Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, đào tạo nguồn lực tại địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 87)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, đào tạo nguồn lực tại địa phương

3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả tốt nhất

Theo điều tra thông tin của tác giả, thì thông tin điểm du lịch tại Hòa Bình du khách chủ yếu biết qua kênh thông tin internet, thông tin qua những chia sẻ trên mạng hoặc thông tin qua người quen, bạn bè đã đi giới thiệu cho biết là chủ yếu. Ngoài ra, các công ty du lịch trực tiếp liên hệ điểm du lịch nhằm xây dựng chương trình tour, sản phẩm du lịch đặc trưng của doanh nghiệp mình, nhằm thu hút nguồn khác cho doanh nghiệp. Chính vì vậy có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch tại Hòa Bình là rất lớn, tuy nhiên cần tìm hiểu cách thức giúp du khách tìm kiếm thông tin điểm du lịch thuận lợi và hiệu quả nhất. Việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch qua nhiều hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí là sự lựa chọn của nhiều các doanh nghiệp du lịch và trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Hiện nay nguồn internet phát triển và xu hướng con người ngày càng lệ thuộc vào công nghệ, cho nên có thể đẩy mạnh giới thiệu và quảng bá hình ảnh điểm du lịch trên các trang du lịch, các điểm du lịch hấp dẫn qua các trang mạng xã hội, xây dựng webside với nội dung phong phú và tạo điểm nhấn cho các sản phẩm du lịch tại điểm du lịch, nên có các biểu đồ giới thiệu đường đi, và các điểm du lịch xung quanh, nhằm giúp du khách ngoài đi du lịch tại điểm có thể đi kết hợp các điểm du lịch khác trong vùng, tránh gây nhàm chán và hụt hẫng với du khách thích cảm giác mạnh, và ưa hoạt động. Bên cạnh đó, du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh nói riêng cần tìm hiểu và xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, chủ động quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương mình thông qua các hội chợ du lịch ở trong nước, sau đó khi

81

khảo sát tiềm năng khai thác qua hội chợ đạt được lợi ích tốt nhất thì nên mở rộng đi hội chợ quốc tế và khu vực châu Á, Asean…

3.3.2.2.Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lí cơ sở còn thiếu và yếu, hầu hết chỉ được đào tạo sơ cấp nghiệp vụ về du lịch, nên chưa nhận biết hết được sự quan trọng và cần thiết của bộ phận mình. Ngoài ra, tại điểm du lịch hiện chưa có nhiều nhân viên du lịch có trình độ ngoại ngữ, giao tiếp cơ bản với người nước ngoài tạo ra dào cản ngôn ngữ giữa khách du lịch và người dân địa phương. Cần đào tạo các lớp nghiệp vụ kỹ năng bán hàng cho người dân tại điểm du lịch, và các câu giao tiếp tiếng anh đơn giản, nhằm kéo gần khoảng cách văn hóa giữa khách du lịch và người dân sở tại.

Nguồn lao động tại tỉnh còn non kém, đội ngũ lao động còn phụ thuộc, chưa có sự sáng tạo trong công việc, mọi thông tin du lịch đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy cần vận dụng kinh nghiệm, sáng kiến của người dân sở tại để có những chính sách hợp lý, tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực của địa phương trong tương lai có triển vọng và đáp ứng được tốt nhu cầu thực tế.

3.3.2.3. Thu hút nguồn lực du lịch đào tại tại địa phương

Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch một cách hợp lý, thu hút đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề về làm việc tạo mối liên kết giữa công tác đào tạo và nghiên cứu.

3.3.2.4. Tăng cường hội nhập quốc tế

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện, định hướng, cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp kịp thời, để nghiên cứu sâu thị trường trong nước và ngoài nước. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ du lịch để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)