Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 39)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

2.3.1.1. Di tích lịch sử

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến khu Mường Khói tọa lạc tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945, thuộc hệ thống chiến khu (Hòa –Ninh –Thanh). Khu căn cứ Cao Phong – Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong là căn cứ địa cách mạng vững chắc, góp phần vào công cuộc kháng chiến giành thắng lợi của nhân dân Hòa Bình. Nhà tù Hòa Bình là nơi ghi dấu tội ác của thực dân, vừa là nhân chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất và kiên cường của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến tượng đài anh hùng Cù Chính Lan tọa lạc tại bản Giang Mỗ, huyện Cao Phong, căn cứ địa Hiền Lương – Tu Lý thuộc huyện Đà Bắc, di tích Dốc Tra với hình ảnh tượng đài Triệu Phúc Lịch thuộc huyện Đà Bắc, căn cứ cách mạng Mường Diềm thuộc Đà

33

Bắc, tượng đài Tây Tiến tọa lạc huyện Lạc Sơn. Tất cả các điểm di tích lịch sử văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch.

Di tích lịch sử văn hóa: Di tích đền Thác Bờ thuộc huyện Cao Phong, đền miếu Trung Báo thuộc xã Cao Thắng, huyện Kim Bôi là nơi thờ danh thần Thiên tướng Đại Vương Tân, Viên Sơn, Thú Vương, Hiển Thánh Khuông Quốc Hiểu ứng Vương, mẫu Thiên tiên Bảo Hoa công chúa.

2.3.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật

Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật có thể tìm thấy nghệ thuật tạo hình độc đáo của người Mường Hòa Bình có niên đại cách đây hàng vạn năm. Các hiện vật cổ được tìm thấy đã cho thấy nét tiêu biểu trong chạm khắc đá, trên xương động vật, trên các vách đá trong các hang động như hang Triềng, hang Khến, M.Colani đã từng phát phiến thạch có hình khắc độc đáo ở mái lá làng My, hay bức bích họa bốn mùa khắc trên một chuông đá ở hang Đồng Nội. Ngoài ra, có thể tìm thấy trên các vòng tay bằng đá, hoa tai bằng đá, các sản phẩm thủ công, những công trình kiến trúc như các chùa hang với các tượng phật được tạc từ đá, những bàn thờ phật được trao chuốt từ những nhũ đá hay những phiến đá tự nhiên trong hang động. Nghệ thuật tạo hình còn được tìm thấy trong trang trí nhà cửa, đồ gia đụng và những vật dụng trên nhà xe, nhà táng, quan tài trang trí với nhiều họa tiết và hình trang trí trong đó ấn tượng trong việc dán và tô vẽ ở nhà xe và nhà táng. Ngôi nhà làm bằng tre được lợp bằng giấy trắng giấy màu, chia thành nhiều tầng, có mái, có cửa, có nóc với những đường cong, những màu sắc rất công phu như ngôi nhà thật được thu nhỏ, song rất đẹp. Có thể nói đây thực sự là các công trình kiến trúc mang đậm chất truyền thống mang dấu ấn tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của người Mường Hòa Bình cổ.

2.3.1.3.Di tích khảo cổ

Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là nơi cư trú lâu dài của cư dân vùng Hòa Bình được thể hiện ở tầng văn hóa dày, ngoài ra nó còn là di chỉ Xưởng có niên đại trên tới 10,000 năm cách ngày nay nằm trong giai đoạn chuyển tiếp nền văn hóa trung kỳ đá mới ở nước ta. Mái đá Làng Vàng thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình có khung niên đại kéo dài từ 17,000 đến

34

8000 năm cách ngày nay. Hang Đồng Nội – Đồng Tâm thuộc huyện Lạc Thủy thuộc niên đại tầng văn hóa cách đây 10 vạn năm, nơi chứa đựng nhiều dấu tích về xương, răng động vật đã hóa thạch và nằm trong khối đá trầm tích. Hang Khoái thuộc huyện Mai Châu là di tích khảo cổ thuộc thời đại đồ đá cách đây 11,000 đến 14,000 năm. Trong đó, các di tích khảo cổ đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử có thể kể đến là động Phú Lão( động Chùa Tiên) thuộc xóm Lão Nội, xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, hang Muối( Mai Đá Chiềng Khến) thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân lạc, đây là nơi cư trú của người nguyên thủy thuộc vào thời đại Đá Giữa của nền văn hóa Hòa Bình có niên đại cách đây 10.000 đến 7.000 năm, Mộ cổ Đống Thếch thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi là khu mộ cổ có từ thời Lê với hàng nghìn cột đá lớn nhỏ có nhiều hòn đá được khắc bằng chữ hán mang dấu ẩn cổ.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 39)