theo chiều dọc của huyện về phía Đông, đường được chải nhựa rộng khoảng 7m, hành lang mỗi bên đường rộng khoảng 15m.

Tỉnh lộ 12B có chiều dài 47 km, chạy dọc theo chiều ngang của huyện, từ dốc Cun đến xã Thanh Nông. Diện tích mặt đường có chiều rộng 6 m, hàng lang mỗi bên đường khoảng 10 m. Hai đường chính của huyện là trục giao thông liên hết với các tỉnh khác trong cùng khu vực. Ngoài ra, hiện nay có thêm đường mòn Hồ Chí Minh góp phần thuận lợi cho phát triển du lịch của toàn huyện. Toàn huyện

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 60)