Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh HòaBình đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 79)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh HòaBình đến năm 2020

Hòa Bình là tỉnh có nhiều thế mạnh trong phát triển du lịch với khoảng 177 di tích, lịch sử và danh lam thắng cảnh. Trong đó có 53 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Ngoài ra, còn có nhiều các điểm tham quan du lịch, các bản làng du lịch văn hóa được đánh giá là điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa. Theo nghị quyết số 11 –NQ/TU ngày 21 tháng 8 năm 2007 của tỉnh ủy khóa 9 về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đã nêu ra phương hướng và quyết tâm của tỉnh: “Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, xây dựng thương hiệu du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn cảnh qua, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”. Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá điểm du lịch, việc phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là rất cần thiết, và là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch văn hóa và cộng đồng tại Hòa Bình, trong đó đặc biệt là văn hóa Mường Hòa Bình.

Hiện nay, văn hóa Mường Hòa Bình vẫn mới chỉ đang dừng lại ở khai thác văn hóa cộng đồng, khai thác du lịch qua lễ hội truyền thống, các điểm du lịch trọng điểm mà chưa chú ý đến khai thác các sản phẩm du lịch chi tiết, xây dựng các tuyến điểm du lịch mới hoặc tính liên kết vùng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Trong giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch tại Nghị quyết số 11 – NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của tỉnh ủy, cũng đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù mang bản sắc văn hóa Hòa Bình gắn với các hoạt

73

động đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, đán ứng phục vụ nhu cầu cho khách tham quan. Quan tâm việc bảo tồn, tôn tạo và xây dựng mới các bản, làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, lễ hội, hội thao dân tộc, các đội văn nghệ dân gian. Phát triển các tour du lịch văn hóa, sinh thái mới đặc trưng của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới”[11, tr2]8

Trong những năm qua nhờ có các chính sách phát triển du lịch của tỉnh mà các huyện có các điểm du lịch được quan tâm và chú ý trong đầu tư khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên,do ảnh hưởng của nền kinh tế chung của toàn cầu mà các dự án chưa được đầu tư, cấp vốn nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, do vậy vẫn còn lạc hậu và chậm phát triển. Hi vọng trong tương lai không xa ngành du lịch tại tỉnh Hòa Bình sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đáp ứng đúng nhu cầu du lịch thực tế của du khách.

3.2.1. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch tại Hòa Bình

3.2.1.1. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của huyện Tân Lạc

Với quan điểm của huyện du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng hiện nay còn nhiều hạn chế như chưa phát triển mạng lưới giao thông thuận tiện. Khai thác du lịch vẫn phải dựa vào những tài nguyên sẵn có, chưa có chính sách đầu tư đúng mức trong tôn tạo và tu bổ, nên tài nguyên du lịch của huyện vẫn còn là tiềm năng. Hiện nay huyện tập trung khai thác sản phẩm văn hóa chủ yếu là các lễ hội Mường Bi, tuy nhiên do cơ sở vật chất nghèo nàn nên du khách chủ yếu đi trong ngày, dịch vụ cung cấp du lịch còn nhỏ lẻ, manh múm, điểm du lịch chưa thực sự thu hút du khách quay trở lại.

Theo định hướng quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, cùng với thuận lợi về địa bàn cư trú của dân tộc Mường chiếm 60% toàn huyện về dân số, cho nên việc triển khai phát triển du lịch tương đối thuận lợi, nhằm góp phần giảm số hộ nghèo của huyện, và chuyển đổi dần nền kinh tế mũi nhọn là ngành dịch vụ trên địa bàn huyện.

8 . Tỉnh ủy Hòa Bình, Kết luận của ban chấp hàng Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11 –

NQ/TU, ngày 21/8/2007 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định

74

3.2.1.2. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của huyện Lạc Sơn

Trong những năm gần đây, huyện Lạc Sơn đang nghiên cứu và hình thành các tuyến du lịch trong huyện nhằm phát triển hoạt động du lịch trên toàn huyện, gắn với du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, hướng đến du lịch vì cộng đồng, trách nhiệm.

Về các điểm và cụm du lịch: theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện đến năm 2020 đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch văn hóa Mường tại huyện. Bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, huyện chú trọng khai thác hướng du lịch sinh thái trong đó đưa ra từng bước phát triển và khai thác nhằm đạt hiệu quả nhất định từ nay đến năm 2020.

3.2.1.3. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của huyện Kim Bôi

Hiện nay toàn huyện đang hoàn thiện về cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống đường xá giao thông vận tải, kết quả thu được là 100% các xã đã có đường nhựa đến trung tâm huyện, tổng chiều dài khoảng 850 km, tại các thôn xóm đường xá được bê tông hóa tạo điều kiện tốt cho phát triển du lịch. Với mục tiêu đến năm 2010 ngành du lịch sẽ là ngành kinh tế chính của huyện, cho đến nay đã bước đầu gặt hái được thành công.

3.2.1.4. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của huyện Cao Phong

Quan điểm của huyện Cao Phong nhận định Cao Phong là huyện có nhiều tiềm năng du lịch, với những địa điểm du lịch từ lâu đời đã thu hút du khách. Những năm qua huyện đã ban hành các nghị quyết về phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 79)